Y bác sĩ Đà Nẵng: Tự bỏ tiền cơm, chạy đua “chia lửa” chống dịch COVID

Thùy Trang - Tường Minh |

“Nhân viên y tế chúng tôi vẫn tự bỏ tiền túi ra mua cơm ăn. Hôm nào có cơm của các bếp từ thiện thì chúng tôi chia cho chị em điều dưỡng” – một bác sĩ Bệnh viện 199 của Bộ Công an tại Đà Nẵng kể.

Căng thẳng không thua tuyến đầu

Hơn 20 ngày Bệnh viện Đà Nẵng bị cách ly y tế cũng là từng ấy thời gian nhiều bệnh viện thuộc các hệ thống khác của các bộ ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phải căng mình nhận bệnh, “chia lửa”.

Và khi các đồng nghiệp đang tiếp tục bị cách ly thì những nhân viên y tế tại Bệnh viện 199 của Bộ Công an tại Đà Nẵng cũng trắng đêm trực, chăm sóc người bệnh.

Bữa ăn của một nhân viên ý tế Bệnh viện 119. Ảnh: Bệnh viện 119
Bữa ăn của một nhân viên y tế Bệnh viện 119. Ảnh: Bệnh viện 119

Quay lại thời điểm cuối tháng 7, khi dịch COVID-10 bùng phát lần 2 tại Đà Nẵng, 3 cơ sở y tế lớn của thành phố bị cách ly. Thời điểm đó, Bệnh viện 199 Bộ Công an trở thành nơi “nương tựa” sống còn của hàng trăm bệnh nhân có bệnh lý nặng.

Không còn nhận trọng trách cách ly người nghi mắc COVID-19, không còn phân biệt đâu là bệnh nhân trái tuyến hay đúng tuyến, Bệnh viện 199 huy động toàn bộ nhân viên y tế để “chia lửa” cho các bệnh viện đang bị cách ly.

Bác sĩ Quách Hữu Trung, Giám đốc Bệnh viện 199 cho biết, thời điểm đó, đơn vị phải tiếp nhận tất cả các ca bệnh nặng, đã xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng về điều trị.

“Các trung tâm y tế, bệnh viện trên địa bàn gần như không có những trang thiết bị như máy thở, không đủ nhân lực điều trị những ca bệnh rất nặng nên chúng tôi phải nhận tất cả. Hàng trăm nhân viên y tế đã được tăng cường và xác định dù không chống dịch ngày đêm như đồng nghiệp nhưng phải chia được gánh nặng này với ngành y tế Đà Nẵng” – bác sĩ Trung cho hay.

Dù không trực tiếp ở tuyến đầu chống dịch, nhưng sự vất vả của y bác sĩ ở Bệnh viện 119 vẫn không kém đồng nghiệp ở những bệnh viện khác. Ảnh: Bệnh viện 119
Dù không trực tiếp ở tuyến đầu chống dịch, nhưng sự vất vả của y bác sĩ ở Bệnh viện 119 vẫn không kém đồng nghiệp ở những bệnh viện khác. Ảnh: Bệnh viện 119

Kiêm luôn "bảo mẫu"

Xác định rõ mục tiêu đó nên khi cả thành phố đang lo lắng cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, nhân viên y tế Bệnh viện 199 lặng lẽ vào những ca trực sáng đêm. Họ ở lại, ăn ngủ hẳn ở bệnh viện để tiện thay ca kíp.

Thiếu nhân lực, Bệnh viện 119 chủ động kêu gọi những người tình nguyện đến hỗ trợ. Thiếu vật lực, bệnh viện hỏi thăm những mạnh thường quân để mong có thêm những đồ bảo hộ, bữa cơm cho anh em...

Thế nhưng, dường như không phải là đơn vị trực tiếp chống dịch tuyến đầu nên sự san sẻ cũng hạn chế. Những suất cơm hàng ngày được các mạnh thường quân gửi vào bệnh viện lúc có lúc không. Vậy nhưng, họ chẳng hề than thở.

“Nhân viên y tế chúng tôi vẫn tự bỏ tiền túi ra mua cơm ăn. Hôm nào có cơm của các bếp từ thiện thì chúng tôi chia cho chị em điều dưỡng” – một bác sĩ Bệnh viện 199 cho hay.

Đáng nói là dù chẳng ở đầu tuyến nhưng họ cũng kiệt sức vì bệnh quá nhiều. Ở Bệnh viện 119 cũng rất phổ biến hình ảnh y bác sĩ vào ca trực lúc 1h sáng; hình ảnh nữ điều dưỡng trong bộ đồ bảo hộ nóng nực tìm một góc tường để dựa vào sau giờ làm việc, tranh thủ chợp mắt một chút vì cơ thể gần như không còn đủ sức chịu đựng...

Đặc biệt, nhiều điều dưỡng, bình thường công việc chính hằng ngày là lấy máu, tiêm, truyền dịch, phát thuốc cho người bệnh thì nay bệnh nhân đông, không có người thân chăm, họ phải kiêm luôn cả việc "bảo mẫu" như bón thức ăn, vệ sinh cá nhân...

