Hơn 40 năm sống "treo" cạnh lăng vua: Tiến không được, lùi cũng chẳng xong

NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Hàng chục hộ dân sống "treo" trong khuôn viên lăng vua Dục Đức với cuộc sống nhà cửa tạm bợ, đợi được di dời đến nơi ở mới.

An Lăng là di tích trong quần thể di tích cố đô Huế rộng 6 hecta, là nơi an táng Vua Dục Đức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Ngoài ra, đây cũng là nơi chôn cất thi hài của Vua Thành Thái, Vua Duy Tân cùng các hoàng hậu và 42 mộ xây của ông hoàng bà chúa, 121 ngôi mộ đất của con cháu.
An Lăng là di tích trong quần thể di tích cố đô Huế rộng 6 hecta, là nơi an táng vua Dục Đức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Ngoài ra, đây cũng là nơi chôn cất thi hài của vua Thành Thái, vua Duy Tân cùng các hoàng hậu và 42 mộ xây của ông hoàng bà chúa, 121 ngôi mộ đất của con cháu. Ảnh: Nguyễn Luân.
Năm 1979, Cty Công nghiệp Bình Trị Thiên cũ tiến hành cấp nhà ở tập thể trong khuôn viên lăng cho nhiều cán bộ thuộc Cty. Đến nay, theo số liệu thống kê có hơn 100 nhân khẩu, 31 hộ dân từng là cán bộ của Cty Công nghiệp Bình Trị Thiên cũ sinh sống trong khuôn viên An Lăng.
Năm 1979, Công ty Công nghiệp Bình Trị Thiên cũ tiến hành cấp nhà ở tập thể trong khuôn viên lăng cho nhiều cán bộ thuộc công ty. Đến nay, theo số liệu thống kê có hơn 100 nhân khẩu, 31 hộ dân từng là cán bộ của công ty Công nghiệp Bình Trị Thiên cũ sinh sống trong khuôn viên An Lăng. Ảnh: Nguyễn Luân
Hộ gia đình ông Cao Xuân Hợi cũng là diện được cấp nhà ở tập thể năm đó, tính đến nay ông Hợi cùng gia đình sống bên cạnh lăng vua cũng được hơn 40 năm. Được biết, nhà ở của ông cũng như tất cả các hộ dân khác trong khuôn viên đều không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trong khi đất và nhà ở đều được ông mua lại với giá hơn bốn triệu năm trăm nghìn đồng, tương ứng với diện tích 62 mét vuông.
Hộ gia đình ông Cao Xuân Hợi cũng là diện được cấp nhà ở tập thể năm đó, tính đến nay ông Hợi cùng gia đình sống bên cạnh lăng vua cũng được hơn 40 năm. Được biết, nhà ở của ông cũng như tất cả các hộ dân khác trong khuôn viên đều không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trong khi đất và nhà ở đều được ông mua lại với giá hơn bốn triệu năm trăm nghìn đồng, tương ứng với diện tích 62 mét vuông. Ảnh: Nguyễn Luân
Một góc An Lăng từ phía nhà ông Cao Xuân Hợi (64 tuổi) - Cựu Trưởng phòng Tổ chức Cty Công nghiệp Bình Trị Thiên cũ. Ảnh: Nguyễn Luân
Một góc An Lăng từ phía nhà ông Cao Xuân Hợi (64 tuổi) - Cựu Trưởng phòng Tổ chức Công ty Công nghiệp Bình Trị Thiên cũ. Ảnh: Nguyễn Luân
Hộ gia đình ông Cao Xuân Hợi cũng là diện được cấp nhà ở tập thể năm đó, tính đến nay ông Hợi cùng gia đình sống bên cạnh lăng vua cũng được hơn 40 năm. Được biết, nhà ở của ông cũng như tất cả các hộ dân khác trong khuôn viên đều không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trong khi đất và nhà ở đều được ông mua lại với giá hơn bốn triệu năm trăm nghìn đồng, tương ứng với diện tích 62 mét vuông.
Giấy tờ mua bán nhà ở vẫn được ông Hợi cất giữ cẩn thận. Ảnh: Nguyễn Luân

