Gốc rễ của dạy thêm học thêm là căn bệnh thành tích

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với hơn 36 năm là giáo viên giảng dạy, tôi xin chia sẻ với phụ huynh để hiểu rõ nguồn gốc của nạn dạy thêm, học thêm - vấn đề luôn gây bức xúc cho phụ huynh cũng như dư luận xã hội.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều thầy cô trực tiếp đứng lớp có cùng nhận xét, chương trình mới, tài liệu giảng dạy có phần phong phú đa dạng về hình thức, nội dung kiến thức, giúp giáo viên và học sinh có nhiều kênh thông tin hơn khi thực hiện một chương trình một bộ sách giáo khoa (2006).

Tuy vậy, chương trình mới vẫn chưa khắc phục hay hạn chế được việc dạy thêm và học thêm hiện nay. Lý do là bởi, nhiều địa phương, nhiều thầy cô còn "chậm" trong việc đổi mới, kiểm tra, đánh giá học sinh. 

Nhiều phụ huynh than phiền, dù không muốn, cũng phải cho con đi học thêm, nếu không, khó có thể vượt qua các bài kiểm tra nặng về lí thuyết trên lớp.

Khi năm học mới bắt đầu thì hoạt động dạy thêm học thêm cũng diễn ra sôi nổi không kém so với việc học chính khóa. Nhiều trung tâm, lớp học thêm tại nhà và ngay tại trường hoạt động sôi nổi.

Liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT có nhiều Thông tư hướng dẫn về thực hiện chương trình, trong đó có Thông tư số 22/2021/TT-BGĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.

Cụ thể, khen thưởng cuối năm học: Khen thưởng danh hiệu "Học sinh xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt. Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn đạt từ 9 trở lên.

Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt (tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình từ 6,5 điểm trở lên), trong đó có ít nhất 6 môn đạt từ 8 điểm trở lên.

Tuy vậy, việc đánh gia theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có thể dẫn đến việc học sinh sẽ học thêm nhiều môn hơn để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc hay giỏi như nói trên. Nếu như trước đây học sinh học thêm ít nhất 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, nay phải thêm 3 môn nữa mới đủ điều kiện để khen thưởng.

Như vậy, gốc rễ của việc dạy thêm, học thêm là bởi nội dung chương trình, thi cử nặng nề, tâm lý chuộng bằng cấp…

Với hơn 36 năm đứng trên bục giảng, tiếp xúc học trò, tôi cho rằng, để chấn chỉnh vấn đề dạy thêm học thêm, cần thay đổi từ gốc, tức từ chương trình 2018, từ hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT.

Có như vậy mới triệt tiêu việc dạy thêm học thêm, nếu không tiền học thêm vẫn là gánh nặng tài chính trên vai phụ huynh học sinh.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo mối nguy hại cho học sinh từ các hoạt động ngoại khoá

Vân Trang |

Sau những rủi ro, tai nạn xảy ra tại các chuyến dã ngoại, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng các buổi dã ngoại cho học sinh.

Sách giáo khoa mới lớp 4, 8, 11 sẽ được phát hành từ tháng 6

Bích Hà |

Theo thông tin từ Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa (SGK) lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dự kiến sẽ được phát hành từ ngày 15.6.2023.

Đừng để học thêm kỳ nghỉ hè trở thành nỗi sợ của con trẻ

PHƯƠNG THẢO |

Đa số học sinh đều không muốn kỳ nghỉ hè trở thành mùa học thêm sau khi kết thúc một năm học. Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu muốn bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong dịp nghỉ hè, cần phải lắng nghe nguyện vọng của các con trước tiên.

Đặc sản sỏi mầm độc lạ chỉ có ở Hậu Giang

Mộc Anh |

Sỏi mầm là món ăn gây tò mò với nhiều du khách khi ghé Hậu Giang bởi cái tên có một không hai.

Vi khuẩn bệnh than có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Giải thích về trường hợp mắc bệnh than không rõ nguồn lây, lãnh đạo CDC Điện Biên cho biết, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường từ 30-40 năm.

Xe đầu kéo đâm vỡ lan can đường Vành đai 3 trên cao, ùn tắc kéo dài

Tô Thế |

Hà Nội - Xe đầu kéo lưu thông theo hướng từ quận Cầu Giấy đi Hoàng Mai, đến khu vực trụ cầu T157 Vành đai 3 trên cao thì bất ngờ bị mất lái, tông thẳng vào lan can.

Xét xử các cựu lãnh đạo Cienco 1 vì gây thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Dũng - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên cùng cựu Tổng Giám đốc Cấn Hồng Lai và cấp dưới Cienco 1 bị cáo buộc gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Cảnh báo mối nguy hại cho học sinh từ các hoạt động ngoại khoá

Vân Trang |

Sau những rủi ro, tai nạn xảy ra tại các chuyến dã ngoại, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng các buổi dã ngoại cho học sinh.

Sách giáo khoa mới lớp 4, 8, 11 sẽ được phát hành từ tháng 6

Bích Hà |

Theo thông tin từ Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa (SGK) lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dự kiến sẽ được phát hành từ ngày 15.6.2023.

Đừng để học thêm kỳ nghỉ hè trở thành nỗi sợ của con trẻ

PHƯƠNG THẢO |

Đa số học sinh đều không muốn kỳ nghỉ hè trở thành mùa học thêm sau khi kết thúc một năm học. Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu muốn bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong dịp nghỉ hè, cần phải lắng nghe nguyện vọng của các con trước tiên.