Tạo cộng đồng trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động

Kiều Vũ |

Hà Nội - Theo ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội, Thoả ước lao động tập thể ngành Dệt may Hà Nội lần 2 là cơ sở tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ lao động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.

Ông Hoàng Thanh Sơn cho biết, quá trình thương lượng, đối thoại, xây dựng Thoả ước lao động tập thể ngành lần 2 giữa Công đoàn ngành và Hội Dệt may thành phố Hà Nội được thực hiện theo các bước: Thành lập Ban soạn thảo; 4 bước đối thoại, thương lượng, hội thảo và Hội nghị hiệp thương.

Các nội dung trong Thoả ước lao động tập thể ngành được các bên thương lượng đánh giá là phù hợp thực tế chung trong toàn ngành và đơn vị cơ sở. Kết thúc quá trình thương lượng, đối thoại, bản Thoả ước lao động tập thể đã được người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ủy quyền cho Hội Dệt may Thành phố, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội ký kết.

Đây là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật, phù hợp với tính chất, đặc điểm của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, làm cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, ông Sơn chia sẻ.

Theo ông Sơn, đây cũng là cơ sở tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng nhằm đạt được những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật lao động.

Thoả ước lao động tập thể ngành Dệt may Hà Nội có nhiều điều, khoản có lợi hơn cho người lao động. Trong đó, Thỏa ước quy định về thu nhập tối thiểu, đối với người lao động là công nhân đã qua đào tạo và làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, đảm bảo đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động, chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã thỏa thuận thì người sử dụng lao động đảm bảo mức thu nhập tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng nhân hệ số 1.15.

Về tiền thưởng, hàng năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho người lao động theo các hình thức như tháng lương thứ 13; thưởng vào dịp lễ, tết; thưởng cho người lao động có nhiều thành tích đóng góp cho doanh nghiệp...

Về mức ăn ca, các doanh nghiệp, tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, mức giá sinh hoạt tại địa bàn hoạt động, áp dụng chế độ ăn giữa ca (kể cả ca làm thêm) với mức thấp nhất là 15.000 đồng/người/ca.

Về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, thỏa ước quy định trong mỗi ca sản xuất đối với người lao động làm việc theo ca hoặc trong ngày làm việc đối với người lao động làm việc theo giờ hành chính thì ngoài thời gian nghỉ giữa giờ, doanh nghiệp bố trí thời gian nghỉ ngắn tập trung từ 5-10 phút để người lao động giải lao tại chỗ…

Ông Hoàng Thanh Sơn cho hay, sau khi ký kết, hiện thỏa ước đang được triển khai hiệu quả tại các doanh nghiệp và nhiều đơn vị cũng đã căn cứ Thoả ước lao động tập thể ngành để xây dựng thỏa ước doanh nghiệp với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động, qua đó vừa góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người lao động, vừa để người lao động hiểu rõ về trách nhiệm của mình.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Đánh giá lại mức sống tối thiểu của người lao động: Tiếp tục kiến nghị nâng lương tối thiểu vùng

Linh Nguyên |

Tình trạng thiếu đơn hàng của nhiều doanh nghiệp đang tác động tiêu cực đến việc làm, thu nhập của người lao động. Thu nhập sụt giảm trong khi chi phí cho cuộc sống, sinh hoạt của người lao động, công nhân ngày càng tăng. Giải pháp nào để giảm bớt gánh nặng cho người lao động?

Một số đề xuất để chuẩn bị tổ chức Đại hội Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội

Hải Anh |

Hà Nội - Tính đến nay, đã có 50/54 Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội tổ chức Đại hội, Hội nghị. Trong đó, có 11/12 Công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội và 39/42 Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị. Để chuẩn bị Đại hội Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028, ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành đã có những đề xuất đối với Liên đoàn Lao động Thành phố.

Công đoàn giúp doanh nghiệp ổn định quan hệ lao động

Nam Dương |

Khi doanh nghiệp khó khăn, các cấp công đoàn đã có nhiều biện pháp chăm lo cho người lao động (NLĐ), qua đó góp phần bảo đảm quan hệ lao động.

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Ngọc Vân |

Các nước trên thế giới có những thủ tục đăng kiểm xe khác nhau, tùy thuộc vào quy định và tiêu chuẩn an toàn đường bộ của từng quốc gia.

NSND Diệp Lang ra đi, vai diễn vẫn còn ở lại

DI PY |

Sân khấu cải lương lại mất thêm một "cây đại thụ" khi 11.3 (theo giờ Mỹ), người thân báo tin NSND Diệp Lang qua đời khiến khán giả không khỏi xót xa.

Bệnh viện Đà Nẵng tính toán bãi giữ xe khi mở rộng quy mô

THÙY TRANG |

Từ bài học không đủ chỗ gửi xe của các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng tính toán, tư vấn kỹ vấn đề này với nhà thầu của 2 công trình y tế lớn đang thi công, tránh gây nên điểm nóng về giữ xe, giao thông sau khi đi vào hoạt động.

Hà Tĩnh: Nở rộ dịch vụ lái thay tài xế khi đã uống bia, rượu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau cuộc nhậu tưng bừng, để an toàn trên hành trình về nhà và tránh không bị cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nhiều “dân nhậu” ở Hà Tĩnh chỉ việc gọi dịch vụ lái thay tài xế đến trợ giúp.

Bắc Ninh: Di dời trên 3.000 ngôi mộ phục vụ thi công đường Vành đai 4

Trần Tuấn |

Tổng diện tích đất cần thu hồi phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua Bắc Ninh là 389ha (trong đó đất ở chiếm gần 3%, đất nông nghiệp chiếm trên 96%). Số mộ phải di dời là 3.189 ngôi mộ.

Đánh giá lại mức sống tối thiểu của người lao động: Tiếp tục kiến nghị nâng lương tối thiểu vùng

Linh Nguyên |

Tình trạng thiếu đơn hàng của nhiều doanh nghiệp đang tác động tiêu cực đến việc làm, thu nhập của người lao động. Thu nhập sụt giảm trong khi chi phí cho cuộc sống, sinh hoạt của người lao động, công nhân ngày càng tăng. Giải pháp nào để giảm bớt gánh nặng cho người lao động?

Một số đề xuất để chuẩn bị tổ chức Đại hội Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội

Hải Anh |

Hà Nội - Tính đến nay, đã có 50/54 Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội tổ chức Đại hội, Hội nghị. Trong đó, có 11/12 Công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội và 39/42 Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị. Để chuẩn bị Đại hội Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội khóa III, nhiệm kỳ 2023-2028, ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành đã có những đề xuất đối với Liên đoàn Lao động Thành phố.

Công đoàn giúp doanh nghiệp ổn định quan hệ lao động

Nam Dương |

Khi doanh nghiệp khó khăn, các cấp công đoàn đã có nhiều biện pháp chăm lo cho người lao động (NLĐ), qua đó góp phần bảo đảm quan hệ lao động.