Theo quy định, tất cả các hộ dân sinh sống trong khuôn viên An Lăng chỉ được phép tu sửa nhà ở mức độ có giới hạn và không được xây dựng nhà mới nhằm quy hoạch bảo vệ di tích. Dẫn đến nhà ở của 31 hộ dân ở đây xuống cấp trầm trọng mà không thể khắc phục. Nhà lợp mái tôn, xung quanh được gia cố tạm thời bằng ván gỗ, mùa mưa thì dột, mùa nắng nóng bức. Khuôn viên lăng nhếch nhác với những nhà xưởng cũ bỏ hoang, những bức tường có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Theo quy định, tất cả các hộ dân sinh sống trong khuôn viên An Lăng chỉ được phép tu sửa nhà ở mức độ có giới hạn và không được xây dựng nhà mới nhằm bảo vệ di tích. Điều này dẫn đến nhà ở của 31 hộ dân ở đây xuống cấp trầm trọng mà không thể khắc phục. Nhà lợp mái tôn, xung quanh được gia cố tạm thời bằng ván gỗ, mùa mưa thì dột, mùa nắng nóng bức. Khuôn viên lăng nhếch nhác với những nhà xưởng cũ bỏ hoang, những bức tường có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Luân
Một dãy nhà tập thể với đủ mọi thế hệ, từ người già đến trẻ em.
Một dãy nhà tập thể với đủ mọi thế hệ, từ người già đến trẻ em. Ảnh: Nguyễn Luân
Khu xưởng bỏ hoang tựa lưng cạnh nhà dân.
Khu xưởng bỏ hoang tựa lưng cạnh nhà dân... Ảnh: Nguyễn Luân
…nằm ngay trên con đường đi lại ở phía cửa hậu.
… nằm ngay trên con đường đi lại ở phía cửa hậu. Ảnh: Nguyễn Luân
Lối đi nhỏ hẹp, bên cạnh là nhà hoang, trên đầu là những viên ngói, viên gạch xuống cấp.
Lối đi nhỏ hẹp, bên cạnh là nhà hoang, trên đầu là những viên ngói, viên gạch xuống cấp. Ảnh: Nguyễn Luân
Muốn đi ra đường chính, người dân phải đi qua ngôi nhà thờ xuống cấp này.
Muốn đi ra đường chính, người dân phải đi qua ngôi nhà thờ xuống cấp này. Ảnh: Nguyễn Luân
Bà Hoa (83 tuổi) tự nấu cơm ăn, ngồi đợi 2 đứa cháu (8 tuổi, 10 tuổi) đi học về. Bố mẹ 2 cháu bán bún ở Quảng Trị mỗi tuần về một lần, để lại 3 bà cháu tự chăm sóc lẫn nhau.
Bà Hoa (83 tuổi) tự nấu cơm ăn, ngồi đợi 2 đứa cháu (8 tuổi, 10 tuổi) đi học về. Bố mẹ 2 cháu bán bún ở Quảng Trị mỗi tuần về một lần, để lại 3 bà cháu tự chăm sóc lẫn nhau. Ảnh: Nguyễn Luân
Phần cơm bà Hoa ăn, còn ít món ngon để dành cho 2 đứa cháu.
Phần cơm bà Hoa ăn, còn ít món ngon để dành cho 2 đứa cháu. Ảnh: Nguyễn Luân
 
 
 