"Bình thường chăm sóc sức khỏe bệnh nhân là công việc chính nhưng nay thời dịch bệnh, nhân viên y tế chúng tôi còn phải ổn định tâm lý, dỗ ngọt, an ủi bệnh nhân, rằng bệnh viện vẫn là nơi an toàn...", một nữ điều dưỡng kể.

Vất vả là vậy, nhưng ra ca trực, y bác sĩ lại cùng cả đội chia ra túc trực liên tục cho bệnh nhân. Thời chống dịch, 1 đêm ngủ được 2-3 tiếng đã là điều xa xỉ với những người điều dưỡng.

Cuộc chiến với COVID-19 vẫn chưa biết đến hồi kết, cũng có nghĩa ngày họ được nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình vẫn còn xa. Và họ vẫn sẽ còn nhiều lắm những giấc ngủ vội, những bữa cơm vội để vào ca.

Vì, tất cả niềm hy vọng của người dân đang đặt lên những đôi vai nhỏ bé nhưng kiên cường...

20 ngàn suất ăn cho 16 ngày hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu phóng chống dịch ở Đà Nẵng

Ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng cho biết, Liên đoàn Lao động thành phố đang kết hợp với Công đoàn ngành Y tế thành phố thực hiện chương trình 20 ngàn suất ăn cho 16 ngày để hỗ trợ, động viên những y bác sĩ tuyến đầu. Dự kiến chương trình sẽ thực hiện ở hai Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. "Mục đích của chương trình là nâng suất ăn của các y bác sĩ lên 150 ngàn đồng/ người/ ngày thay cho 85 ngàn đồng/ người/ ngày theo quy định chung như hiện nay. Vì nguồn lực của Công đoàn thành phố có hạn, nên chúng tôi mong muốn được sự chung tay của những tổ chức, cá nhân hảo tâm trong cả nước để cùng thự hiện chương trình này", ông Minh nói.

Ngày 15.8, Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động đã quyết định cùng chung tay với Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng bước đầu số tiền 50 triệu đồng để thực hiện chương trình 20 ngàn suất ăn cho 16 ngày hỗ trợ ý bác sĩ phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng.

Mọi sự chung tay xin gởi về Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng, số 48 Pasteur, Đà Nẵng. Số tài khoản: 117000008853 tại Ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng. Hoặc đầu mối liên hệ là ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng qua số điện thoai 0914422179.

Thùy Trang - Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện không để người nghi nhiễm COVID tự ý di chuyển

Hương Giang |

Bộ Y tế vừa có công văn số 1078/KCB-QLCL&CĐT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước, Y tế các bộ, ngành, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học đề nghị tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng và cách ly ca bệnh nghi ngờ COVID-19 tại bệnh viện.

2 ca mắc COVID-19 mới ở Quảng Nam là bà cháu

Thanh Chung |

Tối 14.8, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cung cấp thông tin về kết quả điều tra, xử lý dịch tễ liên quan đến 2 bệnh nhân ở Quảng Nam nhiễm virus SARS-CoV-2 vừa được Bộ Y tế công bố. Đáng chú ý, 2 bệnh nhân là bà cháu.

Y bác sĩ Đà Nẵng: Kiệt sức nhưng không ngã quỵ

Tường Minh - Thùy Trang |

Đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Đà Nẵng phải làm việc trong môi trường căng thẳng, nguy cơ lây nhiễm cao nên luôn mặc những bộ đồ bảo hộ bịt bùng. Và lỡ bữa cơm, kiệt sức... là chuyện thường ngày ở các bệnh viện...

Sáng 15.8: Bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 22 tử vong

Lệ Hà |

Sáng 15.8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xác nhận ca mắc COVID-19 thứ 22 tử vong vì bệnh lý nền nặng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bệnh viện không để người nghi nhiễm COVID tự ý di chuyển

Hương Giang |

Bộ Y tế vừa có công văn số 1078/KCB-QLCL&CĐT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước, Y tế các bộ, ngành, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học đề nghị tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng và cách ly ca bệnh nghi ngờ COVID-19 tại bệnh viện.

2 ca mắc COVID-19 mới ở Quảng Nam là bà cháu

Thanh Chung |

Tối 14.8, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cung cấp thông tin về kết quả điều tra, xử lý dịch tễ liên quan đến 2 bệnh nhân ở Quảng Nam nhiễm virus SARS-CoV-2 vừa được Bộ Y tế công bố. Đáng chú ý, 2 bệnh nhân là bà cháu.

Y bác sĩ Đà Nẵng: Kiệt sức nhưng không ngã quỵ

Tường Minh - Thùy Trang |

Đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Đà Nẵng phải làm việc trong môi trường căng thẳng, nguy cơ lây nhiễm cao nên luôn mặc những bộ đồ bảo hộ bịt bùng. Và lỡ bữa cơm, kiệt sức... là chuyện thường ngày ở các bệnh viện...

Sáng 15.8: Bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 22 tử vong

Lệ Hà |

Sáng 15.8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xác nhận ca mắc COVID-19 thứ 22 tử vong vì bệnh lý nền nặng.