Thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW về bảo đảm an ninh năng lượng:

Xóa độc quyền trong đầu tư hạ tầng năng lượng

P.Nguyễn - Duy Thiên |

Nghị quyết số 55-NQ-/TW của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước… để tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.

Năng lượng tái tạo góp phần chuyển đổi kinh tế

Mới đây, (chiều 17.7.2020), dẫn đầu đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kiểm tra tình hình phát triển điện lực tại Ninh Thuận, ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã ghi nhận sự chuyển mình của tỉnh Ninh Thuận sau khi chuyển đổi cơ cấu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT).

Theo ông Vũ Hồng Thanh, Ninh Thuận là vùng đất đầy nắng, đầy gió, rất khó trồng các loại cây. Nhưng là nguồn tài nguyên cho phát triển điện mặt trời, điện gió. Đây chính là cứu cánh cho Ninh Thuận trong những năm vừa qua và trong thời gian tới.

“Việc chuyển đổi, cơ cấu lại  của Ninh Thuận đang rất hiệu quả. Vùng đất mà trước đây khô cằn khó trồng loại cây gì cho ra 50 triệu đồng/ha, thì nay với hơn 300ha cho hơn 700 tỉ đồng. Rồi đây các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ là 10 nghìn tỉ đồng, 20 nghìn tỉ đồng” - ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Nghị quyết 55-NQ/TW mở hướng cho đầu tư tư nhân

Theo ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Nghị quyết 55-NQ/TW được Bộ Chính trị đưa ra về phát triển năng lượng, đặt vai trò phát triển và thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng; yêu cầu phải xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước, chú trọng những dự án phát điện và các hoạt động bán buôn, bán lẻ điện theo cơ chế thị trường; xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý trong sử dụng cơ sở vật chất và dịch vụ hạ tầng năng lượng trong đầu tư hạn tầng năng lượng.

Nghị quyết 55-NQ/TW đặt ra mục tiêu xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

Còn theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - TS Bùi Quang Tuấn, để tự do hóa, tạo thị trường NLTT cạnh tranh thu hút đầu tư từ khu vực bên ngoài, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi nhiều lần nêu nhận định: Sau điện mặt trời, tới đây giải pháp năng lượng sạch cho Việt Nam sẽ là điện gió bởi tiềm năng trong lĩnh vực này rất lớn. Hiện xu hướng phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi rất được quan tâm, cần tạo nhiều cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư tư nhân, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.

Nguồn vốn tư nhân không thiếu, nhưng cần cơ chế thông thoáng

Ở góc độ doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực NLTT, đại diện cho Tập đoàn Trung Nam - Tập đoàn đầu tiên đã hòa lưới thành công 104MW điện gió tại huyên Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận)- ông Nguyễn Tâm Tiến -Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dụng Trung Nam cho rằng: Chính sách của Chính phủ đối với điện gió và điện mặt trời trong giai đoạn hiện nay rất thoáng cho việc phát triển nhưng doanh nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức. Thứ nhất, tất cả các thiết bị xây dựng, lắp đặt cho điện gió đòi hỏi thiết bị siêu trường, siêu trọng, phải có những xe đặc chủng, cẩu đặc chủng mới làm được. Ở thị trường Việt Nam rất hạn hẹp cho điều này, nhất là hiện nay bắt đầu tiến ra phát triển điện gió Nearshore (điện gió ven biển), Offshore (điện gió ngoài khơi)...

Thứ hai, là toàn bộ thiết bị, công nghệ về tuabin gió Việt Nam bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Mới đây, khi Chính phủ đưa ra chính sách đến cuối năm 2021 sẽ kết thúc ưu đãi về giá điện gió (với mức giá điện trong đất liền là 8,5 Uscents/kWh và điện gió trên biển là 9,8 Uscents/kWh - PV), các nhà cung cấp nước ngoài đã nhân việc này “ép” các nhà đầu tư trong nước.

Còn theo ông Vũ Hồng Thanh, muốn phát triển thì cần cơ chế, Ninh Thuận chỉ cần xin cơ chế. Trong thời gian vừa qua chính quyền của Ninh Thuận cũng đã rất đồng hành cùng doanh nghiệp. Một dự án 700ha mà giải phóng mặt bằng chỉ trong 45 ngày là điều không dễ dàng và không nhiều nơi làm được.

Giải bài toán truyền tải

Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, hệ thống điện Việt Nam hiện nay là một hệ thống điện lớn, với tổng công suất nguồn điện đạt khoảng 55.000MW, quy mô đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và đứng thứ 23 thế giới. Yếu tố quan trọng nhất để vận hành an toàn, bền vững hệ thống điện là nguồn điện có đủ dự phòng và đảm bảo tính đồng bộ giữa nguồn điện và lưới điện, đặc biệt là lưới điện truyền tải.

