Chuyên gia Nhật phản pháo về hoài nghi công nghệ làm sạch sông Tô Lịch

Hà Phương - Tô Thế |

Mới đây, hệ thống máy lọc công nghệ Nano - Bioreactor được đặt xuống lòng sông Tô Lịch và một góc hồ Tây để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nhiều chuyên gia Việt nghi ngờ hiệu quả của công nghệ này, tuy nhiên tiến sĩ Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường) đã có những chia sẻ thẳng thắn về công nghệ mới này.

Ông có thể chia sẻ về cách thức hoạt động của công nghệ Nano - Bioreactor (công nghệ làm sạch nước sông Tô Lịch)?

- Hiện nay, sông Tô Lịch mất khả năng tự làm sạch. Qua khảo sát chúng tôi thấy hiện trạng sông Tô Lịch lúc này là: mùi hôi thối nồng nặc bốc lên hàng ngày, hàng giờ; lượng bùn tích tụ ở tầng đáy dày 1-1.5m; chất lượng nước theo chỉ số COD, NH4+... quá mức cho phép.

Công nghệ Nano - Bioreactor sử dụng các vật liệu tự nhiên Bioreactor. Chúng là chất xúc tác ở dạng bột tán ở dạng tổ ong. Chúng tôi đưa vào để cung cấp giá thể, để tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Nó không chứa vi sinh vật và nó cũng không phải là vi sinh vật. Nó hoàn toàn khác với các công nghệ nuôi - cấy vi sinh vật.

Một số chuyên gia cho rằng "khi sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor phải thường xuyên bổ sung các vi sinh và hoạt động liên tiếp" là không chính xác.

 
Tiến sĩ Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường)

Với quan điểm "Sông Tô Lịch vẫn là một con sông chết, không có khả năng tự làm sạch. Đây là cách làm sạch nhân tạo. Việc tiêu hủy hoàn toàn lớp bùn của sông là hành động giết chết hệ sinh thái của dòng sông".  Ông nghĩ như thế nào?

- Họ hiểu sai về công nghệ Nano - Bioreactor. Họ cho rằng sông Tô Lịch giống như người bệnh, cứ phải bơm oxi liên tục và ngừng bơm là chết (tức là lại ô nhiễm) là hoàn toàn không chính xác.

Trong dự án xử lý hồ điều hoà Hùng Thắng xả trực tiếp ra Vịnh Hạ Long, sau khi áp dụng Công nghệ Nano-Bioreactor của chúng tôi, chúng tôi còn đo được nồng độ oxi hoà tan trong nước (DO) lên tới 11,35 mg/l. Trong khi đó QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt quy định mức cao nhất là cột A1 chỉ có 6mg/l.

Công nghệ nano tạo ra oxi trực tiếp kích hoạt các vi sinh vật hiếu khí, yếu tố công nghệ Bioreactor kích hoạt các vi sinh vật kị khí và cả 2 yếu tố này đều tạo ra oxi.

Đặc biệt yếu tố Bioreactor có khả năng kích hoạt gần như 100% các vi sinh vật trong môi trường. Các vi sinh vật làm nhiệm vụ tiết ra enzim, chúng làm điện ly các phân tử nước để giải phóng oxi trong nước. Bản thân công nghệ này tạo thành hệ thống tăng khả năng tự làm sạch của dòng sông.

 

Nhiều người cho rằng: Để xử lý căn cốt vẫn phải là xử lý nguồn xả thải vào dòng sông. Các biện pháp khác cũng chỉ là nhất thời?

- Công nghệ Nano-Bioreactor khác hoàn toàn với công nghệ xây dựng hệ thống thu gom tách nước thải để đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung, công nghệ này chỉ xử lý được nước thu gom, nước bên ngoài chứ không xử lý nước từ bên trong lòng sông.

