Nhà máy điện gió lấn cửa biển: Đề nghị tạm dừng thi công 2 trụ

NHẬT HỒ |

Trong thời gian chưa có ý kiến của cơ quan chức năng, đề nghị chủ đầu tư dừng thi công đối với trụ số 4 và 5... - đó là kết quả xử lý bước đầu trước phản ánh của người dân về dự án điện gió gây khó khăn cho tàu cátại cửa biển Gành Hào, Bạc Liêu.

Chiều 22.5, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau chính thức phát đi thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử làm việc với các sở ngành, chủ đầu tư… liên quan đến vụ ngư dân Bạc Liêu phản ứng dự án điện gió Cà Mau gây khó khăn cho tàu cá.

Theo đó, Cà Mau đề nghị chủ đầu tư dừng thi công đối với trụ số 4 và số 5. Vấn đề chồng lấn luồng lạch hoặc hành lang an toàn luồng lạch của các trụ tuabin số 6, 7 và 8 (giai đoạn 2), yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương thực hiện, báo cáo kết quả đến UBND tỉnh Cà Mau trong thời gian sớm nhất.

Trụ số 4 đang được thi công, theo nhiều ngư dân lấn chiếm luồng ra vào cửa biển Gành Hào (ảnh Nhật Hồ)
Trụ số 4 đang được thi công và theo nhiều ngư dân là trụ này lấn chiếm luồng ra vào cửa biển Gành Hào. Ảnh: Nhật Hồ

Trước đó, để rà soát kỹ tình hình thực tế khu vực thực hiện dự án, ngày 16.5, ông Lê Văn Sử tổ chức khảo sát, chỉ đạo các đơn vị chức năng đo độ sâu thực tế luồng lạch theo thiết kế dự án, luồng lạch theo truyền thống đi lại của người dân và độ sâu đáy biển khu vực cửa biển và khu vực thực hiện dự án.

Thông báo cũng nêu rõ, khoảng cách giữa trụ tuabin số 4 và số 5, cũng như giữa các trụ còn lại của dự án có khoảng cách 425m, sau khi trừ phạm vi đảm bảo an toàn trụ tuabin, khoảng cách còn lại vẫn đáp ứng chiều rộng luồng và hành lang an toàn kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, theo kiến nghị của ngư dân xã Tân Thuận và thị trấn Gành Hào, các thành viên dự họp thống nhất đề nghị và chủ đầu tư dự án đã đồng ý nghiên cứu, tìm giải pháp điều chỉnh mở rộng khoảng cách giữa trụ tuabin số 4 và số 5; đồng thời, bố trí các phao tiêu, đèn báo hiệu và hệ thống chống va đập tại các trụ, nhằm đảm bảo an toàn, đồng thời có tín hiệu dẫn luồng cho tàu thuyền của ngư dân ra vào khu vực dự án.

Trong khi đó, ông Đặng Văn Hòa (ngụ thị trấn Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu), cho biết, người dân địa phương rất ủng hộ việc phát triển kinh tế biển thông qua các công trình điện gió, tuy nhiên việc xây dựng các trụ điện phải tạo sự thông thoáng, nhất là tạo khoảng cách giữa các hàng trụ tuabin ngay luồng lạch phải đủ an toàn để không gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền hành nghề khai thác như bao đời nay…

Như Lao Động đã thông tin, theo phản ánh của ngư dân thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) và Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), việc cắm các trụ tuabin ngay lòng lạch, gây khó khăn cho việc ra vào của các phương tiện khai thác hải sản, nhất là khi có sóng lớn, mưa bão…

Nhà máy điện gió Tân Thuận (tại xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi) được khởi công vào ngày 27.12.2019 với giai đoạn 1 do Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng tái tạo tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 (PECC2) đảm nhận thi công.