Bên cạnh 9 dự án đã được ký thỏa thuận, EVN tiếp tục ký thêm 31 thỏa thuận với các nhà máy có tổng công suất 1.645MW đang trong quá trình xây dựng; 59 dự án điện gió khác, tổng công suất gần 2.700MW, đang trong quá trình quy hoạch tới năm 2025. Hơn 100 dự án tương tự đã được phê duyệt. Các dự án này chủ yếu tập trung ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị và Phú Yên.

Nhiều dự án điện gió sẽ được bổ sung vào quy hoạch có thể gây nên sự quá tải lưới truyền tải điện và để tránh quá tải, giải tỏa công suất cho điện gió, năm 2020, EVN sẽ khởi công 218 công trình và hoàn thành 240 công trình lưới điện 110-500kV. EVN đang tính toán các kịch bản, đẩy nhanh kế hoạch xây dựng, đưa vào vận hành một số đường dây truyền tải như 220kV Đông Hà - Lao Bảo, Bạc Liêu - Vĩnh Châu… trong quý III hoặc IV/2020.

Theo Bộ Công Thương, với cơ chế giá điện hấp dẫn, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận đầu tư cả phần hạ tầng lưới điện đấu nối mà vẫn đảm bảo hiệu quả đầu tư. Hiện tại, đã có Tập đoàn Trung Nam là đơn vị đầu tư cả vào hệ thống truyền tải. Bộ sẽ nghiên cứu, tư vấn với Chính phủ...

Bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững

* Ngày 11.2.2020, Tổng Bí thư - Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nghị quyết 55-NQ/TW khẳng định: Cần phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng hoá thạch trong nước, chú trọng mục tiêu bình ổn, điều tiết và yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia; ưu tiên phát triển điện khí, có lộ trình giảm tỉ trọng điện than một cách hợp lý; chủ động nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài cho các nhà máy điện. Phân bổ tối ưu hệ thống năng lượng quốc gia trong tất cả các lĩnh vực trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương.

Nghị quyết 55-NQ/TW cũng đặt mục tiêu tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện…

Nghị quyết 55-NQ/TW tiếp tục mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân trong tham gia phát triển năng lượng thời gian tới.

* Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm (2007-2017), tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000-14.000MW. Đến nay, mới có 6.000MW/năm. Từ nay năm 2030, mỗi năm cần công suất suất 5.000 -7.000MW/năm.

* PGS.TS Bùi Huy Phùng (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) nhận xét, các nguồn năng lượng như thủy năng đã cạn, dầu mỏ và khí đốt chỉ còn sử dụng khoảng 50 năm, nguồn than trữ lượng khả quan hơn với khoảng 1000 tỉ tấn - có thể sử dụng trên 100 năm. Dù tiềm năng năng lượng dồi dào, nhưng là hữu hạn. Trong khi đó, NLTT, trong đó đặc biệt là điện mặt trời (ĐMT) và điện gió được đánh giá tiềm năng là dồi dào.

* TS Dư Văn Toán - Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết, vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng 142.000km2, độ sâu từ 0m - 60m, có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt. Theo số liệu, tốc độ gió vùng này đạt trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 7-10m/s. Hiện nay, trang trại gió biển Bạc Liêu đầu tiên với công suất 100MW đã hoạt động cung cấp khoảng 300 triệu kWh/năm và tới năm 2025, lên tới 1.000MW hay 3 tỉ kWh/năm.

* Với hơn 3.200km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển điện gió ngoài khơi. Vận tốc gió trung bình năm ở độ cao 100m có thể lên tới 9 - 10m/s tại nhiều vùng biển Việt Nam. Chỉ tính riêng các vùng biển xung quanh đảo Phú Quý hay Bạch Long Vĩ, công suất đặt có thể lên tới 38GW mỗi vùng.

(Bà Ngô Thị Tố Nhiên - Giám đốc Điều hành Tổ chức sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam - VIET) Phong Nguyễn - Duy Thiên

* Theo Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi, sau điện mặt trời, điện gió tới đây sẽ là giải pháp năng lượng sạch cho Việt Nam bởi tiềm năng trong lĩnh vực này rất lớn. Hiện xu hướng phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi rất được quan tâm.

* Việt Nam có tổng công suất gió ước tính khoảng 513.360MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cao gấp 6 lần công suất dự kiến của ngành điện vào năm 2020 và lớn hơn nhiều so với tiềm năng các nước trong khu vực như Thái Lan (152.392 MW), Lào (182.252 MW) và Campuchia (26.000 MW).

