Thông điệp của Thủ tướng về xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục

QUANG ĐẠI |

Vào sáng 5.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thủ tướng nói: “Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ”.

Không phải ngẫu nhiên người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở ngành giáo dục về hệ lụy của bệnh thành tích, dẫn đến hành động áp đặt gây ảnh hưởng không tốt đến học sinh.

Nhiều năm trở lại đây, bệnh thành tích trong giáo dục đã được nhận diện và bị dư luận phản ứng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đề xướng phong trào “Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên, thực tế đến nay hiện tượng này vẫn tồn tại, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục.

Nhiều năm qua, nhiều cuộc “thi tìm hiểu” được triển khai trong ngành giáo dục. Nguyên tắc của các cuộc thi này là tự nguyện, thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, do bệnh thành tích, cần tỷ lệ tham gia cao để “làm đẹp” báo cáo, mà nhiều trường tổ chức với chỉ đạo 100% giáo viên, học sinh tham gia. Người dự thi chỉ cần chép lại đáp án có sẵn, mỗi cơ sở chỉ đầu tư một số bài chất lượng cao để chấm lấy thành tích, còn lại chỉ nộp cho có. Hệ lụy là lãng phí thời gian, công sức của rất nhiều người.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh triển khai hàng chục năm qua cũng gây bức xúc dư luận bởi nhiều hiện tượng có dấu hiệu sao chép, làm hộ, không thực chất, không hiệu quả, tốn kém lãng phí. Tuy nhiên nhiều các trường không thể không tham gia vì áp lực thành tích, chấm điểm thi đua. Do đó, nhiều trường phải chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm đề tài, nhờ chuyên gia hỗ trợ để có dự án dự thi. Liên quan cuộc thi này, một số giảng viên đại học cũng đã có tai tiếng. Trên mạng xã hội, các sản phẩm, dự án dự thi khoa học kỹ thuật được rao bán như “mớ rau, con cá”.

Nhiều hiệu trưởng các trường phổ thông chia sẻ rất áp lực vì các cuộc thi, các phong trào thi đua được phát động thường xuyên, các trường hầu hết buộc phải tham gia nên rất mệt mỏi, tốn kém, ảnh hưởng công tác chuyên môn.

Tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, học sinh đậu tốt nghiệp, đậu đại học...luôn luôn ám ảnh các nhà quản lý giáo dục. Một số địa phương tổ chức khảo sát chất lượng học sinh, rồi xếp loại các trường dựa theo kết quả chấm điểm. Do sợ bị bét bảng, nhiều trường phải tổ chức ôn luyện cật lực để có kết quả khả quan nhất trong bảng tổng sắp.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, nhiều hoạt động dành cho học sinh, nhưng báo cáo thành tích vẫn là nội dung trọng yếu của rất nhiều lễ khai giảng.

Thành tích, danh hiệu, điểm số, tỷ lệ “đẹp” trong các bảng xếp hạng...luôn là khao khát của hầu hết các nhà quản lý giáo dục.

Hệ lụy của bệnh thành tích vô cùng nặng nề. Không chỉ lãng phí, tốn kém, mà còn gây nhiều hậu quả khác như vô hình trung khuyến khích cách làm gian dối, chạy theo con số đẹp mà bỏ quên chất lượng giáo dục đào tạo.

Thiết nghĩ, để khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần tôn trọng, phát huy tính trung thực, nhân văn, sáng tạo, những giá trị cốt lõi của giáo dục và xử lý nghiêm minh, triệt để những hành vi gian dối, vi phạm.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Chữa bệnh thành tích trong giáo dục từ hành động của phụ huynh

Lê Thanh Phong |

Mấy ngày qua, dư luận bức xúc về vụ ép học sinh yếu kém không thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lên tiếng tố cáo, phản kháng, cho rằng không thể im lặng trước căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục ngày càng trầm trọng.

Hãy cứu con mình trước khi ngành giáo dục chữa bệnh thành tích

Lê Thanh Phong |

Dư luận lên tiếng đã nhiều về bệnh thành tích trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả.

Chống bệnh thành tích trong giáo dục cần thay đổi từ truyền thông

QUANG ĐẠI |

Một nguyên nhân góp phần làm trầm trọng thêm bệnh thành tích trong giáo dục là xu hướng truyền thông thường chú trọng hơi quá các danh hiệu, giải thưởng, hoạt động bề nổi hơn là thực chất.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chữa bệnh thành tích trong giáo dục từ hành động của phụ huynh

Lê Thanh Phong |

Mấy ngày qua, dư luận bức xúc về vụ ép học sinh yếu kém không thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lên tiếng tố cáo, phản kháng, cho rằng không thể im lặng trước căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục ngày càng trầm trọng.

Hãy cứu con mình trước khi ngành giáo dục chữa bệnh thành tích

Lê Thanh Phong |

Dư luận lên tiếng đã nhiều về bệnh thành tích trong ngành giáo dục, nhưng cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả.

Chống bệnh thành tích trong giáo dục cần thay đổi từ truyền thông

QUANG ĐẠI |

Một nguyên nhân góp phần làm trầm trọng thêm bệnh thành tích trong giáo dục là xu hướng truyền thông thường chú trọng hơi quá các danh hiệu, giải thưởng, hoạt động bề nổi hơn là thực chất.