Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự bất ngờ "quay xe" nhận tội

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bất ngờ "quay xe", xác nhận về số tiền các doanh nghiệp hối lộ vụ chuyến bay giải cứu.

Bất ngờ thừa nhận hành vi

Sau phần thẩm vấn, cho đối chất nhóm bị cáo "Đưa, Môi giới hối lộ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", TAND Hà Nội xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về hành vi "Nhận hối lộ" trong vụ chuyến bay giải cứu.

Bị cáo Lan bị cáo buộc 33 lần nhận hối lộ, tổng cộng hơn 25 tỉ đồng của 8 cá nhân đại diện doanh nghiệp (từ tháng 5.2020-1.2022).

Trong đó, từ tháng 2.2021, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluesky đã gặp và được bị cáo Lan đồng ý hỗ trợ, giúp cấp phép chuyến bay "combo".

Sau đó, bị cáo Hằng đã đưa hối lộ cho bị cáo Lan 8 lần (tổng cộng 5,9 tỉ đồng) tại phòng làm việc của bà này ở trụ sở Cục Lãnh sự.

Song bị cáo Lan chỉ thừa nhận việc được Hằng biếu 1 túi xách LV, 450 triệu đồng.

Ngoài ra, bị cáo Lan phủ nhận việc được các doanh nghiệp hối lộ khi họ tổ chức các chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo.

Trước toà, bị cáo Lan khai, việc tổ chức cấp phép chuyến bay đưa công dân về nước thuộc công tác bảo hộ công dân, phòng bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự.

Về công tác này, khi được phân công là Phó Cục trưởng phụ trách, quyền Cục trưởng, Bộ Ngoại giao cũng có quy định là thủ trưởng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các mảng của đơn vị.

Quy trình tiếp nhận hồ sơ liên quan đến các chuyến bay combo được gửi đến Cục Lãnh sự, văn phòng đưa lên và ghi phân công cho Phòng Bảo hộ công dân rồi gửi lên lãnh đạo Cục xem.

Phòng Bảo hộ công dân sẽ tập hợp các yêu cầu của doanh nghiệp lập thành danh sách tổng hợp. Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp do Tổ 5 Bộ đã thống nhất trước đó, Phòng bảo hộ công dân sẽ lựa chọn doanh nghiệp đủ tiêu chí, tạm gọi là danh sách đề xuất các doanh nghiệp rồi đưa lên cho Phó Cục trưởng phụ trách.

Lúc đó, bị cáo phân công cho Đỗ Hoàng Tùng - cựu Cục Phó Cục Lãnh sự xem và điều chỉnh. Nếu hoàn chỉnh sẽ đưa lên cho bị cáo để bị cáo báo cáo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.

Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp cấp phép chuyến bay, bao gồm địa bàn đông công dân bị mắc kẹt được ưu tiên, các địa phương phải có văn bản tiếp nhận công dân, không dồn nhiều quá vào một thời điểm, vào một địa phương, người đưa về phải là công dân Việt Nam có nhu cầu về nước đang kẹt ở nước ngoài, doanh nghiệp phải đảm bảo việc thực hiện trọn gói cho công dân.

Tại toà, bị cáo Lan thừa nhận, quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã gặp và nhận quà, tiền của một số doanh nghiệp.

Dù không nhớ rõ nhưng bị cáo cũng rất tin tưởng vào cơ quan điều tra, tin tưởng vào nội dung cáo trạng. Bị cáo thừa nhận đã nhận của 8 doanh nghiệp, An Bình, ATA, Nhật Minh, MasterLife, Blue Sky, đại diện Lữ Hành Việt, đại diện Thuận An. Bị cáo thừa nhận như cáo trạng truy tố là đúng.

"Việc nhận tiền này là nguyên nhân để các doanh nghiệp lợi dụng tăng giá chuyến bay, làm mất uy tín của nhà nước. Bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà nước", bị cáo Lan nói.

Hơn 400 cuộc gọi bất thường

Ngay sau xét hỏi bị cáo Lan, Viện Kiểm sát đã thẩm vấn bị cáo Hoàng Văn Hưng - cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra để làm rõ về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bị cáo Hưng tiếp tục không thừa nhận cáo buộc và cho rằng, lời khai của cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội - Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Hằng là "hoàn toàn sai, bị cáo bị oan".

Viện Kiểm sát đã công bố nội dung hồ sơ điều tra, về tình tiết trong khoảng thời gian ngắn, lịch sử cuộc gọi giữa Hưng và bị cáo Tuấn, ghi nhận có tới hơn 400 cuộc gọi.