P.Nguyễn - Duy Thiên
TIN LIÊN QUAN

Ồ ạt phát triển năng lượng điện gió, cần đồng bộ hạ tầng truyền tải

Vũ Long |

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay hạ tầng truyền tải còn nhiều bất cập, cần chính sách hấp dẫn để xã hội hóa.

Điện gió lấn cửa biển: Không chỉ khó ngư dân mà ảnh hưởng cả Cảng Gành Hào

NHẬT HỒ |

Cà Mau chính thức đề nghị tạm dừng xây dựng 4 trụ tubin gió của dự án Điện gió Tân Thuận tại cửa biển Gành Hào vì có nguy cơ ảnh hưởng luồng lạch cửa biển này. Trong khi đó, Bạc Liêu lo lắng khi Nhà máy điện gió Tân Thuận đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng đến Cảng Gành Hào.

Nhà máy điện gió lấn cửa biển: Ngư dân cho rằng có 4 trụ nằm ngay luồng

NHẬT HỒ |

Liên quan đến Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận đi vào khởi công đã vấp phải phản ứng của ngư dân do nhiều trụ điện nằm ngay luồng ra vào của cửa biển Gành Hào, sau khi cùng các ngành chức năng tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tiến hành khảo sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đến ngày 20.5 sẽ công bố chính thức nội dung khảo sát, hướng khắc phục đến các địa phương có liên quan. 

Ngư dân Bạc Liêu phản ứng dự án điện gió Cà Mau gây khó khăn cho tàu cá

NHẬT HỒ |

Nhiều ngư dân tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) phản ứng gay gắt việc tỉnh Cà Mau cho phép xây dựng nhà máy điện gió tại xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) khiến nhiều tàu đánh cá rất khó khăn khi ra vào cửa biển Gành Hào.

Lưu ý các dạng toán để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phan Liên |

Thầy Nguyễn Viết Thiện - giáo viên môn Toán Trường THPT Cô Tô, Quảng Ninh đưa ra một số dạng Toán giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Sau 6 năm phá dỡ, bậc thềm lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sau 6 năm lực lượng chức năng ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, các bậc tam cấp ở Hà Nội từng bị đập bỏ nay lại xuất hiện với nhiều kiểu dáng khác nhau.

Dự báo diễn biến nắng nóng và không khí lạnh trong tháng 3 năm nay

AN AN |

Cơ quan khí tượng cảnh báo không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Dân sống trong cảnh nhà cửa xập xệ vì dự án nhiều năm bất động

Hoài Luân |

Đã 4 năm nay, người dân trong vùng Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải sống trong cảnh lo lắng khi nhà cửa nứt nẻ, xập xệ nhưng không được sửa chữa vì dự án vẫn "nằm im bất động".

Ồ ạt phát triển năng lượng điện gió, cần đồng bộ hạ tầng truyền tải

Vũ Long |

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay hạ tầng truyền tải còn nhiều bất cập, cần chính sách hấp dẫn để xã hội hóa.

Điện gió lấn cửa biển: Không chỉ khó ngư dân mà ảnh hưởng cả Cảng Gành Hào

NHẬT HỒ |

Cà Mau chính thức đề nghị tạm dừng xây dựng 4 trụ tubin gió của dự án Điện gió Tân Thuận tại cửa biển Gành Hào vì có nguy cơ ảnh hưởng luồng lạch cửa biển này. Trong khi đó, Bạc Liêu lo lắng khi Nhà máy điện gió Tân Thuận đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng đến Cảng Gành Hào.

Nhà máy điện gió lấn cửa biển: Ngư dân cho rằng có 4 trụ nằm ngay luồng

NHẬT HỒ |

Liên quan đến Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận đi vào khởi công đã vấp phải phản ứng của ngư dân do nhiều trụ điện nằm ngay luồng ra vào của cửa biển Gành Hào, sau khi cùng các ngành chức năng tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tiến hành khảo sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đến ngày 20.5 sẽ công bố chính thức nội dung khảo sát, hướng khắc phục đến các địa phương có liên quan. 

Ngư dân Bạc Liêu phản ứng dự án điện gió Cà Mau gây khó khăn cho tàu cá

NHẬT HỒ |

Nhiều ngư dân tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) phản ứng gay gắt việc tỉnh Cà Mau cho phép xây dựng nhà máy điện gió tại xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) khiến nhiều tàu đánh cá rất khó khăn khi ra vào cửa biển Gành Hào.