Người dân dần thay đổi ý thức, thị trường vàng mã ế ẩm

MINH HÀ |

Những năm trước, đồ cúng ông Công, ông Táo thường rơi vào tình trạng “cháy hàng” từ sớm thì năm nay, dù đã cận ngày 23 tháng Chạp, thị trường vàng mã ế ẩm trông thấy, rất ít người hỏi mua.

Thị trường vàng mã ế ẩm, sức mua giảm

Ngày 23 tháng Chạp - cúng ông Công ông Táo được xem là cột mốc đánh dấu kết thúc một năm cũ, chuẩn bị chào đón Tết Nguyên đán. Do đó, đến sát ngày này, khắp các chợ đều bày bán vàng mã cúng đưa ông Công, ông Táo.

Phố Hàng Mã gần đến ngày ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán rực rỡ với đủ loại mặt hàng, người đi bộ lẫn xe cộ nườm nượp, khiến cho con phố vốn nhỏ càng chật chội và náo nhiệt hơn. Hàng hóa bày la liệt nhưng phần lớn là bán đồ trang trí Tết, chỉ có khoảng 3-4 cửa hàng trưng bộ đồ lễ ông Công, ông Táo lẫn vàng mã.

Nằm khiêm tốn ở một góc nhỏ trên con phố tấp nập này là cửa hàng bán đồ lễ của bà Ngô Thị Lan. Trong khi các cửa hàng bán đồ trang trí Tết kế bên tấp nập người mua hàng thì bà Lan ngồi hàng tiếng đồng hồ vẫn không gặp một khách nào.

Bà Lan cho biết, nhiều năm trước, mặt hàng đồ cúng ông Công, ông Táo thường “cháy hàng” từ sớm, thì năm nay những món hàng này lại rơi vào tình trạng ế ẩm, rất ít người hỏi mua. Lý giải điều này, bà Lan cho rằng, nguyên nhân là do năm nay kinh tế khó khăn, tâm lý người dân không còn chuộng đốt vàng mã như trước để tránh lãng phí. Chưa kể, miền Bắc đang trong đợt rét kỷ lục của năm, khiến phố Hàng Mã kém tấp nập hơn so với mọi năm.

“Những năm trước, người dân chi gần tiền triệu để mua đồ cúng nhưng năm nay chỉ chọn mua những thứ thiết yếu. Sát ngày rồi mà chưa thấy gì, không biết những ngày tới, việc buôn bán có khá hơn không”- bà Lan buồn rầu nói.

Theo khảo sát tại nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một bộ ông Công, ông Táo gồm 3 mũ, 3 bộ quần áo cỡ nhỏ được bán với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/bộ. Bộ cỡ trung bình có giá từ 100.000 - 120.000 đồng/bộ và loại cỡ to giá từ 150.000-170.000 đồng/bộ.

Đắt hơn là loại hàng làm bằng giấy với chi tiết hoa văn cầu kỳ, có mùi thơm và màu bóng có giá không dưới 300.000 đồng/bộ.

Không riêng bà Lan, nhiều chủ cửa hàng cũng cho biết, giá cả năm nay tăng không đáng kể, mặt hàng thiết yếu được nhiều người chọn mua là mũ, áo, cá chép giấy, tiền vàng… Còn những mặt hàng xa xỉ khác rất ít người hỏi mua, sức mua giảm.

Người dân thay đổi ý thức về đốt vàng mã

Hằng năm, cứ đến ngày ông Công, ông Táo, chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (quận Hà Đông, Hà Nội) sắm đầy đủ lễ vật để cúng tiễn Táo quân (gồm cả tiền vàng, quần áo, tiền âm phủ…) về trời với mong muốn có một năm thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, năm nay chị đã tiết giảm bớt một số thủ tục.
“Ngày ông Công, ông Táo, tôi chỉ mua một tệp tiền âm phủ và 2 con cá chép phóng sinh, bỏ hẳn việc đốt quần áo, giày, mũ. Tôi nghĩ đốt nhiều tốn tiền, lãng phí, lại ô nhiễm không khí” - chị Hằng chia sẻ.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung cho rằng, đốt vàng mã là một phong tục đã tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu. Với quan niệm "trần sao âm vậy", nhiều người đã cố gắng thể hiện tất cả tấm lòng của mình với người đã khuất bằng cách đốt tiền vàng. Đây cũng là cách để họ tin rằng, người thân của mình "ở thế giới bên kia" sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ.

