Truyện ngắn: Mùa khơi

HOÀNG HẢI LÂM |

1. Tôi cứ nghĩ rằng, sẽ rất khó khăn cho bản làng Ala khi họ phải rời khỏi nơi đây. Mọi thứ đã được ổn định từ tấm ruộng thâm canh cho đến chuyện quen con đường lên rẫy. Bởi thế, ban đầu đặt chân xuống bản vận động bà con về nơi ở mới họ đã phản ứng bằng cách im lặng.

Thông thường, đồng bào trả lời đồng ý hoặc không chứ im lặng là khó lường lắm. Không còn cách nào khác, tôi tìm đường đến già làng Vỗ Hương. Cú ngã xe trên cung đường lởm chởm đá có độ dốc tới chín phần trăm khiến tôi bị gãy cánh tay phải. Tôi ở lại bản. Ở đây sóng điện thoại chập chờn, bốn bề núi dựng đứng. Chỉ có hương rượu là ngày cũng như đêm bốc lên vất vưởng giữa trời đất. Pỉ Mom đốt củi, lấy lá thổi tay cho tôi. Miệng Pỉ Mom lẩm bẩm cầu phép rồi thổi rượu phù phù. Tôi nghe cánh tay mình như rời ra, đau đến chừng ngất lịm. Giọng Pỉ Mom trấn an.

- Phải nắn lại khúc xương bị chồng lên cán bộ Sơn ạ, hai tuần sẽ khỏi thôi.

Đến khuya, tôi nghe cánh tay mình có dấu hiệu giảm đau rõ rệt. Ngồi trên sàn, tôi ngắm trăng trên miền sơn cước. Tôi buồn. Bốn năm học trong Học viện giữa Thủ đô đã nghe thầy giáo làm công tác tư tưởng trước khi về bản nhưng không ngờ thực tế nó phủ phàng đến thế. Tôi ngồi lặng im, hầu như không trò chuyện với bất kỳ ai trong ngôi nhà có bốn người. Pỉ Mom, Pả Mom, cô gái đẹp tên Mom và đứa em trai có cái tên rất lạ, Giẻ Sen. Mỗi sớm, Pỉ Mom mang cơm cho tôi và Pả Mom, ba người còn lại ăn dưới bếp. Tôi bảo với Pả Mom gọi vợ con lên ăn cùng. Pả Mom trả lời tôi, trong gia đình người nào có vị trí của người nấy. Đừng nghĩ đó là sự phân biệt đối xử với đàn bà và trẻ nhỏ, đó là sự tôn trọng chủ nhà và khách. Tôi chau mày với câu nói của Pả Mom, nó đậm chất triết lí. Đúng như thế, nếu tôi làm được điều đó, tức gọi cả ba thành viên trong gia đình từ dưới bếp lên ăn cơm cùng tôi và Pả Mom thì việc tiếp khách của đồng bào lại lệch đi một kiểu khác. Lúc này nó chẳng còn bản sắc. Chợt rùng mình, có thật chúng tôi mang đến cho họ những luồng sáng văn hóa mới hay đó lớp sương phủ lên đời sống văn hóa của đồng bào, làm đời sống văn hóa của họ mờ phai đi...

2. Một tuần trôi qua, tôi vẫn ở nhà Pả Mom, đó là thời gian tôi làm quen với rượu men lá của đồng bào. Thứ rượu trong vắt, hương thơm dịu dàng. Sang tuần dọn cơm không thấy rượu, tôi hỏi Pỉ Mom.

- Mẹ, hôm nay không có rượu sao?

- Cán bộ Sơn thành người bản rồi.

Pỉ Mom chuyền tay tôi chai rượu, Pả Mom từ dưới sàn trở lên. Ông chiết rượu ra hai ly rồi mời khách.

- Dân làng Ala ở đây đã trăm mùa rẫy, sống gần quen tiếng nhau, giờ giãn dân sợ không ai đi. Với bên đồi kia có nước không? Có đất không?

- Lúc có đề án giãn dân, người ta đã xem đến mọi yếu tố để đảm bảo đời sống của dân rồi bố ạ.

