40 ông đồ sẽ cho chữ tại Hội chữ xuân Giáp Thìn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Anh Vũ |

Trong năm 2023, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành điểm đến lý tưởng cho khoảng 2 triệu lượt người dân và du khách trải nghiệm và khám phá.

Vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp tới, Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tiếp tục mang đến một không gian đặc biệt với Hội chữ Xuân và nhiều hoạt động văn hóa truyền thống.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho biết: Năm 2023, lượng du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, đạt khoảng 2 triệu lượt người, trong đó có 1,5 triệu lượt là du khách mua vé tham quan, và số còn lại chủ yếu là học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Nhằm tăng cường sức hấp dẫn của Di tích quốc gia này, Trung tâm đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tổng thể khu di tích. Điều này bao gồm việc đề xuất các hạng mục trùng tu và tôn tạo để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã tổ chức thành công hoạt động tour đêm mang tên “Tinh hoa đạo học,” mang đến trải nghiệm mới cho du khách.

Trong năm 2024, dự kiến sẽ có những nâng cấp và cải tiến đối với tour này, nhằm thu hút nhiều du khách quốc tế hơn.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và Triển lãm thư pháp “Hiếu học” sẽ là những sự kiện chính tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lễ khai mạc Hội chữ Xuân sẽ diễn ra vào tối 3.2 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Quý Mão) tại Hồ Văn.

Đặc biệt, Hội chữ Xuân năm nay sẽ có sự tham gia của 40 ông đồ với các lều chữ được bố trí xung quanh Hồ Văn, phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu xuân.

Ngoài ra, triển lãm thư pháp với chủ đề “Hiếu học” sẽ trưng bày 50 tác phẩm tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh Hồ Văn.

Hội chữ Xuân năm nay không chỉ là nơi tận hưởng không khí xuân truyền thống mà còn là dịp để du khách thưởng ngoạn những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Các hoạt động như tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống, giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, và chương trình biểu diễn nghệ thuật đa dạng sẽ làm phong phú thêm không gian Tết của thủ đô Hà Nội.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Đức và Phu nhân thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Linh Nhi - Hải Nguyễn |

Trưa 23.1, sau khi đến Việt Nam, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân đã tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thưởng thức cà phê trong ngõ nhỏ ở Hà Nội.

Hà Nội tăng giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long

KHÁNH AN |

Chiều 6.12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội.

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng hiếu học của người Hưng Yên

Bài và ảnh Kim Sơn |

Người xưa dựng lên các công trình di tích nho học với mục đích đề cao việc học tập, tôn vinh đạo học và những người đỗ đạt, lấy đó làm nguồn động viên, khuyến khích mọi người không ngừng học tập, bồi dưỡng tri thức cho bản thân. Theo thống kê vào thời Nguyễn, cả nước có khoảng 28 Văn miếu hàng tỉnh trở lên nhưng ngày nay chỉ còn lại một số di tích như Văn miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội), Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Mao Điền (Hải Dương)... Một trong những Văn miếu cấp tỉnh còn lưu giữ được nhiều hiện vật và cấu trúc thờ tự cho đến nay là Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên).

Trên 100 hộ dân hơn 10 năm lay lắt ngóng tiền hỗ trợ tạm cư từ dự án của Vinaconex

Hiếu Anh - Tường Vân |

Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc do Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex là chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Dự án hoàn thiện nhiều năm nay nhưng trên 100 hộ dân thuộc diện phải di dời, nhường đất cho dự án vẫn mỏi mòn chờ đợi tiền hỗ trợ tạm cư.

Cảnh sát 113 đi tuần kịp thời cứu người nghi bệnh tim nằm trong hẻm nửa đêm

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Lúc nửa đêm, Cảnh sát 113 đang đi tuần thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động trong hẻm, qua kiểm tra thấy tim đập yếu nên liền gọi xe cứu thương và hỗ trợ đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Tìm thấy manh mối vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất mọi thời đại

Song Minh |

Vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất mọi thời đại vừa được các nhà thám hiểm tuyên bố đã tìm thấy manh mối.

Chợ lá dong độc nhất Hà Thành nhộn nhịp khi Tết đến

THẾ ĐẠI |

Từ nhiều năm nay, chợ lá dong phố Trần Quý Cáp (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội) cứ mỗi độ Tết đến lại tấp nập. Những bó lá xanh mướt, lạt gói bánh chưng là những mặt hàng bày bán tại nơi đây.

Hình ảnh Táo Quân 2024 và câu chuyện về chung cư mini

Anh Trang |

Chương trình Táo Quân 2024 có nhiều thay đổi từ mô tuýp tới nghệ sĩ tham gia.

Tổng thống Đức và Phu nhân thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Linh Nhi - Hải Nguyễn |

Trưa 23.1, sau khi đến Việt Nam, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân đã tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thưởng thức cà phê trong ngõ nhỏ ở Hà Nội.

Hà Nội tăng giá vé tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long

KHÁNH AN |

Chiều 6.12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội.

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng hiếu học của người Hưng Yên

Bài và ảnh Kim Sơn |

Người xưa dựng lên các công trình di tích nho học với mục đích đề cao việc học tập, tôn vinh đạo học và những người đỗ đạt, lấy đó làm nguồn động viên, khuyến khích mọi người không ngừng học tập, bồi dưỡng tri thức cho bản thân. Theo thống kê vào thời Nguyễn, cả nước có khoảng 28 Văn miếu hàng tỉnh trở lên nhưng ngày nay chỉ còn lại một số di tích như Văn miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội), Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Mao Điền (Hải Dương)... Một trong những Văn miếu cấp tỉnh còn lưu giữ được nhiều hiện vật và cấu trúc thờ tự cho đến nay là Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên).