Cống hóa sông Tô Lịch: "Mất nhiều được chẳng là bao"

Hà Phương - Tô Thế |

Các nhà khoa học, tổ chức môi trường trong nước và quốc tế cho rằng nếu cống hóa sông Tô Lịch thì "mất nhiều, được chẳng là bao".

Với lý do để ngăn nước thải, tạo thêm không gian cho đô thị, trong kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội vừa qua, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm - ông Dương Đức Tuấn đã đề xuất cống hóa một số con sông, trong đó có sông Tô Lịch

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thuỷ lợi đã không tán thành đề xuất này. GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ, Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam kiêm Trưởng ban cộng đồng và Phát triển bền vững cho biết, nếu chúng ta cống hóa sông Tô Lịch sẽ "mất nhiều được chẳng là bao".

 
 Việc khảo sát, xử lý nước tại sông Tô Lịch. Ảnh: Hà Phương.

"Cống hóa sông Tô Lịch chỉ được một phần rất nhỏ không gian góp phần giảm áp lực hơn cho giao thông. Tuy nhiên, việc này được đánh giá là mất nhiều hơn, vì nhiều quốc gia trên thế giới họ trân trọng những dòng sông chảy qua thành phố. Vì thế, theo tôi chúng ta phải giữ bằng được dòng sông Tô Lịch và tìm mọi giải pháp để làm sạch, giúp dòng sông hồi sinh, trở về đúng nghĩa với dòng sông Tô Lịch lịch sử cách đây nhiều năm.

Hơn nữa, sông Tô Lịch đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử, văn hóa của thủ đô. Năm 1010, đoàn di đô của vua Lý Công Uẩn đi ngược sông Đáy, sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch, xây dựng kinh thành Thăng Long." - GS Nhuệ nói.

  
Chuyên gia lấy mẫu nước tại sông Tô Lịch. Ảnh Tô Thế

Đồng quan điểm với GS Nhuệ, Tiến sĩ khoa học Nghiêm Vũ Khải, Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa 14 cũng cho rằng: "Hà Nội không nên cống hóa sông Tô Lịch vì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề cân bằng môi trường của Thủ đô Hà Nội.

Thành phố nào có nhiều công viên, hồ nước và dòng sông thì rất tốt. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới họ rất trân trọng những dòng sông chảy qua thành phố và hạn chế mức tối đa bê tông hóa không gian đô thị. Nếu sông Tô Lịch ô nhiễm thì Hà Nội cần tìm nhiều giải pháp để xử lý làm sạch để đảm bảo cảnh quan, vừa chống biến đổi khí hậu, thời tiết".

Hiện nay, việc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản bước đầu đã đem lại kết quả tích cực, mùi hôi dòng sông đã giảm, lượng bùn giảm và nước đã trong hơn - GS Nhuệ chia sẻ thêm.

Các chuyên gia đều cho rằng cống hóa một con sông dài hơn 14km không phải đơn giản, TP sẽ phải nghiên cứu, đầu tư nguồn kinh phí rất lớn từ ngân sách và vấn đề môi trường vẫn chưa thể giải quyết.

 
 Tiến sĩ Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.  Ảnh: Tô Thế.

Trao đổi với Lao Động, Tiến sĩ Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản khẳng định: "Chúng tôi tự tin với công nghệ Nano - Bioreactor khi mang về làm sạch sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch mất khả năng tự làm sạch.

Qua khảo sát chúng tôi thấy hiện trạng sông Tô Lịch lúc này là mùi hôi thối nồng nặc bốc lên hàng ngày, hàng giờ; lượng bùn tích tụ ở tầng đáy dày 1-1.5m; chất lượng nước theo chỉ số COD, NH4+... quá mức cho phép. Bản thân công nghệ này tạo thành hệ thống tăng khả năng tự làm sạch của dòng sông".

Hà Phương - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Nước sông Tô Lịch đen trở lại, xuất hiện cá chết trắng nổi lềnh bềnh

Phương Anh |

Theo ghi nhận của PV Lao Động chiều 13.7, nước sông Tô Lịch đã chuyển màu đen trở lại sau khi trong xanh hơn nhờ được nhận 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây. Khu vực sông gần nơi thí điểm xử lý môi trường ứng dụng công nghệ Nano có hiện tượng cá chết trắng dạt vào hai bên bờ.

Chuyên gia Nhật Bản lên tiếng sau khi Tô Lịch tiếp nhận 1 triệu m3 nước Hồ Tây

Hà Phương - Tô Thế |

Trong hai ngày vừa qua, sông Tô Lịch tiếp nhận hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây khiến nhiều người hoài nghi việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí điểm làm sạch dòng sông này. Tiến sĩ Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản khẳng định: "Việc xả hơn 1 triệu m3 nước vào sông Tô Lịch hiện nay chưa có ý nghĩa lâu dài".

Đưa nước hồ Tây vào, kết quả thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng?

Hà Vi |

Việc Công ty thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch không có gì bất thường, tuy nhiên, nhiều người dân lo ngại việc xả nước vào thời điểm đang tiến hành thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản là chưa phù hợp.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Nước sông Tô Lịch đen trở lại, xuất hiện cá chết trắng nổi lềnh bềnh

Phương Anh |

Theo ghi nhận của PV Lao Động chiều 13.7, nước sông Tô Lịch đã chuyển màu đen trở lại sau khi trong xanh hơn nhờ được nhận 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây. Khu vực sông gần nơi thí điểm xử lý môi trường ứng dụng công nghệ Nano có hiện tượng cá chết trắng dạt vào hai bên bờ.

Chuyên gia Nhật Bản lên tiếng sau khi Tô Lịch tiếp nhận 1 triệu m3 nước Hồ Tây

Hà Phương - Tô Thế |

Trong hai ngày vừa qua, sông Tô Lịch tiếp nhận hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây khiến nhiều người hoài nghi việc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí điểm làm sạch dòng sông này. Tiến sĩ Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản khẳng định: "Việc xả hơn 1 triệu m3 nước vào sông Tô Lịch hiện nay chưa có ý nghĩa lâu dài".

Đưa nước hồ Tây vào, kết quả thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bị ảnh hưởng?

Hà Vi |

Việc Công ty thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch không có gì bất thường, tuy nhiên, nhiều người dân lo ngại việc xả nước vào thời điểm đang tiến hành thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản là chưa phù hợp.