Độc lạ làng nghề tạo tượng từ những cây cổ thụ đã chết, giá hàng trăm triệu

Nguyễn Minh |

Hòa Bình - Từ những khúc gỗ lũa vô tri, dưới bàn tay tài hoa người thợ đã thổi hồn vào từng tác phẩm, tạo nên bức tượng vô cùng độc đáo và sống động dưới hình hài của vạn vật.

Ngày 12.2, PV đã có mặt tại làng nghề Sơn Lâm, xã Lâm Sơn. huyện Lương Sơn hoạt động làm việc của người dân tại các xưởng chế tác gỗ diễn ra sôi nổi dịp đầu xuân.

Theo người dân nơi đây, làng nghề chế tác gỗ lũa được hình thành từ năm 1994. Khi ấy, có vài hộ ở xóm Đoàn Kết nhận thấy ở địa phương mình có sẵn nguyên vật liệu gỗ có hình thù đặc biệt và độc đáo, thích hợp cho việc trưng bày trang trí và có thể làm phôi điêu khắc nên nảy sinh ý tưởng tự chế tác.

Qua nhiều năm làm và tích lũy kinh nghiệm, những sản phẩm của địa phương ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng được nâng cao.

Người thợ thổi hồn vào bức tượng.
Người thợ thổi hồn vào bức tượng. Ảnh: Nguyễn Minh. (ảnh chụp ngày 12.2.2023)

Nghề chế tác gỗ lũa tại xã Lâm Sơn tuổi đời đã gần 30 năm, hiện có 52 hộ gia đình làm nghề chủ yếu tập trung tại 2 xóm Đoàn Kết và Rổng Tằm. Làng nghề ngày một phát triển, số thợ lành nghề cũng tăng lên đến hơn 100 người trong toàn xã và có những thợ chính tuổi đời còn rất trẻ.

Anh Nguyễn Bá Cường (28 tuổi, chủ cơ sở Đồ gỗ mỹ nghệ Bá Cường) cho biết: “Từ bé, tôi đã cảm thấy hứng thú khi xem các ông, các bác trong xóm đục đẽo tượng nên sau khi học xong cấp 3, tôi xin bố mẹ theo nghề này.

Khác với tượng gỗ thông thường, mỗi sản phẩm từ gỗ lũa đều có sự khác biệt bởi vẻ đẹp tự nhiên và sáng tạo của người thợ dựa theo thế khúc gỗ lũa”.

Những bức tượng có phần lũa càng độc đáo, kỳ lạ thì giá trị càng cao.
Những bức tượng có phần lũa càng độc đáo, kỳ lạ thì giá trị càng cao. Ảnh: Nguyễn Minh. (ảnh chụp ngày 12.2.2023)

Cũng theo anh Cường, gỗ lũa chính là phần lõi gốc của các cây cổ thụ đã bị chết. Vì là lõi cây rất cứng nên không bao giờ bị mục nát, mối mọt có thể sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, phần gỗ lũa của mỗi cây có hình dáng, vẻ đẹp riêng biệt nên sẽ cho giá trị khác nhau.

“Những sản phẩm gỗ lũa thường có giá trị từ vài triệu (sản phẩm nhỏ) đến vài trăm triệu, bức tượng có giá cao nhờ vào hình đáng đặc biệt của phần lũa và chất gỗ” – anh Cường chia sẻ thêm.

Không chỉ cần năng khiếu hay tay nghề, mà để có một tác phẩm tâm đắc thì người thợ phải có tình yêu với nghề, từ đó những bức tượng sẽ được thổi hồn tạo nên tâm trạng, cảm xúc khiến người xem như được đồng cảm.

Tượng thần tài di lạc ôm đá.
Tượng thần tài di lạc ôm đá. Ảnh: Nguyễn Minh.

Tại làng nghề Lâm Sơn, phần lớn các sản phẩm làm từ gỗ lũa đều đẽo thành các bức tượng như: Thần tài di lặc, Đạt ma sư tổ, các linh vật, động vật, cây cối... Đặc biệt là một số tượng có tư thế ôm đá có giá trị rất cao nhờ sự độc lạ.

Nghề chế tác gỗ lũa còn mang lại một khoản thu nhập ổn định, giúp người dân xã Lâm Sơn có cuộc sống đủ đầy hơn. Theo đó, tiền công của người thợ từ 300 – 500 nghìn/ngày, đối với thợ tay nghề cao thì mức lương còn có thể cao hơn.

Không chỉ là truyền thống, nghề chế tác gỗ lũa còn mang lại cuộc sống ổn định cho người dân xã Lâm Sơn.
Không chỉ là truyền thống, nghề chế tác gỗ lũa còn mang lại cuộc sống ổn định cho người dân xã Lâm Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh.

