Chữa bệnh thành tích trong giáo dục từ hành động của phụ huynh

Lê Thanh Phong |

Mấy ngày qua, dư luận bức xúc về vụ ép học sinh yếu kém không thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lên tiếng tố cáo, phản kháng, cho rằng không thể im lặng trước căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục ngày càng trầm trọng.

Trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, một phụ huynh trường THCS Vĩnh Hưng - Hoàng Mai, Hà Nội cho rằng hối tiếc vì đã không lên tiếng sớm hơn, đã không mạnh mẽ đấu tranh đến cùng để không phải ký vào lá đơn xin cho con không thi vào lớp 10. Nhưng bây giờ, chị không thể im lặng được nữa.

Không im lặng được nữa, lên tiếng phản đối về một vụ việc được cho là không đúng, tất cả phụ huynh nên làm như vậy.

Nhưng đó chỉ là vụ việc, nguyên nhân của mọi thứ đang xảy ra trong ngành giáo dục chính là bệnh thành tích. Không chữa được bệnh này thì sẽ còn những học sinh trầm cảm dẫn đến hành động dại dột, có những đứa trẻ bị những chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng đến phát triển, và có những chuyện vô lý như ép học sinh học yếu không thi vào lớp 10.

Chữa bằng cách nào, đó là lên tiếng phản đối những biểu hiện khác nhau của bệnh thành tích, tố cáo những trường hợp làm sai, phản giáo dục, ảnh hưởng đến quyền được học tập của học sinh, thậm chí vi phạm pháp luật.

Một giáo viên của trường THCS tại Hà Nội cho biết: "Hiện nay ở Hà Nội có việc chia điểm trung bình rồi xếp hạng các trường nên xảy ra việc "chạy đua" giữa các lớp trong trường, các trường trong quận, các quận trong thành phố. Để nâng hạng, giữ hạng danh dự thì buộc các trường phải loại học sinh yếu kém".

Vì cái thứ hạng vớ vẩn, vì cái danh dự hão huyền của nhà trường mà người ta bất chấp số phận của những em học sinh. Bệnh thành tích nguy hiểm như vậy thì phụ huynh không thể khoanh tay đứng nhìn, phải thể hiện phản đối bằng hành động.

Chữa bằng cách nào, đó là không chạy theo phong trào không thực chất, không bị lây nhiễm bệnh thành tích của nhà trường. Lo cho con ăn học, lo cho tương lai con cái không có nghĩa là phục vụ danh hão của nhà trường bằng những điểm 10, những bài văn mẫu, bằng những học sinh giỏi "nhân bản vô tính".

Chữa bằng cách nào, đó là bình tĩnh định hướng và giáo dục con cái phát triển cân bằng thể chất và tinh thần, loại bỏ những thứ học hành nhồi nhét đè nặng lên trẻ em. Dành thời gian cho con cái vui chơi, thụ hưởng những ngày tháng vui tươi, hồn nhiên của tuổi thơ.

Chữa bằng cách nào, phụ huynh dám chấp nhận con mình là học sinh trung bình, thì mọi thứ hô hào thành tích của nhà trường vô nghĩa.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh có con bị ép không thi vào lớp 10: Tôi không thể im lặng được nữa

Nhóm PV |

"Uất nghẹn", "bất lực", "đau lòng"... là những cụm từ chị H.H (Phụ huynh trường THCS Vĩnh Hưng - Hoàng Mai, Hà Nội) liên tục nhắc đến trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động. Chị cũng khóc rất nhiều, vì hối tiếc đã không lên tiếng sớm hơn, đã không mạnh mẽ đấu tranh đến cùng để không phải ký vào lá đơn xin cho con không thi vào lớp 10. Nhưng bây giờ, chị không thể im lặng được nữa.

Vụ "ép không thi lớp 10": Phòng GDĐT sẽ gọi điện cho 100% học sinh liên quan

Thiều Trang - Bích Hà |

Trước thông tin phụ huynh tố bị ép ký đơn cam kết không cho con thi lớp 10, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận Cầu Giấy (Hà Nội) khẳng định, qua kiểm tra hồ sơ không có hiện tượng trên.

“Con tôi vẫn trách sao bố mẹ ký đơn cho con không thi lớp 10”

Huyên Nguyễn |

Nhà cách trường THPT chỉ 100m nhưng vì lỡ ký đơn cho con không thi lớp 10 nên vợ chồng chị Lê Huyền (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chấp nhận để con đi học trường nghề cách nhà vài chục cây số. Mỗi ngày thấy con tất bật đi học, cả đi cả về mất 3-4 tiếng ngồi xe buýt, lòng người mẹ lại thấy xót xa.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phụ huynh có con bị ép không thi vào lớp 10: Tôi không thể im lặng được nữa

Nhóm PV |

"Uất nghẹn", "bất lực", "đau lòng"... là những cụm từ chị H.H (Phụ huynh trường THCS Vĩnh Hưng - Hoàng Mai, Hà Nội) liên tục nhắc đến trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động. Chị cũng khóc rất nhiều, vì hối tiếc đã không lên tiếng sớm hơn, đã không mạnh mẽ đấu tranh đến cùng để không phải ký vào lá đơn xin cho con không thi vào lớp 10. Nhưng bây giờ, chị không thể im lặng được nữa.

Vụ "ép không thi lớp 10": Phòng GDĐT sẽ gọi điện cho 100% học sinh liên quan

Thiều Trang - Bích Hà |

Trước thông tin phụ huynh tố bị ép ký đơn cam kết không cho con thi lớp 10, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quận Cầu Giấy (Hà Nội) khẳng định, qua kiểm tra hồ sơ không có hiện tượng trên.

“Con tôi vẫn trách sao bố mẹ ký đơn cho con không thi lớp 10”

Huyên Nguyễn |

Nhà cách trường THPT chỉ 100m nhưng vì lỡ ký đơn cho con không thi lớp 10 nên vợ chồng chị Lê Huyền (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chấp nhận để con đi học trường nghề cách nhà vài chục cây số. Mỗi ngày thấy con tất bật đi học, cả đi cả về mất 3-4 tiếng ngồi xe buýt, lòng người mẹ lại thấy xót xa.