- Biết thế nhưng phải nói nhiều. Cái tay đó chưa lái xe được đâu. Muốn đi đâu thì để con Mom nó chở.

- Con muốn đi một vòng quanh bản. Đi nhà này qua nhà khác thì đi bộ tiện hơn, chiều lên vùng Thung Lam gặp Vỗ Hương, bố cho con nhờ em Mom nhé.

Pả Mom gọi Mom vào dặn dò. Ông ăn sáng cũng tôi rồi đi rẫy. Tôi cũng đi làm nhiệm vụ của mình. Trước khi đi tôi đến dò sóng điện thoại ở những nơi mạnh nhất để điện về cho gia đình. Người đầu tiên tôi gọi là Uyên. Phải gọi cho cô ấy trước, hơn tuần nay liên lạc giữa tôi và Uyên thưa thớt, do công việc, do địa bàn biệt lập, tôi thực sự nhớ Uyên. Đó là mối tình đầu cũng là người tôi chọn để cuối năm rước về làm con dâu cho bố mẹ. Uyên bắt máy nhưng trả lời tôi rất chậm, có gần năm sáu tiếng alô của tôi thả vào máy bên kia. Uyên có vẻ ngập ngừng.

- Em đây...

- Đây sóng rất yếu...

- Em nghe rõ mà.

Tôi nghe tiếng Uyên khóc. Có lẽ, thời gian và công việc đã cướp đi của Uyên nhiều thứ mà đáng ra nó nằm cạnh cô ấy. Tôi cũng không biết nói gì, xưa nay thế. Tôi vụng trong việc giải quyết chuyện tình yêu. Biết làm thế nào được, mong Uyên hiểu và thông cảm cho tôi.

Cúp máy, tôi đi thơ thẩn lên đồi chứ không vào nhà dân. Ở đó tôi gặp Pả Mom và Pỉ Mom đang dọn rẫy. Hai người họ nhìn tôi bần thần.

- Cán bộ Sơn ốm đấy à?

- Thưa không.

- Thế nhớ người yêu rồi.

Tôi quay trở về bản. Mọi người gặp tôi niềm nở khiến tôi quên đi cuộc điện thoại giữa tôi với Uyên. Đi từ sáng tới chiều, rượu đã ngấm đủ vào bao tử và mặt tôi đỏ lừ. Mom chạy xe đến cuối bản đứng đợi tôi. Con dốc trước mặt cao chất ngất, đó là nơi tôi bị ngã phải nằm tới bây giờ. Trời nắng thì dễ vượt lên nhưng mưa là khó bươn lắm. Tôi nhìn cánh tay mảnh mai của Mom nên có phần ái ngại. Mom cười để lộ hàm răng trắng phau sau cánh môi hồng.

- Cháu quen đường rồi không làm chú ngã đâu.

Tôi cười bởi cách xưng hô của Mom. Tôi chỉ hơn Mom có hai tuổi, tôi đi một mình và bị con dốc trước mặt đánh gục, còn Mom chở cả tôi liệu có ổn không? Suốt đoạn chừng nửa cây số, tôi ngồi sau cứ tròng trành khiến Mom cười vui như hội. Có những đoạn đường khá bằng phẳng Mom cho xe lạng để trêu tôi. Đi hết con dốc, Mom dựng xe thở phào và hít thở không khí trong lành của núi rừng. Nhìn vẻ ngây thơ của Mom tôi nhớ Uyên đến kỳ lạ. Tôi ngồi lên một tảng đá lớn, Mom rút điện thoại từ trong váy áo ra chụp mấy bức hình. Mom biểu sẽ đăng lên trang cá nhân của cô. Giữa rừng núi thâm u này facebook cũng len lỏi tận nơi.

- Sóng điện thoại như thế làm sao Mom lên facebook được?

- Mỗi lần lên facebook, thanh niên trong bản thường kéo nhau lên điểm chúng ta đứng đấy chú ạ.

