Truyện ngắn

Truyện ngắn dự thi: Trở về (phần 1)

Nguyễn Ngọc Hải |

Cái tuổi nó đuổi xuân đi, như cô thì không phải đuổi mà tuổi xuân bị thời gian lùa cho chạy té khói ấy chứ. Sinh con xong ở cữ một năm thì xin vào làm công ty may mặc xuất khẩu gần nhà. Hôm đến xin việc nhân viên phòng nhân sự chối đây đẩy nói cô cố tình gian lận tuổi. Cô giận tím mặt, vùng vằng, ấm ức cầm hồ sơ ra về, nhưng khi nhìn lại mình trong gương thì cô thấy thương cái thân mình quá. Mái tóc xoăn mì tôm bẩm sinh đã xuất hiện loáng thoáng sợi hung, sợi bạc, cái trán bè và lõm đã hằn rõ nếp nhăn, quanh đôi mắt một mí vết nám, tàn nhang kéo xuống tận hai gò má cao ngất ngưởng và vết chân chim nơi đuôi mắt cũng trở nên rúm ró như đũng quần vá vội khiến cái tuổi với cái vẻ ngoài nó không còn ăn khớp.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của tôi (phần 2)

Vương Huyền Cơ |

(...tiếp theo và hết)

Minh vẫn kiên trì với con đường của mình. Số phận mỗi con người sẽ thay đổi, khởi nguồn từ sự thay đổi của suy nghĩ.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của tôi (phần 1)

Vương Huyền Cơ |

- Đêm tĩnh lặng nên tiếng khóc dù cố kìm nén vẫn vang lên những âm thanh nấc nghẹn đứt quãng. Tiếng khóc của người đàn bà bị chồng bỏ. Minh thở dài.

Truyện ngắn dự thi: Tuổi trẻ đi tìm

Vũ Minh Phúc |

Tôi là một chàng sinh viên quê mùa luôn bị công việc đồng áng đày ải đến làm cho ngu độn. Vừa rời quê hương không có lấy một đồng xu két bạc trong tay cũng không cha không mẹ không quê hương không bạn bè thân thích và cũng chẳng có lấy một chốn trú ngụ cuối cùng.

Ngày đầu rời nhiệm sở

Bùi Thế Bình |

Minh xa anh khá lâu, quen nhau từ thời còn làm ở mỏ than Mạo Khê, chẳng quá thân thích và chuyện chẳng có to tát gì nhưng anh cứ lặp lại hai từ “ân nhân” khiến Minh xao lòng đến lạ. Có cảm giác lạnh lạnh khó tả phía sống lưng qua giọng nghèn nghẹn của anh: “Chẳng bao giờ anh chị quên ơn cô chú đâu”!

Truyện ngắn dự thi: Màu xanh hoài niệm

Nguyễn Thị Nguyệt |

Quỳnh cho con ăn trong khi bé Phúc vẫn đang mải chơi xếp hình.

Không được viết

trần bá hải |

(...tiếp theo và hết)

Trăng đêm nay thật đẹp, khung cảnh rất yên bình. Tiệm net bên kia đường bữa nay đóng cửa, không còn cái cảnh một đám chơi game la hét ầm ĩ nhức cả đầu. Vợ Hoàng hôm nay cũng đóng cửa tiệm nghỉ sớm, bởi thị vẫn muốn nghe hàng xóm nói về bài viết được đăng trên báo của chồng mình. Đứa con trai đang kỳ nghỉ hè cũng được cho về quê ở với bà ngoại. Đã lâu lắm rồi Hoàng mới có được một bữa thảnh thơi, hắn cứ việc ung dung mà tận hưởng. Giá mà có được cái ghế bố để hắn nằm ngả hẳn cái lưng ra nữa thì còn gì bằng.

