Doanh nghiệp vẫn “khát vốn”, mong chờ được giảm lãi vay

Cường Ngô |

Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn đang cần vốn cho hoạt động sản xuất thì việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay sẽ là "động lực" quan trọng giúp doanh nghiệp sớm phục hồi.

Doanh nghiệp gặp khó vì thiếu vốn

Công ty thực phẩm chay Bảo An - một trong những doanh nghiệp được một ngân hàng quốc doanh cho vay vốn trung hạn với lãi suất 9%/năm. So với vốn trung hạn tại các ngân hàng tư nhân có lãi suất 11%/năm, mức lãi suất này, theo ông Đoàn Mạnh Cường - Giám đốc công ty - là khá "dễ thở".

Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023, trong lúc công ty đang nhập 1 container máy móc, thiết bị để hoàn thiện dây chuyền sản xuất (đã hoàn thành các thủ tục thẩm định, chứng minh tài chính) thì nhận được thông báo hết room tín dụng. "Tình thế buộc chúng tôi phải vay bên ngoài với lãi suất tăng thêm 3%/tháng" - ông Cường cho hay.

Thực tiễn cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó về nguồn vốn. Trao đổi với Lao Động, ông Dương Duy Đông - Giám đốc một Công ty Cơ khí tại Hà Nội - cho biết, khoản vay khoảng 2,5 tỉ đồng tại một ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh của ông vừa nhận được thông báo tăng lãi suất thêm 1% từ tháng 11.2022.

"Việc tăng lãi suất khiến tôi rất đau đầu. Bởi hiện nay, giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao khiến nguồn vốn phải đội lên nhiều, trong khi đó, giá thành sản phẩm rất khó tăng do đã ký hợp đồng trước đó với đối tác" - ông Đông cho hay.

Ông Trần Việt Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn - cũng cho hay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hiện nay rất mong muốn được giảm lãi suất. Bởi lẽ, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh khá gay gắt. Họ buộc phải nhận đơn hàng với giá thấp để tạo việc làm cho người lao động. Do đó, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp rất ít, chỉ mong được giảm lãi vay.

"Hầu hết các doanh nghiệp phải "liệu cơm gắp mắm" để duy trì hoạt động. Thậm chí, rất nhiều doanh nghiệp có hạn mức tín dụng nhưng không dám đăng ký giải ngân, vì với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay, việc vay vốn ngân hàng sẽ khiến chi phí doanh nghiệp đội lên rất lớn" - ông Trần Việt Anh cho biết.

 Gỡ cách nào?

Liên quan đến câu chuyện lãi suất cho vay, PGS-TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, trong điều kiện lạm phát tăng lên, lãi suất cao sẽ tiếp tục tác động tới khu vực nội địa của nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ rất khó tồn tại. Trong khi đó, những điều kiện khách quan và chủ quan khiến các ngân hàng không thể hạ lãi suất, ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chưa kể, đây là thời điểm tiền khó, nên doanh nghiệp và nền kinh tế cũng phải tính đến trường hợp này.

"Trong bối cảnh khó khăn này, một điều rất then chốt là việc bơm vốn cho nền kinh tế qua kênh đầu tư công quá chậm sẽ rất khó đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Cần đẩy mạnh giải ngân vốn cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, cấu trúc thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường ngân hàng liên quan đến vốn tín dụng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp" - ông nói.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) - bày tỏ lo ngại nếu lãi suất cho vay trung - dài hạn trên 10%/năm thì doanh nghiệp "không có cửa" để đầu tư. Do đó, ông cho rằng: "Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý cần có giải pháp làm sao kéo lãi suất dài hạn xuống và nên có lộ trình cụ thể - trong vòng 6 tháng tới đưa lãi suất cho vay dài hạn xuống nhằm kích thích đầu tư".

Còn theo TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), hiện vẫn còn dư địa để giữ ổn định lãi suất cho vay trong khi lãi suất huy động tăng. Đó là, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% (quy mô 40.000 tỉ đồng) khi gói này mới giải ngân chưa đáng kể.

Việc này sẽ làm trung hòa tác động tiêu cực của việc tăng lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn nhiều công cụ để khuyến khích ngân hàng thương mại giữ mặt bằng lãi suất cho vay, như công cụ room tín dụng.

Tại Toạ đàm "Nghị quyết 01 - Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp" tổ chức vào ngày 6.2, ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - chế biến - xuất nhập khẩu trái cây Tam Nguyên - cho biết, thời gian qua, công ty ông nhận được nhiều đề nghị đặt hàng của các đối tác ở Châu Á, Châu Âu nên có kế hoạch mở rộng nhà xưởng, song hiện tại, tất cả đều phải tạm hoãn vì không có vốn.