Tôi lại nghiêng đầu cười bởi cách xưng hô đó của Mom. Mà cũng phải, nếu nhìn tôi và Mom thì mức độ chênh lệch nhau cũng thấy rõ. Tôi trưởng thành hơn đồng nghĩa với già dặn hơn. Còn Mom ngây thơ, trong sáng. Cứ nhìn cách Mom chụp ảnh, tôi lại nhớ những đứa trẻ con ở bản. Mom đứng sát những bụi lau rồi nghiêng mái tóc. Đấy, chú chụp cho cháu đi. Trên màn hình điện thoại hiện lên những bức ảnh rất đẹp. Mom nhận lấy rồi mở từng tấm ảnh xem.

- Cần 360 độ không chú Sơn nhỉ?

- Không cần, nó đẹp quá rồi.

Mom cười và đến bật chân chống xe, tôi ngồi lên sau. Còn một đoạn nữa là về tới cuối bản Ala, Thung Lam có khoảng mười hộ dân sống giữa thung lũng. Họ không thuộc đối tượng giãn dân nhưng tiếng nói đồng thuận của họ giữa cuộc họp thôn sẽ cực kỳ quan trọng. Già làng Vỗ Hương cũng ở đó. Tiếng nói của già nhiều người nghe theo. Trong bản, ai đúng sai điều gì đều có già phân xử. Trong ngôi nhà lợp tôn đỏ cách nhiệt làm theo kiến trúc Thái Lan, Vỗ Hương niềm nở đón khách. Mom đi cầu thang lên bếp còn tôi đi cầu thang chính lên nhà trên. Lúc thấy tôi và Mom đi với nhau, Vỗ Hương trêu.

- Xem ra cán bộ Sơn với con Mom làm vợ chồng là đẹp đôi đấy.

- Giữa rừng có một bông hoa, dễ gì bố nhỉ.

Tôi trêu lại thế, Mom mang nước từ bếp lên, mặt ửng đỏ.

- Bộ đội về bản vận động bà con giãn dân đấy già.

- Lên điểm định canh định cư?

- Đúng như thế.

- Có một số hộ muốn đi, một số không. Còn nữa, Pả Hương nó hiến đất xây trường học ngay trên chính ngôi nhà của nó, Nhà nước có hỗ trợ được gì không?

Tôi ngồi nghe cuộc trò chuyện giữa Vỗ Hương và Mom rồi nghĩ đến Pả Hương. Ngôi nhà Pả Hương mới cất hơn năm, mùi gỗ mới còn thơm nhưng khi trường kiếm đất xây trường học mãi không có thì Pả Hương cười chỉ vào ngôi nhà. Ông bảo rằng, chỉ cần bưng cái nhà này đi chỗ khác là ổn. Câu nói đó tưởng đùa nhưng thật, ngày sau thanh niên trong làng dỡ nhà mang đi và đất được bàn giao cho nhà trường. Chỗ trường cũ bị sạt lở nghiêm trọng, trường bị rạn nứt những vết lớn. Học sinh và giáo viên ở đó không an toàn. Việc làm của Pả Hương không phải là cá nhân nhỏ lẻ, ở miền rừng, Nhà nước cần trưng dụng cái gì là có ngay cái đó. Tôi chợt nghĩ đến quê mình, ở nơi được gọi là văn minh đô thị. Khi thông tin quy hoạch được tiết lộ nhiều nhà xây tường, vẽ tranh để có thêm tiền bồi thường.

- Đúng ba hôm nữa họp bản được không bố? Tôi hỏi Vỗ Hương, già ngồi nhâm nhi mấy thức nhắm phơi khô rồi uống rượu.

- Chắc được, thời gian đó trùng với lễ Khơi, mọi người vui vẻ thì việc khó đến đâu cũng dễ giải quyết thành công, lúc đó đỡ huy động báo dân.

- Lễ Khơi cho ai hả bố?

- Nhiều đôi vợ chồng, trong đó có Pả Hương và Pỉ Hương, có cả bố mẹ con Mom...

3. Tôi háo hức với mùa Khơi. Đó là thời khắc người chồng đến nhà người vợ để hai người họ được chính thức công nhận là vợ chồng. Dịp này diễn ra hơn mười năm, thậm chí bốn mươi năm sau đám cưới thứ nhất của họ. Đã nghe nói nhiều đến nó nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến. Tôi nhìn Mom, dường như sắp đoán được điều tôi muốn nói, Mom nhanh nhảu.