Theo ông Trung, khác với những năm trước, việc đốt vàng mã thường được thực hiện theo kiểu tranh nhau "hối lộ" cõi âm, mặc kệ "hao tiền, tốn của" thì 1-2 năm gần đây, số người đốt vàng mã với số lượng lớn đã ít đi. Những ngày như ngày ông Công, ông Táo, nhiều nhà đã không còn đốt quần áo, giày dép mà chỉ đốt ít tiền vàng giấy.

“Tôi cho rằng, việc đốt vàng mã không xấu, tuy nhiên, chúng ta nên duy trì nó trong một chừng mực nhất định. Bởi lẽ sự khỏe mạnh và thành đạt của con người đa phần đều là do sự cố gắng, phấn đầu và rèn luyện, tu dưỡng của từng người, không phải cứ đốt nhiều vàng mã là được” - ông Trung nói.

MINH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Vàng mã phục vụ lễ ông Công ông Táo giảm giá vẫn vắng khách mua

HẢI ĐĂNG |

Dù mẫu mã đa dạng, bắt mắt nhưng thị trường vàng mã trước Tết ông Công ông Táo năm nay lại ảm đạm, giá thành giảm sút.

Chợ vàng mã TPHCM đông nghẹt trong ngày cao điểm cận Tết Nguyên đán

KHÁNH LINH - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Những ngày sát Tết Nguyên đán 2024, chợ Thiếc (Quận 11) lại tấp nập người mua kẻ bán. Khác với mọi năm, năm nay, khách hàng tới chợ chỉ mua vàng mã với số lượng ít...

Đốt vàng mã - lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng lạm dụng, lãng phí

Quỳnh Trang |

Đốt vàng mã các dịp Lễ, Tết, mồng một, ngày rằm... từ lâu vốn được xem như tập tục truyền thống trong thờ cúng tổ tiên của người Việt. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, việc làm này đang bị biến tướng, lãng phí, làm sai lệch ý nghĩa của nét văn hóa đẹp.

40 ông đồ sẽ cho chữ tại Hội chữ xuân Giáp Thìn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Anh Vũ |

Trong năm 2023, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành điểm đến lý tưởng cho khoảng 2 triệu lượt người dân và du khách trải nghiệm và khám phá.

Cận cảnh cặp đào gốc khủng giá 200 triệu đồng ở Hà Nội

NHẬT MINH |

Vào những ngày cận Tết, nhiều cây đào với đa dạng mẫu mã, kích thước đã xuất hiện trên phố Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội). Trong đó, nổi bật là hai cây đào gốc khủng được trồng trong nhiều năm, rao bán với giá 200 triệu đồng.

25 năm mới được về quê ăn Tết

Hiếu Anh |

Bồi hồi xúc động khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, bà Hà Thị Huyền, 60 tuổi, quê ở Hưng Yên đang làm ăn sinh sống ở Đồng Nai tâm sự, 25 năm rồi (từ 1999 đến nay), bà mới được về quê ăn Tết.

Em bé đầu tiên ở Việt Nam được thông tim trong bào thai chào đời khoẻ mạnh

Thanh Chân - Ngọc Lê |

TPHCM - 9h17 ngày 30.1, em bé trong ca thông tim bào thai đầu tiên của Việt Nam đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ. Bé trai nặng 2,9 kg, khóc to khi chào đời, thở khí trời.

Danh sách nhà thầu “bỏ chạy” bị Cục dự trữ khu vực Hà Nội xử phạt

Hiếu Anh |

Cục dự trữ nhà nước khu vực Hà Nội thông báo danh sách nhiều nhà thầu "bỏ chạy" sau khi trúng các gói thầu dự trữ gạo quốc gia.

Vàng mã phục vụ lễ ông Công ông Táo giảm giá vẫn vắng khách mua

HẢI ĐĂNG |

Dù mẫu mã đa dạng, bắt mắt nhưng thị trường vàng mã trước Tết ông Công ông Táo năm nay lại ảm đạm, giá thành giảm sút.

Chợ vàng mã TPHCM đông nghẹt trong ngày cao điểm cận Tết Nguyên đán

KHÁNH LINH - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Những ngày sát Tết Nguyên đán 2024, chợ Thiếc (Quận 11) lại tấp nập người mua kẻ bán. Khác với mọi năm, năm nay, khách hàng tới chợ chỉ mua vàng mã với số lượng ít...

Đốt vàng mã - lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng lạm dụng, lãng phí

Quỳnh Trang |

Đốt vàng mã các dịp Lễ, Tết, mồng một, ngày rằm... từ lâu vốn được xem như tập tục truyền thống trong thờ cúng tổ tiên của người Việt. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, việc làm này đang bị biến tướng, lãng phí, làm sai lệch ý nghĩa của nét văn hóa đẹp.