Hiến kế 3 giải pháp xử lý doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Thùy Linh - Ngô Cường |

Thời gian qua, không ít doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, đẩy người lao động vào tình cảnh chơi vơi, không biết bấu víu vào đâu. Giải pháp nào để giải quyết tình trạng này là mối quan tâm của nhiều người lao động.

Thực trạng đã diễn ra từ lâu

Bảo hiểm xã hội được coi là "tấm khiên" vững chắc bảo vệ, hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì, ổn định cuộc sống của họ và gia đình họ.

Thế nhưng, thời gian qua, không ít doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, đẩy người lao động vào tình cảnh chơi vơi, không biết bấu víu vào đâu.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang nhận được nhiều quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là những người lao động hàng ngày hàng giờ đang trông chờ các chính sách thiết thực đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng: Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội thì tình hình trốn đóng, chậm đóng hoặc đóng không đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động là thực trạng đã diễn ra từ lâu.

Trên thực tế, nhiều người sử dụng lao động khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, nhưng lại không đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Do đó, trong nhiều trường hợp, người lao động lẽ ra được hưởng bảo hiểm xã hội ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (chế độ ngắn hạn) thì lại không được hưởng vì lý do thời gian đó họ chưa đóng bảo hiểm xã hội. Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động họ chưa thực hiện đóng.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đưa ra 3 giải pháp để hạn chế tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đưa ra 3 giải pháp để hạn chế tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Cần áp dụng đồng bộ các giải pháp

Để giải quyết vấn đề này, theo Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

Trước hết, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thu bảo hiểm xã hội. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ quan Bảo hiểm xã hội, có trách nhiệm thanh tra thu, kiểm tra và đôn đốc. Cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ theo dõi được các biến động về lao động, tiến độ đóng của người sử dụng lao động để họ có trách nhiệm

Thứ hai, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, thanh tra lao động cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ ba, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, chính người lao động cũng cần có những biện pháp tự bảo vệ mình. Hiện nay, hệ thống thông tin về bảo hiểm xã hội được đầu tư rất lớn và tương đối hiện đại.

"Qua việc tra cứu trên hệ thống, người lao động có thể biết được việc tham gia bảo hiểm xã hội của mình đang được diễn ra như thế nào, có thể giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động" - ông Nghĩa nói.

Khi nhận thấy có việc chậm đóng, người lao động cần phải có ý kiến ngay đối với người sử dụng lao động, thông qua tổ chức đại diện của mình là tổ chức Công đoàn. Để từ đó, Công đoàn sẽ có ý kiến mạnh mẽ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Tiếp đó, người lao động có thể có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước, để cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Theo đại biểu, những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn sẽ thấy rằng, việc chăm lo cho người lao động chính là chăm lo cho sự phát triển của doanh nghiệp, không ai muốn thay đổi người lao động liên tục. Vì kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp rất cần để phát triển.

Vừa qua, Báo Lao Động đăng tải loạt bài phản ánh về tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, thậm chí có doanh nghiệp nợ với số tiền lớn, vượt cả vốn điều lệ.

Việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thời gian qua xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn... khiến người lao động không được hưởng chế độ như ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, muốn rút bảo hiểm xã hội một lần cũng không được, về già cũng không có lương hưu…

Đây là những hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội, khiến xã hội không thể phát triển bền vững.

Thùy Linh - Ngô Cường
TIN LIÊN QUAN

Lao động lớn tuổi muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu

Mỹ Ly |

Hiện nay, không ít công nhân nghỉ việc trước khi đến tuổi nghỉ hưu, phần do sức khỏe không đáp ứng được nhu cầu công việc, phần do bị sa thải trong làn sóng cắt giảm nhân sự. Nhiều người bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu khi về già.

Có thể áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội cùng thời điểm cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, nếu kỳ họp 7 thông qua dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì có thể áp dụng vào thời điểm trùng với cải cách tiền lương (ngày 1.7.2024).

Quy định về thuế thu nhập cá nhân lạc hậu cả chục năm

Thùy Linh - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, thuế thu nhập cá nhân hiện hành với các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến, mức giảm trừ gia cảnh... không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát... Có nội dung đã lạc hậu cả chục năm.

Á hậu Phương Nga: Hoa hậu, á hậu phải nỗ lực để được nhãn hàng chú ý

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, Á hậu Bùi Phương Nga chia sẻ về sức ép giữ hình ảnh và nỗ lực phấn đấu suốt hành trình dài để biến cơ hội thành thời cơ phát triển bản thân.

Khởi tố người giúp sức bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định bị can Dương Tấn Trước giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đón bằng công nhận Bảo vật quốc gia với tượng Quan Thế Âm ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Ngày 4.11, UBND phường Nhân Hoà (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thị xã Quế Võ tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Bảo vật quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đối với Tượng Quan Thế Âm ở chùa Cung Kiệm.

Lao công, tạp vụ vui mừng khi biết sẽ nhận thưởng Tết bằng hiệu trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Trường Đại học Công Thương TPHCM đã thông báo mức thưởng Tết Nguyên đán 2024, theo đó toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động nhà trường đều được hưởng mức thưởng 20 triệu đồng.

Trại bò sữa Tuyên Quang lộ thêm điểm xả thải, người dân muôn phần bất an

Nguyễn Tùng |

Thủy điện Thác Bà dừng xả nước, những điểm xả thải ngầm từ trại bò sữa của Công ty Cổ phần Hồ Toản lộ ra dưới lòng sông Chảy cùng dòng nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối cũng là lúc người dân của 2 tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái thêm phần bất an.

Lao động lớn tuổi muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu

Mỹ Ly |

Hiện nay, không ít công nhân nghỉ việc trước khi đến tuổi nghỉ hưu, phần do sức khỏe không đáp ứng được nhu cầu công việc, phần do bị sa thải trong làn sóng cắt giảm nhân sự. Nhiều người bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu khi về già.

Có thể áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội cùng thời điểm cải cách tiền lương

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, nếu kỳ họp 7 thông qua dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì có thể áp dụng vào thời điểm trùng với cải cách tiền lương (ngày 1.7.2024).

Quy định về thuế thu nhập cá nhân lạc hậu cả chục năm

Thùy Linh - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, thuế thu nhập cá nhân hiện hành với các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến, mức giảm trừ gia cảnh... không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát... Có nội dung đã lạc hậu cả chục năm.