- Nếu chú Sơn lấy vợ bản thì sau này cũng được tổ chức lễ Khơi đấy.

- Nhưng có ai yêu bộ đội không? Mom hỏi giúp chú nhé.

- Con ong thì đi tìm bông hoa, thấy bông hoa mình thích thì lấy...

Vỗ Hương cười giòn giã, bộ ý Mom đã nói ra điều mình mong muốn. Nhưng tôi cho là không phải, Mom trong sáng chưa nghĩ đến điều ấy.

4. Cuối mùa lúa rẫy, trăng sáng trưng trên những đỉnh đồi. Mọi người trong bản tập trung tại nhà cộng đồng để họp thôn. Chiếc tivi được bật lên để bà con xem chờ người đến đông đủ. Tám giờ tối thì cuộc họp bắt đầu. Tôi thấy an lòng vì đã có Vỗ Hương. Chiếc chiếu lớn được trải đều trên sàn, người dân chia hai hàng ngồi thẳng tắp. Vỗ Hương cất lời, trông Vỗ Hương người nhỏ thó mà tiếng giày như thân cây gỗ lim giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

- Nhà Pả Hương chuyển đi để cho trường đất xây trường học, Nhà nước có hỗ trợ tiền di dời, Chủ tịch huyện tặng giấy khen.

Mọi người đều vỗ tay, tôi liếc thấy không có Pả Hương trong cuộc họp liền quay sang Pả Mom.

- Pả Hương đâu?

- Ốm rồi, đang nằm ở trạm quân y.

- Chiều tôi còn thấy đó.

- Sốt rồi.

- Thế sao làm Khơi được?

- Khơi còn mấy ngày nữa, khỏe nhanh thôi, Pả Hương hắn có sức.

Cuộc họp nhanh chóng được thực hiện. Vỗ Hương chọn hai mươi hộ dân mới dãn dân theo tiêu chí của dự án. Đó là những cặp vợ chồng mới cưới nhau chưa cất được nhà riêng. Như thế là tốt cho họ, lên đấy có nhà ở, có ruộng làm, có trợ cấp lương thực ban đầu để các gia đình ổn định cuộc sống. Mom quay sang phía tôi, trông vẻ mặt có chút buồn. Hỏi ra mới biết Mom cũng ưng về nơi ở mới nhưng Vỗ Hương không chọn, lý do là Mom chưa lấy chồng, đến nơi định cư một mình thế nào được. Nhưng Mom lại có lý lẽ khác, đến đó có nhiều đất làm ruộng vườn sau này có lấy chồng cũng đỡ vất vả hơn. Tôi trêu Mom, sau này Mom lấy chồng lên thành phố thì Mom bắt lại. Rằng con chim thì nên ở rừng, con cá nên ở suối, phải biết hạnh phúc với nơi mình được sinh ra...

Cánh tay tôi bình phục trở lại cũng là lúc Khơi sắp diễn ra cho nhiều đôi vợ chồng ở Ala. Uyên chính thức nói lời chia tay, tôi uống cùng Pả Mom một chai rượu men lá. Lúc sau Pả Mom lấy thêm mấy chai nữa khi thanh niên trong bản tập trung lại sàn nhà. Tiếng hát, tiếng cười nói xôn xao. Tiếng khèn cất lên giữa men nồng chếnh choáng, tôi biết đó là điệu khèn tỏ tình của người con trai đối với người con gái. Chàng trai thổi khèn say sưa, Mom ngồi xuống cạnh vòng cánh tay ra sau hông người con trai và đưa điện thoại cho mấy người thanh niên trong bản chụp ảnh. Hôm sau, bức ảnh được đăng lên với dòng chú thích “bắt được chàng rể này rồi, đợi đến mùa Khơi”.

5. Mom lấy chồng vào ngày hôm sau, lễ cưới được diễn ra đơn giản. Trong lúc đó lễ Khơi của bố mẹ Mom được tổ chức rất linh đình tại nhà Giả Mom, đó là bà ngoại của Mom. Trong khăn áo xúng xính, vợ chồng Pả Mom bước lên nhà Giả Mom. Hơn hai mươi năm họ mới thực hiện được điều này.