Không được viết

trần bá hải |

Nhận được thông báo từ tòa soạn mà Hoàng mừng quýnh. Vậy là bài viết của hắn cuối cùng cũng được báo chấp nhận đăng lên. Chính xác đó là một truyện ngắn, cái thứ đã khiến hắn mất bao thời gian và công sức suy nghĩ đến nát cả óc, rồi soạn thảo, sửa đi sửa lại, đánh máy muốn mòn cả mấy đầu ngón tay.

Lời nói dối ngọt ngào

Vũ Tiến Luận |

Thi trượt đại học, Thực về làm phu hồ ở một công ty xây dựng nhà ở. Hai năm sau Thực đã trở thành một thợ xây bậc ba. Thời buổi đất nước như công trường xây dựng thì thợ nề ta có giá như mì chính cánh của thời bao cấp. Công ty phải chia từng toán thợ. Toán xây ở phố, toán xây ở quê. Thợ nề lúc nào cũng túi bụi với công việc.

Mùa xuân khát vọng

vũ ngọc thảo |

Năm nay Xuân đến sớm, dù là năm nhuận nhưng hình như mùa Xuân cứ đến sớm đối với vợ chồng Dung. Niềm vui cứ nhen lên một cách tự nhiên và dung dị, niềm vui không phải là mơ ước đâu đó, mà là nó từ trái tim thôi. Dung không đếm đã bao mùa đi qua đổi sức lực, trí tuệ và cả tình yêu của vợ chồng Dung với cái trang trại này nên giờ bắt đầu vào thu hoạch thật là niềm vui vô bờ bến.

Truyện ngắn dự thi: Kim chỉ và hoa (phần 2)

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN |

(...tiếp theo và hết)

Nói về chuyện mở xưởng, Hoài lúc nào cũng ngưỡng mộ Thắm. Lúc đầu ai cũng nghĩ với chục năm kinh nghiệm, nếu đi công ty thì vị trí tổ trưởng, thậm chí chuyền trưởng Thắm sẽ nắm trong tay.

Truyện ngắn dự thi: Kim chỉ và hoa (phần 1)

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN |

- Cô chú muốn tính thế nào thì tính - Luân cất giọng khàn đục như vừa kéo liên tục vài điếu thuốc lào - đi hay ở cũng đều làm công nhân cả. Ở quê làm ít tiêu ít, gần anh gần em, có gì hô một tiếng là khối người xúm vào. Cô chú dắt nhau vào trong đó thì lương cao hơn thật nhưng phải thuê nhà thì để lại được mấy đồng. Rồi còn con cái học hành, cả hai bố mẹ lao vào xưởng hết lấy ai nom dòm, Bống nhỉ?

Nhà văn Dương Hướng: Với văn chương, dưới mọi lớp vỏ chữ nghĩa phải là thân phận con người

Mộc Uyển (thực hiện) |

Dương Hướng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hậu chiến Việt Nam. Hiện ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi - Hội Nhà văn Việt Nam. Trong không khí năm mới Giáp Thìn, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông về dư âm phía sau cuộc thi “Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Trong cuộc thi này, nhà văn Dương Hướng tham gia Hội đồng giám khảo chung khảo.

Thềm nhà thương khó vẫn còn xuân

Ny An |

Một chiều gió Chạp thổi bời bời tấc dạ, anh Hai gọi điện nhờ tôi khuyên má. Vợ chồng anh đã xây nhà mới ở phố, rộng rãi thoáng mát, dọn sẵn phòng sạch sẽ chỉ chờ đón má lên. Nhưng má tôi, người đàn bà đã bước qua lục tuần, cứ mãi quanh quẩn trong căn nhà ngói bể nền nứt ở mảnh đất sỏi đá rào rạo, bụi bay mù xám mỗi lần cơn gió lao xao ghé ngang.

Có cả mùa xuân

Truyện ngắn của Trương Thị Chung |

Bố ơi! Cây đào nhà mình năm nay nhiều nụ lắm!