Còn công nghệ Nano-Bioreactor là công nghệ xử lý nước thải đặt ngay trong lòng sông, có công suất xử lý lên tới 1.350.000m3/ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải hàng ngày chưa qua xử lý chạy vào sông Tô Lịch, tốc độ xử lý đạt gấp 6 lần tốc độ âm thanh.

Nước thải khi chảy vào sông sẽ như là chảy vào nhà máy xử lý nước thải, mà lượng chảy vào chỉ bằng 1/9 lượng công suất xử lý nên hệ thống này sẽ xử lý triệt để nước ô nhiễm của sông Tô Lịch.

 

Mức độ tốn kém của công nghệ Nano - Bioreactor như thế nào?

- Hệ thống Bioreactor chỉ dùng điện 6h/ngày so với mức tiêu thụ điện năng của hệ thống công nghệ khác thì công nghệ này đỡ tốn kém. Chúng tôi sẽ nghiên cứu đặc điểm hệ thống xả thải nước để lắp đặt máy móc với công suất phù hợp, tiết kiệm.

Tại dự án mà chúng tôi đang triển khai tại một tỉnh phía Bắc của Việt Nam, trong khi công nghệ xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải sinh hoạt đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000m3/ngày đêm cần 3ha đất thời gian xây dựng kéo dài 8 năm với số tiền đầu tư là 38,5 triệu USD (870 tỉ đồng). Trong khi công nghệ này có khả năng xử lý đến 1.250.000 m3 (gấp hơn 100 lần) trong khi số tiền chỉ bằng 1/10, không cần sử dụng đất, lắp đặt trong vòng hai tháng.

Duy trì công nghệ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung, khi bắt đầu đi vào vận hành cho đến suốt quá trình hàng chục, hàng trăm năm là ngân sách Nhà nước chi trả một khoản lớn tính theo m3 nước thải xử lý. Trong khi đó, nhà máy xử lý nước thải đặt trong lòng sông, hồ bằng Công nghệ Nano-Bioreactor chỉ cần chi phí rất nhỏ trong suốt quá trình vận hành.

Trong điều kiện Việt Nam còn khó khăn, ngoại trừ một số khu nhà máy công nghiệp nặng, độc hại, kim loại nặng đặc biệt thì vẫn duy trì xây dựng các khu nhà máy XLNT tập trung. Còn nước thải sinh hoạt, công nghiệp thông thường thì tận dụng luôn sông, hồ... là nơi lắp đặt "nhà máy xử lý nước thải đặt trong lòng sông, hồ, vịnh là giải pháp tiết kiệm tối đa cho ngân sách nhà nước Việt Nam.

Cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Hà Phương - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Sau 3 ngày làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản, nước sông Tô Lịch như thế nào?

Tô Thế - Hà Phương |

3 ngày sau khi triển khai Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, người dân sống quanh khu vực thí điểm cho biết mùi hôi thối đã giảm đáng kể.

Lọc sạch sông Tô Lịch khi vẫn xả nước thải sinh hoạt, liệu có khả thi?

Thế Anh |

Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản vừa được khởi động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn "lăn tăn" về tính khả thi của dự án khi hàng ngày vẫn có hàng nghìn m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ thẳng ra con sông này.

Hà Nội bắt đầu làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ của Nhật Bản

ANH THƯ |

Ngày 16.5, “Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản” đã được khởi động.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Sau 3 ngày làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản, nước sông Tô Lịch như thế nào?

Tô Thế - Hà Phương |

3 ngày sau khi triển khai Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, người dân sống quanh khu vực thí điểm cho biết mùi hôi thối đã giảm đáng kể.

Lọc sạch sông Tô Lịch khi vẫn xả nước thải sinh hoạt, liệu có khả thi?

Thế Anh |

Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản vừa được khởi động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn "lăn tăn" về tính khả thi của dự án khi hàng ngày vẫn có hàng nghìn m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ thẳng ra con sông này.

Hà Nội bắt đầu làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ của Nhật Bản

ANH THƯ |

Ngày 16.5, “Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản” đã được khởi động.