Y bác sĩ Đà Nẵng: Kiệt sức nhưng không ngã quỵ

Tường Minh - Thùy Trang |

Đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Đà Nẵng phải làm việc trong môi trường căng thẳng, nguy cơ lây nhiễm cao nên luôn mặc những bộ đồ bảo hộ bịt bùng. Và lỡ bữa cơm, kiệt sức... là chuyện thường ngày ở các bệnh viện...

Chạy đua với thần chết

Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hiện đang là một trong hai nơi điều trị bệnh COVID-19 với 73 ca bệnh. Riêng khoa Hồi sức tích cực vừa được thành lập mới, đang điều trị 14 bệnh nhân có bệnh nền nặng. Với khoảng 50 y bác sĩ đang làm việc tại đây, mỗi ngày họ như chạy đua với thời gian để giữ chặt bệnh nhân khỏi lưỡi hái của thần chết.

Y bác sĩ ở Đà Nẵng nỗ lực chống dịch COVID-19. Ảnh: Trang Thùy
Y bác sĩ ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng nỗ lực chống dịch COVID-19. Ảnh: Trần Thanh

Nói chạy đua là bởi, đa phần những bệnh nhân này mắc các bệnh nền rất nghiêm trọng như suy thận mạn, suy tim, đái tháo đường, thậm chí là ung thư di căn. Không cần mắc COVID-19, riêng bệnh nền của họ cũng đã khiến nguy cơ tử vong rất cao, công tác điều trị của y bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn.

Thế nhưng, các y bác sĩ họ vẫn không chùn bước. Đáng chú ý là ngoài bác sĩ, những nữ điều dưỡng tại đây đều là những người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé nhưng bước chân lại thoăn thoắt. Trong phòng làm việc, họ chăm chú theo dõi những bệnh án, đơn thuốc. Trong phòng bệnh, họ phải mặc những bộ đồ bảo hộ kín mít, theo dõi từng chỉ số sinh tồn của bệnh nhân qua hàng loạt máy móc...

Hỏi về sự vất vả của đội ngũ y bác sĩ, bác sĩ Trần Hữu Chinh – bác sĩ Hồi sức tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy nhắc ngay, nếu các y bác sĩ thường chỉ vào phòng bệnh khi thực hiện thủ thuật hoặc bệnh nhân trở nặng, nhiều nhất thì 2 đến 3 tiếng nhưng các điều dưỡng gần như phải có mặt thường trực.

“Làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao nên tất cả mọi người phải mặt đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân. Chỉ cần đứng tầm nửa tiếng nhiều người đã không chịu nổi. Đến khi bước ra, họ bị mất nước, mất muối, không ít chị em bị kiệt sức, ngất xỉu” – bác sĩ Chinh chia sẻ.

Kiệt sức nhưng không ngã quỵ

Vật vả là vậy thế nhưng một nữ điều dưỡng đến từ Bệnh viện Đà Nẵng cho hay: “Có chị em lúc đầu đến chi viện cho bệnh viện chỉ đứng 1 tiếng đã hoa mắt chóng mặt. Nhưng ngày hôm sau họ cố gắng đứng 2 tiếng rồi hôm sau là 3 tiếng. Cứ như vậy, cường độ công việc khiến chúng tôi quen dần mà thích nghi”.

Vì người bệnh, nên lỡ bữa cơm hay kiệt sức là chuyện thường ngày ở bệnh viện. Ảnh: Trang Thùy
Vì người bệnh, nên lỡ bữa cơm hay kiệt sức là chuyện thường ngày ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: Trang Thùy

Nói vậy nhưng một ngày họ phải ra vào phòng bệnh liên tục, mà mỗi lần bước ra phải tắm gội để tránh nhiễm khuẩn. Mái tóc các chị chưa kịp khô đã phải lại mặc đồ bảo hộ trở lại chăm bệnh khi có bệnh nhân trở nặng.

“Nhiều chị em cứ để tóc ướt cả ngày, đêm về đau đầu không ngủ được. Có nhiều chị đã phải cắt đi mái tóc để có sức chống dịch” – nữ điều dưỡng Như Ngọc chia sẻ.

Đó là còn chưa kể, những bữa cơm của họ chẳng còn biết giờ giấc. Cơm được mang đến dù có nóng cũng thành nguội lạnh. Có lúc đang ăn dở hộp cơm ở hành lang nhưng nghe bệnh nhân có vấn đề, bác sĩ chạy trước thì các chị cũng bỏ ngang chạy theo sau.

