Giáo hội Phật giáo: Không được trục lợi với lễ cầu an

Huân Cao |

Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chính thức ra văn bản xác nhận có sự sai lệch trong cách tổ chức lễ cầu an tại một số chùa như báo chí phản ánh đồng thời yêu cầu tăng ni, nhất là chư vị lãnh đạo giáo hội không được trục lợi với lễ cầu an.

Chiều 20.2, trao đổi với PV Báo Lao Động, Hòa thượng (HT) Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng trị sự (HĐTS) GHPGVN xác nhận, vừa thay mặt HĐTS GHPGVN ký văn bản thể hiện quan điểm của GHPGVN về vấn đề "dâng sao giải hạn" hay còn gọi là cầu an.  

Theo đó, Công văn số 033/CV-HĐTS do HT ThíchThiện Nhơn ấn ký vào ngày hôm nay 20.2 nêu rõ: Cầu nguyện bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc và an lạc là nhu cầu của con người. 

Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

"Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh" - công văn xác nhận.

Trên cơ sở đó, nội dung chính của công văn nhấn mạnh: "Ban Thường trực HĐTS GHPGVN yêu cầu Tăng Ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an".

 
 Người dân đăng ký cúng dâng sao giải hạn tại chùa. Ảnh Trần Tuấn

Trong Công văn 033 GHPGVN cũng yêu cầu, việc tổ chức pháp hội phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi, mà phải đúng Chính pháp để mọi người hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống đời sống chính mạng, chính nghiệp mới tránh bất an trong đời sống của mình. 

Công văn trên gửi đến BTS Phật giáo tỉnh, thành trong cả nước, cuối công văn nhắc nhở: "Vì sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, không để xã hội hiểu sai về Phật giáo, giữ gìn hình ảnh trí tuệ của Phật giáo và GHPGVN, Ban Thường trực HĐTS đề nghị Ban trị sư Phật giáo các tỉnh, thành hướng dẫn, chỉ đạo các chùa trong cả nước thực hiện đúng tinh thần của nội dung văn bản này".

 
 Người đàn ông bị từ chối dâng sao giải hạn vì thiếu 50.000 đồng, được phản ánh trên Báo Lao Động gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua. Ảnh Trần Tuấn.

Báo Lao Động đã có nhiều bài báo phản ánh việc cúng dâng sao giải hạn tại một số chùa ở Hà Nội có nhiều điểm không đúng với giáo lý của đạo Phật. Trong đó có bài báo "Bị từ chối dâng sao giải hạn vì thiếu lễ 50.000 đồng" đã gây tiếng vang trong bạn đọc, nhiều người dân không tán thành với quy định đưa ra mức giá 150.000/người tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội).

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Bộ Văn hóa sẽ xử lý nghiêm hành vi biến tướng cúng dâng sao, giải hạn

Yến Phi |

Trước thực trạng một số cơ sở có tình trạng biến tướng của hoạt động cúng dâng sao giải hạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có công văn chấn chỉnh về vấn đề này.

Chùa Phúc Khánh lên tiếng việc từ chối giải hạn vì thiếu 50 nghìn đồng

Trần Tuấn - Đình Trường - Tuấn Anh |

Chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) nói gì về việc từ chối giải hạn cho người "thiếu lễ" 50 nghìn đồng? Mỗi năm, ngôi chùa này thu bao nhiêu tiền dâng sao giải hạn của phật tử và khách thập phương? Số tiền này được kiểm đếm, quản lý và sử dụng như thế nào? Lần đầu tiên đại diện chùa Phúc Khánh lên tiếng trả lời tất cả những câu hỏi trên - trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Báo Lao Động chiều 18.2.

Chen lấn dâng sao giải hạn: Niềm tin tâm linh bị biến tướng, trục lợi

VƯƠNG TRẦN |

Nhà nghiên cứu văn hóa TS Nguyễn Ánh Hồng nhìn nhận: Hiện tượng dâng sao giải hạn đã bị thương mại hóa, bị trục lợi chứ không còn diễn ra theo ý nghĩa là cầu bình an, may mắn và cần có cái nhìn đúng đắn về việc này.

Chùa Phúc Khánh: Giải hạn xong, muốn cầu an lại phải đóng thêm tiền

Trần Tuấn - Đình Trường |

Sau khi dâng sao giải hạn với giá 150 nghìn đồng/lượt, nếu ai muốn "cầu an" cho gia đình thì lại phải chi thêm 150 nghìn đồng nữa. Chùa Phúc Khánh có biểu giá rất rõ ràng cho việc này. 

Bị từ chối giải hạn vì "thiếu lễ": Giáo hội Phật giáo có ý kiến

Huân Cao |

Báo Lao Động có bài "Bị từ chối giải hạn vì thiếu lễ 50 nghìn đồng"  đã đề cập đến việc chùa Phúc Khánh (Hà Nội) quy định mỗi cá nhân đóng tiền dâng sao giải hạn phải đóng đủ 150 nghìn/người như quy định. Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Dâng sao giải hạn: Sống thiện sẽ biến họa thành phước

Hoàng Thị Hoàn |

Đầu năm, vào khoảng thời gian từ ngày 10-15 tháng Giêng âm lịch, tại các ngôi chùa trên khắp cả nước đều nghi ngút khói hương, đốt vàng mã, tấp nập người ra, kẻ vào để dâng sao giải hạn.

