Đề nghị xử lý hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Dự thảo luật đề xuất ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc từ 6 tháng trở lên, tuy nhiên đại biểu Quốc hội đề nghị hành vi này phải xử lý hình sự.

Đề nghị Công đoàn có quyền kiến nghị khởi tố hành vi trốn đóng bảo hiểm

Chiều 2.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo đó, dự thảo luật bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH (Điều 29); đồng thời, đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.

Trong đó quy định cụ thể hành vi: chậm đóng BHXH và trốn đóng BHXH; quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng (như lĩnh vực thuế).

Quy định việc quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng.

Cơ quan BHXH có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ. Ảnh: Phạm Đông

Về việc xử lý vi phạm chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị bổ sung thêm cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Trong đó, đại biểu đề nghị bổ sung tổ chức Công đoàn có quyền kiến nghị khởi tố hoặc các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội qua giám sát cũng có quyền kiến nghị khởi tố chứ không phải chỉ có một đơn vị BHXH.

Với hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm, đại biểu Huỳnh Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, dự thảo luật chưa đặt trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở lĩnh vực BHXH.

Cần lượng hóa trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách BHXH để tình trạng trốn đóng, chậm đóng giảm chứ không thể gia tăng theo tốc độ như thời gian qua.

Theo đại biểu, nhiều doanh nghiệp FDI ngoài việc chậm đóng thì còn trốn đóng khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất đã để lại hàng trăm nghìn người lao động vất vả trong thụ hưởng chính sách ốm đau, thai sản.

Về việc xử lý, đại biểu cho rằng, với tình trạng hiện nay, dự thảo luật không nên quy định việc trốn đóng BHXH 6 tháng trở lên thì phải ngừng sử dụng hóa đơn.

Bởi khi đã trốn đóng bảo hiểm thì phải áp dụng quy định pháp luật hình sự chứ chỉ dừng ở mức ngừng hóa đơn sẽ không đủ sức răn đe, tác động đến doanh nghiệp. Việc ngừng hóa đơn chỉ áp dụng khi chậm đóng bảo hiểm bắt buộc.

Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trốn đóng BHXH gần như bằng 0

Phát biểu ý kiến, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu nêu rõ, hành vi trốn đóng BHXH là vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, từ trước đến giờ, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử gần như bằng 0. Vậy, quy định hành vi này trong thực tế ra sao, nghẽn ở chỗ nào, tại sao có quy định rồi mà mãi không xử lý được trong khi hành vi trốn đóng rất phổ biến?

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Phạm Đông

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp cao tại Hà Nội (Đoàn Thừa Thiên Huế) - nêu thực tế nhiều doanh nghiệp lách luật để “né” đóng BHXH cho người lao động.

“Chúng ta cũng thấy, doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động mất khoảng 25% chi phí sản xuất, một con số rất nhiều ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp sẽ tìm cách né tránh” - đại biểu nói và cho biết, doanh nghiệp né tránh bằng cách cho người lao động trợ cấp, nhận bổ sung chứ không tính vào tiền lương.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hải, thời gian qua, rất hiếm trường hợp xử lý, có chăng xử lý thì xử lý hình sự đối với pháp nhân chứ chưa có trường hợp nào xử lý đối với cá nhân.

“Đây cũng là vấn đề đặt ra của các cơ quan Nhà nước để quản lý, cần có một chính sách để quản lý hợp lý đối với các quy định của doanh nghiệp lách luật” - ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần

Phạm Đông - Trần Vương |

Để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật đề xuất 2 phương án.

Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.

Hà Nội FC thua Công an Hà Nội 0-2 trong ngày ra mắt huấn luyện viên Đinh Thế Nam

NHÓM PV |

Không tận dụng được cơ hội tạo ra, Hà Nội FC nhận thất bại thứ hai liên tiếp tại Night Wolf V.League 2023-2024.

Tin 20h: Ga Yên Bái qua thời doanh thu 2 tỉ/tháng, nhân viên thay nhau nghỉ

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 3.11: Ga Yên Bái qua thời hoàng kim, doanh thu chỉ còn khoảng 30 triệu/tháng; Làm rõ vụ khách hàng tố bị áp đặt mua chứng chỉ quỹ khi gửi tiết kiệm; Ngổn ngang tại công viên Tuổi trẻ Thủ đô sau 5 tháng phá dỡ các công trình vi phạm...

Triệt phá đường dây bán dâm có nhiều ca sĩ, người mẫu nổi tiếng trong showbiz Việt

Việt Dũng |

Cục Cảnh sát Hình sự vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triệt phá đường dây mua bán dâm với quy mô lớn, có nhiều người nổi tiếng trong showbiz Việt.

Xem xét lương cho người nghỉ hưu khi cải cách tiền lương

LAN PHƯƠNG |

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, lộ trình cải cách tiền lương là một trong những vấn đề rất được dư luận quan tâm. Khi cải cách tiền lương cũng cần phải xem xét đến lương cho người nghỉ hưu và đối tượng bảo trợ xã hội.

Đề nghị bổ sung quy định về dự án thu hồi đất xây dựng nhà ở cho công nhân

Vương Trần - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội Tráng A Dương đề nghị cơ quan soạn thảo, nghiên cứu, bổ sung vào khoản 21 quy định về dự án thu hồi đất để xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho sinh viên với lý do việc xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho sinh viên cũng nhằm mục đích phát triển xã hội, mục đích công cộng.

Làm rõ nguyên tắc đóng hưởng khi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 20 năm xuống còn 15 năm nhưng đề nghị làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng - hưởng và liệu có tạo điều kiện cho người lao động nhiều lần “rút bảo hiểm một lần” khống.

Chính thức trình Quốc hội 2 phương án về rút bảo hiểm xã hội một lần

Phạm Đông - Trần Vương |

Để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật đề xuất 2 phương án.

Số lao động mất việc làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ

Vương Trần - Ngô Cường |

Đại biểu Quốc hội nêu tình trạng số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng cục bộ, lao động khu vực phi chính thức còn lớn, tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên theo báo cáo của Chính phủ còn khá cao.