Tại Toạ đàm "Nghị quyết 01 - Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp" tổ chức vào ngày 6.2, ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - chế biến - xuất nhập khẩu trái cây Tam Nguyên - cho biết, thời gian qua, công ty ông nhận được nhiều đề nghị đặt hàng của các đối tác ở Châu Á, Châu Âu nên có kế hoạch mở rộng nhà xưởng, song hiện tại, tất cả đều phải tạm hoãn vì không có vốn.

"Trước Tết, ngân hàng động viên chúng tôi tất toán hợp đồng vay, rút tài sản thế chấp về để làm hồ sơ tái vay vốn. Thế nhưng, khi hồ sơ tái vay được thẩm định xong, ngân hàng yêu cầu chờ rồi trả lời là không được duyệt. Nếu tình trạng "đói" vốn kiểu này kéo dài thêm vài tháng, sẽ có nhiều doanh nghiệp không cầm cự được" - ông Quý nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất huy động hạ nhiệt, lãi vay vẫn nóng

Gia Miêu |

Dù biết rằng mục tiêu giảm lãi suất cho vay là rất quan trọng với nền kinh tế, nhưng để đạt được không phải là điều dễ dàng, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Kinh tế 24h: Thách thức giảm lãi vay; So lợi nhuận các ngân hàng lãi lớn

Khương Duy |

Giảm lãi suất vay vẫn là một thách thức; Chứng khoán Việt Nam đang ở mức rẻ trong lịch sử; Một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa do nhân viên nghỉ Tết... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Thanh khoản, lãi vay bóp nghẹt doanh nghiệp bất động sản

CAO NGUYÊN |

Hàng loạt thách thức về thanh khoản, nguồn vốn, pháp lý dự án, chi phí vận hành..., đang tạo ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp bất động sản.

Hơn 40 năm sống "treo" cạnh lăng vua: Tiến không được, lùi cũng chẳng xong

NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Hàng chục hộ dân sống "treo" trong khuôn viên lăng vua Dục Đức với cuộc sống nhà cửa tạm bợ, đợi được di dời đến nơi ở mới.

Đoàn xe tải rầm rập trên Quốc lộ 24C khiến người dân Quảng Ngãi ngán ngẩm

VIÊN NGUYỄN |

Xe tải trọng tải nặng liên tục “cày ải” trên quốc lộ 24C, đoạn qua xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, khiến đường hư hỏng, bụi bẩn tấn công nhà dân, nguy cơ tai nạn giao thông luôn chực chờ người đi đường.

Nhà thầu chây ỳ, loạt lô cốt vẫn "án binh bất động" ở đường Vũ Trọng Khánh

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dù chủ đầu tư đã có 12 văn bản nhắc nhở, cảnh báo, đôn đốc và yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tuy nhiên, nhà thầu vẫn cố tình chây ỳ, tiến độ thi công chưa được cải thiện, ùn tắc xảy ra triền miên trên đường Vũ Trọng Khánh.

Tiếp tục chậm tiến độ, sân bay Điện Biên có kịp về đích?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Sau hơn 1 năm triển khai Dự án Sân bay Điện Biên, nhiều gói thầu vẫn tiếp tục chậm tiến độ. Vậy dự án này có kịp về đích vào tháng 8.3023?

Độc lạ làng nghề tạo tượng từ những cây cổ thụ đã chết, giá hàng trăm triệu

Nguyễn Minh |

Hòa Bình - Từ những khúc gỗ lũa vô tri, dưới bàn tay tài hoa người thợ đã thổi hồn vào từng tác phẩm, tạo nên bức tượng vô cùng độc đáo và sống động dưới hình hài của vạn vật.

Lãi suất huy động hạ nhiệt, lãi vay vẫn nóng

Gia Miêu |

Dù biết rằng mục tiêu giảm lãi suất cho vay là rất quan trọng với nền kinh tế, nhưng để đạt được không phải là điều dễ dàng, nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Kinh tế 24h: Thách thức giảm lãi vay; So lợi nhuận các ngân hàng lãi lớn

Khương Duy |

Giảm lãi suất vay vẫn là một thách thức; Chứng khoán Việt Nam đang ở mức rẻ trong lịch sử; Một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa do nhân viên nghỉ Tết... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Thanh khoản, lãi vay bóp nghẹt doanh nghiệp bất động sản

CAO NGUYÊN |

Hàng loạt thách thức về thanh khoản, nguồn vốn, pháp lý dự án, chi phí vận hành..., đang tạo ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp bất động sản.