Bị từ chối giải hạn vì "thiếu lễ" 50 nghìn đồng

Trần Tuấn - Đình Trường |

Số tiền giải hạn cho 3 người trong gia đình là 450 nghìn đồng nhưng móc hết ví chỉ còn 400 nghìn đồng, người đàn ông bị từ chối làm lễ vì mức phí đã được quy định - "không thể bớt".

Chen lấn để dâng sao giải hạn: Có giải được hạn?

Huân Cao |

Mấy ngày qua, tại TPHCM và Hà Nội, rất đông người dân chen chân đến các ngôi chùa để hành lễ dâng sao giải hạn đầu năm mới. Vấn đề này đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói gì về cúng sao giải hạn và người cúng có giải được hạn không?

Giải hạn ở chùa: Giải quyết khâu tâm lý?

NHÓM PV |

Tối 12.2, hàng nghìn phật tử có mặt tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa- Hà Nội) dâng sao giải hạn đầu năm. Do quá đông, nhiều người phải ngồi dưới lòng đường, đứng phía ngoài lá chắn hay thậm chí là đứng trên cầu.

Bộ Văn hóa sẽ xử lý nghiêm hành vi biến tướng cúng dâng sao, giải hạn

Yến Phi |

Trước thực trạng một số cơ sở có tình trạng biến tướng của hoạt động cúng dâng sao giải hạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có công văn chấn chỉnh về vấn đề này.

Chùa Phúc Khánh lên tiếng việc từ chối giải hạn vì thiếu 50 nghìn đồng

Trần Tuấn - Đình Trường - Tuấn Anh |

Chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) nói gì về việc từ chối giải hạn cho người "thiếu lễ" 50 nghìn đồng? Mỗi năm, ngôi chùa này thu bao nhiêu tiền dâng sao giải hạn của phật tử và khách thập phương? Số tiền này được kiểm đếm, quản lý và sử dụng như thế nào? Lần đầu tiên đại diện chùa Phúc Khánh lên tiếng trả lời tất cả những câu hỏi trên - trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Báo Lao Động chiều 18.2.

Chen lấn dâng sao giải hạn: Niềm tin tâm linh bị biến tướng, trục lợi

VƯƠNG TRẦN |

Nhà nghiên cứu văn hóa TS Nguyễn Ánh Hồng nhìn nhận: Hiện tượng dâng sao giải hạn đã bị thương mại hóa, bị trục lợi chứ không còn diễn ra theo ý nghĩa là cầu bình an, may mắn và cần có cái nhìn đúng đắn về việc này.

Chùa Phúc Khánh: Giải hạn xong, muốn cầu an lại phải đóng thêm tiền

Trần Tuấn - Đình Trường |

Sau khi dâng sao giải hạn với giá 150 nghìn đồng/lượt, nếu ai muốn "cầu an" cho gia đình thì lại phải chi thêm 150 nghìn đồng nữa. Chùa Phúc Khánh có biểu giá rất rõ ràng cho việc này. 

Bị từ chối giải hạn vì "thiếu lễ": Giáo hội Phật giáo có ý kiến

Huân Cao |

Báo Lao Động có bài "Bị từ chối giải hạn vì thiếu lễ 50 nghìn đồng"  đã đề cập đến việc chùa Phúc Khánh (Hà Nội) quy định mỗi cá nhân đóng tiền dâng sao giải hạn phải đóng đủ 150 nghìn/người như quy định. Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Dâng sao giải hạn: Sống thiện sẽ biến họa thành phước

Hoàng Thị Hoàn |

Đầu năm, vào khoảng thời gian từ ngày 10-15 tháng Giêng âm lịch, tại các ngôi chùa trên khắp cả nước đều nghi ngút khói hương, đốt vàng mã, tấp nập người ra, kẻ vào để dâng sao giải hạn.

Bị từ chối giải hạn vì "thiếu lễ" 50 nghìn đồng

Trần Tuấn - Đình Trường |

Số tiền giải hạn cho 3 người trong gia đình là 450 nghìn đồng nhưng móc hết ví chỉ còn 400 nghìn đồng, người đàn ông bị từ chối làm lễ vì mức phí đã được quy định - "không thể bớt".

Chen lấn để dâng sao giải hạn: Có giải được hạn?

Huân Cao |

Mấy ngày qua, tại TPHCM và Hà Nội, rất đông người dân chen chân đến các ngôi chùa để hành lễ dâng sao giải hạn đầu năm mới. Vấn đề này đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói gì về cúng sao giải hạn và người cúng có giải được hạn không?

Giải hạn ở chùa: Giải quyết khâu tâm lý?

NHÓM PV |

Tối 12.2, hàng nghìn phật tử có mặt tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa- Hà Nội) dâng sao giải hạn đầu năm. Do quá đông, nhiều người phải ngồi dưới lòng đường, đứng phía ngoài lá chắn hay thậm chí là đứng trên cầu.