Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Không phải “chìa khóa” duy nhất tăng đối tượng tham gia BHXH

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 2.11, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Ủy ban Xã hội đồng tình với việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng nêu tại tờ trình của Chính phủ.

Tuy nhiên, đây không phải là “chìa khóa” duy nhất để đạt được mục tiêu về tăng tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đã được Nghị quyết số 28 đề ra, mà phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình cụ thể việc mở rộng đối tượng người lao động là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh mà không mở rộng đối tượng tham gia là chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh.

Đồng thời, làm rõ tính đồng bộ giữa quy định của dự thảo với quy định của pháp luật liên quan và tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Cơ quan soạn thảo cũng cần làm rõ việc xác định người sử dụng lao động, mức đóng bảo hiểm xã hội khi bổ sung nhóm người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố, việc đảm bảo kinh phí, tác động đối với ngân sách nhà nước…

Đồng thời, làm rõ quan điểm của cơ quan soạn thảo về việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với nhóm người lao động mới vừa là người lao động, vừa là người sử dụng lao động, lao động công nghệ, lao động tự do hoạt động chia sẻ công việc… về căn cứ, lý do.

Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu có thể theo hướng làm rõ các tiêu chí đối với quy định giao trách nhiệm cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định các đối tượng khác tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khác.

Có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần”?

Về điều kiện hưởng lương hưu, Ủy ban Xã hội cho rằng, quy định về việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống còn 15 năm như dự thảo là phù hợp với quan điểm định hướng của Nghị quyết số 28 và tạo điều kiện, thu hút nhóm người lao động cao tuổi (từ 45 tuổi đến 55 tuổi).

Đề xuất này cũng giúp một số nhóm đối tượng đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần cũng có thể tham gia hoặc quay lại tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.

Đồng thời, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian, chờ nhận lương hưu khi đến tuổi quy định, tạo cơ hội giữ người lao động ở lại trong hệ thống bảo hiểm xã hội.

Việc giảm điều kiện về thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí sẽ góp phần thúc đẩy tính liên kết đa tầng, linh hoạt của hệ thống.

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, khi hưởng mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu sẽ khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài và đầy đủ. Tuy nhiên, với mức lương hưu hằng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng, được quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế, khi mất có chế độ tiền tuất thì sẽ góp phần bảo đảm tốt hơn cuộc sống khi về già của người lao động.

Tuy nhiên, để có cơ sở vững chắc giúp Quốc hội xem xét, quyết định, bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị, cơ quan soạn thảo giải trình kỹ lưỡng, thuyết phục về việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ của bảo hiểm xã hội, khía cạnh kinh tế của vấn đề hay việc thay đổi quan điểm về mức sàn an sinh xã hội tối thiểu khi sửa đổi luật lần này.

Tiếp đó, Chính phủ cần thể hiện rõ quan điểm về lương hưu của một số nhóm lao động (không chuyên trách cấp xã, thôn, nhất là lao động nữ) sẽ hưởng mức lương hưu thấp hơn chuẩn nghèo (ngưỡng mức sống tối thiểu của một cá nhân), thì khi đó, Nhà nước có điều chỉnh để mức lương hưu cao hơn không, dự báo về nguồn ngân sách sẽ chi trả như thế nào?

Ngoài ra, cần làm rõ việc liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” không và nghiên cứu điều chỉnh giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động xuống 15 năm.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.

Đề xuất phương án chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội chỉ được rút tối đa 50%

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất phương án sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn viên công đoàn, người lao động Hà Nội đề nghị trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Á hậu Phương Nga: Hoa hậu, á hậu phải nỗ lực để được nhãn hàng chú ý

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, Á hậu Bùi Phương Nga chia sẻ về sức ép giữ hình ảnh và nỗ lực phấn đấu suốt hành trình dài để biến cơ hội thành thời cơ phát triển bản thân.

Bán xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử: Doanh nghiệp nói "không hợp lý"

Cường Ngô |

Hàng chục nghìn cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế nhằm ngăn chặn hàng giả, trốn thuế. Tuy nhiên, có doanh nghiệp bán lẻ cho rằng, điều này không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ thủ tiêu chứng cứ ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Khi biết đàn em bị bắt giữ lúc rút 800 triệu đồng, Nguyễn Minh Thành - trùm đường dây đánh bạc nghìn tỉ đã chỉ đạo đồng phạm thủ tiêu loạt chứng cứ.

Đường cửa ngõ phía Đông TPHCM sắp được chi hơn 2.000 tỉ đồng mở rộng

HỮU CHÁNH |

Đường Nguyễn Thị Định nằm ở cửa ngõ phía Đông TPHCM đang được Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) đề xuất nâng cấp, mở rộng với tổng mức đầu tư hơn 2.075 tỉ đồng.

Dàn cảnh mua cà phê rồi cướp điện thoại giữa ban ngày

NGUYÊN ANH - PHƯƠNG VŨ |

Đoạn clip trích xuất từ camera nhà dân ghi lại cảnh 2 thanh niên vào tiệm cà phê ở TP Rạch Giá (Kiên Giang), 1 người ngồi đợi trên xe máy, 1 người vào mua rồi lợi dụng người bán sơ hở đã cướp điện thoại và tẩu thoát.

Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.

Đề xuất phương án chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội chỉ được rút tối đa 50%

PHẠM ĐÔNG |

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất phương án sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn viên công đoàn, người lao động Hà Nội đề nghị trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.