Nhiều năm sau ở rừng, tôi vẫn mơ một giấc mơ kỳ lạ. Tôi được làm lễ Khơi, người cùng tôi bước lên nhà sàn là Mom chứ không phải ai khác. Mom đã sinh một đàn con nhưng vẫn đẹp như núi rừng lúc trăng tròn. Nhiều lần gặp tôi ở suối trong mùa trăng, Mom lén đi sang con đường tránh. Hỏi ra mới biết là theo luật tục, gái đã có chồng rồi không được gặp trai chưa vợ. Tôi hỏi, nếu tôi lấy vợ rồi Mom có chịu gặp tôi không. Mom không đáp, con dốc cao vượt người, Mom gồng vai gánh nước. Ánh trăng chảy theo những giọt nước chao từ trên đôi vai của Mom rớt xuống mặt đường.

HOÀNG HẢI LÂM
TIN LIÊN QUAN

Ngâm mình dọn rác thải ô nhiễm giữa trưa nắng 40 độ C ở Hà Nội

Quỳnh Trang - Hoàng Xuyến |

Dù phải tiếp xúc trực tiếp với rác thải giữa trưa nắng 40 độ C, nhưng nhóm các bạn trẻ của cộng đồng Việt Nam Xanh vẫn tích cực thu gom rác thải, trả lại môi trường sạch đẹp tại cầu Triền - Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội).

TPHCM đón lượng khách quốc tế tăng hơn 300% trong nửa đầu năm 2023

Di Py |

Theo thông tin từ Sở Du lịch TPHCM, 6 tháng đầu năm 2023, du lịch thành phố có lượng khách ghé thăm tăng và du lịch thành phố cũng mở rộng thêm nhiều loại hình du lịch mới.

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bất ngờ "quay xe" nhận tội

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bất ngờ "quay xe", xác nhận về số tiền các doanh nghiệp hối lộ vụ chuyến bay giải cứu.

Phan Công Khanh bị bắt, dàn siêu xe giá trị khủng tại showroom sẽ ra sao?

LÂM ANH |

Theo luật sư, số siêu xe giá trị khủng tại showroom K Super nếu thuộc quyền sở hữu của "trùm siêu xe" Phan Công Khanh thì có thể bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản nhằm đảm bảo trách nhiệm bồi thường trong thi hành án.

Trường Đại học Khánh Hòa nộp lại 233 triệu đồng chi vượt định mức

Hữu Long |

Sau khi cơ quan thanh tra phát hiện việc chi vượt định mức với tổng số tiền 233 triệu đồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Khánh Hòa đã nộp lại số tiền chi sai.

Nợ thuế 1.800 tỉ đồng, Hải Hà Petro vẫn mạnh tay chi 5.000 tỉ đồng đầu tư trái phiếu, cho vay

Quang Dân - Đức Mạnh |

Trong năm 2022, Hải Hà Petro dành đến 5.000 tỉ đồng để đầu tư trái phiếu, cho vay ngắn hạn và khoảng 3.000 tỉ đồng gửi ngân hàng. Tuy nhiên mới đây, doanh nghiệp này lại bị nhắc tên khi đang nợ thuế hơn 1.800 tỉ đồng.

Thị trường đất đấu giá ở Hà Nội ế ẩm, không còn tình trạng thổi giá cao

ANH HUY |

Những năm trước đây, thị trường đất đấu giá Hà Nội luôn được quan tâm, thậm chí rất sôi động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đất đấu giá đã rơi vào tình trạng ế ẩm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hà Nội chỉ có 37 phiên đấu giá thành công trong 65 phiên được tổ chức.

Cầu thủ Thái Lan và Indonesia ẩu đả tại SEA Games nhận án phạt nặng

MINH PHONG |

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã đưa ra án phạt dành cho tập thể và cá nhân của đội U22 Thái Lan và U22 Indonesia trong vụ xô xát ẩu đả tại chung kết SEA Games 32.