Song song với nghề gỗ lũa, người dân Lâm Sơn còn làm nghề chế tác đá mỹ nghệ. Nhờ sự đặc biệt đó, vào năm 2016, UBND tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thành lập làng nghề gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn.

Trao đổi với PV, ông Lê Xuân Cường – Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn cho biết: “Nghề chế tác gỗ lũa đã có mặt tại địa phương từ rất lâu, nó mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Trong xã có nhiều nghệ nhân tay nghề cao, chế tác ra những tác phẩm có giá trị lớn, tạo nên thương hiệu cho làng nghề. Những năm gần đây, do dịch bệnh nên làng nghề Lâm Sơn cũng chịu nhiều ảnh hưởng, đến nay đang dần được phục hồi”.

Một số hình ảnh ghi nhận lại làng nghề Lâm Sơn - Hình ảnh ghi nhận ngày 12.2.2023:

Những tác phẩm nghệ thuật đều được người thợ hô biến tạo ra từ các khúc gỗ lớn. Ảnh: Nguyễn Minh.
Những tác phẩm nghệ thuật đều được người thợ hô biến tạo ra từ các khúc gỗ lớn. Ảnh: Nguyễn Minh
Họ đặt tất cả tâm huyết vào tác phẩm của mình.
Họ đặt tất cả tâm huyết vào tác phẩm của mình.
Họ đặt tất cả tâm huyết vào tác phẩm của mình.
Để rồi cho ra các tác phẩm khiến người xem phải ngạc nhiên, trầm trồ.
Để rồi cho ra các tác phẩm khiến người xem phải ngạc nhiên, trầm trồ.
Để rồi cho ra các tác phẩm khiến người xem phải ngạc nhiên, trầm trồ.
Hơn thế nữa là sự tâm linh của những bức tượng về thần, phật.
Hơn thế nữa là ý nghĩa tâm linh từ những bức tượng về thần, phật...
Nguyễn Minh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 50 năm làm nghề thêu tay, nuôi mong muốn giữ lửa làng nghề

Lương Hà |

Hải Dương - Đam mê với đường kim mũi chỉ, bà Phạm Thị Hòa - nghệ nhân làng thêu ren Xuân Nẻo (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ) đã trở thành chủ cơ sở thêu nổi tiếng. Đó là cả một hành trình dài với quyết tâm và nỗ lực không ngừng để góp phần "giữ lửa" nghề thêu truyền thống.

Cận cảnh bức tranh gỗ lũa độc nhất miền Tây

Tạ Quang |

An Giang - Ông Nguyễn Văn Nghỉ (44 tuổi, huyện Chợ Mới, An Giang) đang sở hữu bức tranh gỗ lũa có chiều dài 24,5m, rộng hơn 2m được coi là độc nhất miền Tây.

Làng nghề gỗ lớn nhất Bắc Giang đìu hiu, vắng khách ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Không còn ồn ào của máy xẻ, máy đục, không còn sự tấp nập trả giá giữa kẻ bán người mua, những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, làng nghề mộc Bãi Ổi, thành phố Bắc Giang không khí trở nên ảm đạm so với mọi năm.

Chủ tịch TPHCM báo cáo Thủ tướng về giải ngân thấp, xin hạ một bậc thi đua

MINH QUÂN |

Trước việc TPHCM giải ngân đầu tư công chỉ đạt 71,3% trong năm 2022, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và đề xuất hạ một bậc thi đua.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Khám xét khẩn cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Lực lượng công an khám xét Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khách nhận lại tiền tỉ bỏ quên tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài

Minh Hạnh |

Một chiếc túi xách có chứa gần 1,2 tỉ đồng bị bỏ quên tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được trao trả lại cho hành khách.

Hơn 50 năm làm nghề thêu tay, nuôi mong muốn giữ lửa làng nghề

Lương Hà |

Hải Dương - Đam mê với đường kim mũi chỉ, bà Phạm Thị Hòa - nghệ nhân làng thêu ren Xuân Nẻo (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ) đã trở thành chủ cơ sở thêu nổi tiếng. Đó là cả một hành trình dài với quyết tâm và nỗ lực không ngừng để góp phần "giữ lửa" nghề thêu truyền thống.

Cận cảnh bức tranh gỗ lũa độc nhất miền Tây

Tạ Quang |

An Giang - Ông Nguyễn Văn Nghỉ (44 tuổi, huyện Chợ Mới, An Giang) đang sở hữu bức tranh gỗ lũa có chiều dài 24,5m, rộng hơn 2m được coi là độc nhất miền Tây.

Làng nghề gỗ lớn nhất Bắc Giang đìu hiu, vắng khách ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Không còn ồn ào của máy xẻ, máy đục, không còn sự tấp nập trả giá giữa kẻ bán người mua, những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, làng nghề mộc Bãi Ổi, thành phố Bắc Giang không khí trở nên ảm đạm so với mọi năm.