Nhà máy có công suất 75MW, với 18 tuabin gió theo công nghệ hiện đại, thiết bị có xuất xứ châu Âu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động lâu dài. Tổng mức vốn đầu tư 2.950 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành phát điện trong quý III/2021, cung cấp khoảng 220 triệu kWh/năm.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy điện gió lấn cửa biển: Ngư dân cho rằng có 4 trụ nằm ngay luồng

NHẬT HỒ |

Liên quan đến Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận đi vào khởi công đã vấp phải phản ứng của ngư dân do nhiều trụ điện nằm ngay luồng ra vào của cửa biển Gành Hào, sau khi cùng các ngành chức năng tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tiến hành khảo sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đến ngày 20.5 sẽ công bố chính thức nội dung khảo sát, hướng khắc phục đến các địa phương có liên quan. 

Ngư dân Bạc Liêu phản ứng dự án điện gió Cà Mau gây khó khăn cho tàu cá

NHẬT HỒ |

Nhiều ngư dân tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) phản ứng gay gắt việc tỉnh Cà Mau cho phép xây dựng nhà máy điện gió tại xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) khiến nhiều tàu đánh cá rất khó khăn khi ra vào cửa biển Gành Hào.

Ngành năng lượng cần chiếc áo mới

Phạm Dung |

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời đã thể hiện sự quan tâm của Đảng trong vấn đề phát triển năng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh mới của thế giới cũng như trong nước. Nghị quyết 55 không những chỉ rõ vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn mở cánh cửa cho tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng, giải quyết bài toán phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Năng lượng sạch từ mảnh đất Chín Rồng

NHẬT HỒ |

Từ mảnh đất bãi bồi ven biển, lắm khó khăn gian khổ, ít ai ngờ rằng chỉ sau 20 năm, nơi đây vươn vai trỗi dậy thành mảnh đất cung cấp năng lượng sạch cho cả nước. Những trụ điện gió khổng lồ miền ven biển, những dự án năng lượng sạch, cùng với cảng biển đã đưa mảnh đất Chín Rồng tiệm cận với “thủ phủ” của năng lượng cả nước.

Phát triển năng lượng: Kiên quyết loại bỏ bao cấp, độc quyền

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Bộ Chính trị ký ban hành ngày 11.2.2020 tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết nhấn mạnh: Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhà máy điện gió lấn cửa biển: Ngư dân cho rằng có 4 trụ nằm ngay luồng

NHẬT HỒ |

Liên quan đến Dự án Nhà máy điện gió Tân Thuận đi vào khởi công đã vấp phải phản ứng của ngư dân do nhiều trụ điện nằm ngay luồng ra vào của cửa biển Gành Hào, sau khi cùng các ngành chức năng tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tiến hành khảo sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đến ngày 20.5 sẽ công bố chính thức nội dung khảo sát, hướng khắc phục đến các địa phương có liên quan. 

Ngư dân Bạc Liêu phản ứng dự án điện gió Cà Mau gây khó khăn cho tàu cá

NHẬT HỒ |

Nhiều ngư dân tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) phản ứng gay gắt việc tỉnh Cà Mau cho phép xây dựng nhà máy điện gió tại xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) khiến nhiều tàu đánh cá rất khó khăn khi ra vào cửa biển Gành Hào.

Ngành năng lượng cần chiếc áo mới

Phạm Dung |

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời đã thể hiện sự quan tâm của Đảng trong vấn đề phát triển năng lượng, đặc biệt là trong bối cảnh mới của thế giới cũng như trong nước. Nghị quyết 55 không những chỉ rõ vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn mở cánh cửa cho tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng, giải quyết bài toán phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Năng lượng sạch từ mảnh đất Chín Rồng

NHẬT HỒ |

Từ mảnh đất bãi bồi ven biển, lắm khó khăn gian khổ, ít ai ngờ rằng chỉ sau 20 năm, nơi đây vươn vai trỗi dậy thành mảnh đất cung cấp năng lượng sạch cho cả nước. Những trụ điện gió khổng lồ miền ven biển, những dự án năng lượng sạch, cùng với cảng biển đã đưa mảnh đất Chín Rồng tiệm cận với “thủ phủ” của năng lượng cả nước.

Phát triển năng lượng: Kiên quyết loại bỏ bao cấp, độc quyền

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Bộ Chính trị ký ban hành ngày 11.2.2020 tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết nhấn mạnh: Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.