Thêm nữa, hơn 20 ngày xa gia đình, nhắc đến con cái, các chị lại lảng đi không dám nói. Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Trang, Bệnh viện Đà Nẵng kể: “Những ngày làm việc liên tục, trong phòng bệnh không thể sử dụng điện thoại, tôi không có thời gian để gọi về nhà. Rồi chồng giận, tôi cũng chẳng có sức để giải thích. Đến khi báo chí viết bài về bệnh viện, anh mới hiểu rồi nhắn hỏi, sao làm vất vả quá!”.

Còn với các con, dù có ông bà và ba chăm sóc nhưng có lần gọi video thấy mẹ, các cháu khóc đòi, chị Trang chỉ biết tắt máy để mọi người dỗ. “Chúng tôi ở đây chẳng còn sợ hãi điều gì cả. Chỉ có chiến đấu mới sớm về với gia đình thôi” – tâm sự của chị Trang khiến nhiều người lặng đi.

Những ngày xa nhà, áp lực công việc khiến người phụ nữ nhỏ bé càng gầy đi trong bộ đồ bảo hộ khổng lồ, vậy nhưng nghe tiếng đồng nghiệp gọi, chị liền đứng dậy chạy vào khoa. Nhiều điều dưỡng khác đang hong tóc ngoài sân cũng chạy theo vào.

Chắc lại có một ca bệnh đang trở nặng, họ sẽ lại để nguyên mái tóc còn chưa kịp khô, mặc đồ bảo hộ để lao vào phòng bệnh. Giờ ăn trưa cũng đến rồi, bên ngoài cửa khoa, các nhân viên khác trong bệnh viện đã để sẵn các suất cơm trong hộp. Nhưng chắc hôm nay và nhiều ngày nữa, họ vẫn sẽ lỡ bữa cơm trưa, cơm chiều.

20 ngàn suất ăn cho 16 ngày hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu phóng chống dịch ở Đà Nẵng

Ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng cho biết, Liên đoàn Lao động thành phố đang kết hợp với Công đoàn Ngành Y tế thành phố thực hiện chương trình 20 ngàn suất ăn cho 16 ngày để hỗ trợ, động viên những y bác sĩ tuyến đầu. Dự kiến chương trình sẽ thực hiện ở hai Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. "Mục đích của chương trình là nâng suất ăn của các y bác sĩ lên 150 ngàn đồng/ người/ ngày thay cho 85 ngàn đồng/ người/ ngày theo quy định chung như hiện nay. Vì nguồn lực của Công đoàn thành phố có hạn, nên chúng tôi mong muốn được sự chung tay của những tổ chức, cá nhân hảo tâm trong cả nước để cùng thự hiện chương trình này", ông Minh nói.

Tường Minh - Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

COVID-19: "Sẽ không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa"

Thuỳ Linh |

Sáng 14.8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 Đà Nẵng được xuất viện

THUỲ TRANG |

Ngày 14.8, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng tiếp tục trao giấy xuất viện cho 5 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh.

Nhiều ca mắc COVID-19 nặng, Bộ Y tế tiếp tục cử chuyên gia vào miền Trung chi viện

Lệ Hà |

Trưa ngày 13.8, Bộ Y tế tiếp tục cử các chuyên gia, giáo sư đầu ngành vào miền Trung chống dịch COVID-19.

Cả nước còn 15 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm

Thùy Linh |

Hiện các bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 24 bệnh viện, trong đó có khoảng 15 bệnh nhân nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo….phải thở máy, ECMO, tiên lượng tử vong cao. 

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

COVID-19: "Sẽ không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa"

Thuỳ Linh |

Sáng 14.8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 Đà Nẵng được xuất viện

THUỲ TRANG |

Ngày 14.8, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng tiếp tục trao giấy xuất viện cho 5 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh.

Nhiều ca mắc COVID-19 nặng, Bộ Y tế tiếp tục cử chuyên gia vào miền Trung chi viện

Lệ Hà |

Trưa ngày 13.8, Bộ Y tế tiếp tục cử các chuyên gia, giáo sư đầu ngành vào miền Trung chống dịch COVID-19.

Cả nước còn 15 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm

Thùy Linh |

Hiện các bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 24 bệnh viện, trong đó có khoảng 15 bệnh nhân nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo….phải thở máy, ECMO, tiên lượng tử vong cao.