 
Những hộ dân sống trong cảnh chật chội, nhếch nhác.
Sống chung khuôn viên với lăng vua, tiến cũng không được, lùi cũng không xong. Những hộ dân ở đây không thể tự di dời chỗ ở vì điều kiện kinh tế không cho phép, nếu bỏ đi nơi khác họ sẽ không có nhà ở, nếu ở lại thì tương lai của con cháu, thế hệ trẻ của họ sẽ như thế nào? Đến khi nào họ sẽ có một nơi để an cư lạc nghiệp đúng nghĩa? Đó là câu hỏi mà 31 hộ dân sống trong khuôn viên An Lăng chưa có câu trả lời.
Sống chung khuôn viên với lăng vua, tiến cũng không được, lùi cũng không xong. Những hộ dân ở đây không thể tự di dời chỗ ở vì điều kiện kinh tế không cho phép, nếu bỏ đi nơi khác họ sẽ không có nhà ở, nếu ở lại thì tương lai của con cháu, thế hệ trẻ của họ sẽ như thế nào? Đến khi nào họ sẽ có một nơi để an cư lạc nghiệp đúng nghĩa? Đó là câu hỏi mà 31 hộ dân sống "treo" trong khuôn viên An Lăng chưa có câu trả lời. Ảnh: Nguyễn Luân
NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ngãi: Cả ngàn hộ dân sống lay lắt theo dự án treo

VIÊN NGUYỄN |

Phía sau các đại dự án treo với tổng mức đầu tư nghìn tỉ nhưng chỉ nằm trên… giấy ở Quảng Ngãi  là nhiều thân phận người dân phải khốn đốn vì không may sống trong vùng quy hoạch “treo”.

Hà Nội: Hơn 600 hộ dân gần 20 năm sống khổ vì quy hoạch treo

LAN NHI |

Gần 20 năm nay ở phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội), hàng trăm hộ dân đang phải sống trong cảnh nhà cửa dột nát, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí họ phải đi thuê nhà trọ ở tạm vì dự án công viên hồ điều hoà Hạ Đình đến nay vẫn nằm bất động trên giấy.

Kiên quyết thu hồi dự án treo đình trệ nhiều năm: Sống lay lắt bên dự án treo nghìn tỉ đồng

Viên Nguyễn |

Câu chuyện giải quyết dự án treo dù nói nhiều nhưng vẫn nóng. Dự án treo không chỉ ở một hay hai địa phương mà tồn tại nhiều năm qua tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.  Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng dự án treo.

Nhóm nữ sinh cấp 3 lao vào đánh hội đồng người phụ nữ gần 40 tuổi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đoạn clip ghi lại cảnh nhiều cô gái dùng tay chân, mũ bảo hiểm đánh hội đồng một người phụ nữ. Qua điều tra, cơ quan công an xác định có 3 nữ sinh cấp 3 (trên địa bàn huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) cùng tham gia đánh hội đồng.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Sống sót kỳ diệu sau 1 tuần mắc kẹt vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Khánh Minh |

Lực lượng cứu hộ đã kéo một người phụ nữ còn sống ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13.2, một tuần sau trận động đất tồi tệ xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria làm hơn 33.000 người thiệt mạng.

Quảng Ngãi: Cả ngàn hộ dân sống lay lắt theo dự án treo

VIÊN NGUYỄN |

Phía sau các đại dự án treo với tổng mức đầu tư nghìn tỉ nhưng chỉ nằm trên… giấy ở Quảng Ngãi  là nhiều thân phận người dân phải khốn đốn vì không may sống trong vùng quy hoạch “treo”.

Hà Nội: Hơn 600 hộ dân gần 20 năm sống khổ vì quy hoạch treo

LAN NHI |

Gần 20 năm nay ở phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội), hàng trăm hộ dân đang phải sống trong cảnh nhà cửa dột nát, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí họ phải đi thuê nhà trọ ở tạm vì dự án công viên hồ điều hoà Hạ Đình đến nay vẫn nằm bất động trên giấy.

Kiên quyết thu hồi dự án treo đình trệ nhiều năm: Sống lay lắt bên dự án treo nghìn tỉ đồng

Viên Nguyễn |

Câu chuyện giải quyết dự án treo dù nói nhiều nhưng vẫn nóng. Dự án treo không chỉ ở một hay hai địa phương mà tồn tại nhiều năm qua tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.  Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng dự án treo.