Bị cáo Hưng khai, hơn 400 cuộc gọi này, giữa bị cáo và ông Tuấn có nhiều việc nên gọi điện nhiều là điều bình thường.

Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm, nếu giữa 2 người chỉ là quan hệ anh em, không có kinh doanh, làm ăn, thì không thể gọi cho nhau nhiều như vậy trong khoảng thời gian ngắn.

"Viện Kiểm sát như vậy đang áp đặt", bị cáo Hưng phản bác lại.

Tiếp tục, VKS công bố, từ 13h ngày 8.9.2022 đến tháng 12.2022, thời điểm ngay sau khi Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky bị bắt, giữa Hưng và ông Tuấn có 15 cuộc gọi, sau đó còn có một cuộc lúc 0h04.

"Bị cáo giải thích sao?", Viện Kiểm sát đặt câu hỏi.

"Bị cáo không dám khẳng định có những cuộc gọi hay không, còn khi Sơn bị bắt, anh Tuấn có gọi điện thoại cho bị cáo. Bị cáo đề nghị Viện Kiểm sát cho biết cuộc gọi đó do ai gọi?", Hưng trả lời.

Bị cáo Tuấn khai, trước khi Hằng nhờ giúp đỡ, giữa bị cáo và Hưng "quen nhau không sâu". Chỉ khi Hằng nhờ bị cáo giúp như người trung gian với Hưng, các cuộc điện thoại mới phát sinh nhiều như vậy.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng khai gì vụ chuyến bay giải cứu?

Việt Dũng |

Nguyễn Quang Linh không có thẩm quyền ngăn chặn, hay bác bỏ công văn xin cấp chuyến bay giải cứu, song có quyền báo cáo về nội dung với lãnh đạo nên... được "cảm ơn".

Hai bị cáo được xác định đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Blue Sky cùng Lê Hồng Sơn - đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, song tại toà cho rằng không nhớ.

Những khoản tiền tỉ "cảm ơn" của doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Trong khi có người cho rằng, bản thân bị ép đưa tiền để xin phép thực hiện các chuyến bay giải cứu, một số bị cáo trong tội "Đưa hối lộ" trình bày đưa tiền tỉ chỉ để "cảm ơn" cán bộ nhà nước.

Giáo viên tát, đá vào người trẻ mầm non tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Một đoạn video vừa được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook ghi lại cảnh một giáo viên mầm non dùng tay tát vào mặt một trẻ mầm non, sau đó lôi cháu vào phòng và tiếp tục dùng chân đạp vào người.

Sinh viên ngành y băn khoăn khi chứng kiến trạm y tế vắng bóng bệnh nhân

VÂN HI |

Như Lao Động đã thông tin, hiện nay, nhiều trạm y tế rơi vào cảnh vắng bóng bệnh nhân vì người dân không mặn mà đến khám, chữa bệnh. Vắng bóng bệnh nhân, nhiều nhân viên trạm y tế "rỗi nghề", sinh viên đang theo học ngành y cũng chông chênh, mang tâm lí chán nản.

Bamboo lên tiếng sau thông tin một hãng hàng không xin bảo hộ phá sản

Hiếu Anh |

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao thông tin một hãng hàng không xin bảo hộ phá sản. Bamboo Airways lên tiếng về hoạt động của công ty.

Vịnh Hạ Long mênh mông, tuyệt đẹp, sao cứ “nhốt” du khách trên tàu?

Nguyễn Hùng |

Theo quy định, việc 3 tàu nghỉ đêm ngày 12.7.2023 tự ý đưa du khách vào bãi cát Bàn Chân giữa vịnh Hạ Long để du khách vui chơi là sai. Nhưng, việc này một lần nữa làm “nóng” lại các kiến nghị của cộng đồng những người làm du lịch và cả du khách từ nhiều năm nay, rằng không thể cứ “nhốt” du khách trên tàu trong tour 2-3 ngày lênh đênh trên vịnh Hạ Long.

Hà Nội: Lắp hộp cứu hỏa vào cụm dân cư nhưng không đưa chìa mở khóa

QUỲNH TRANG - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, tại nhiều tổ dân phố trên địa bàn TP Hà Nội đã được triển khai và lắp đặt mô hình “Điểm chữa cháy công cộng”. Tuy nhiên, nhiều hộp đựng dụng cụ chữa cháy, cứu hỏa sau khi đã lắp đặt lại trong tình trạng không có dụng cụ chữa cháy hoặc nếu có lại bị khóa chặt, khiến người dân không thể sử dụng khi cần.

Cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng khai gì vụ chuyến bay giải cứu?

Việt Dũng |

Nguyễn Quang Linh không có thẩm quyền ngăn chặn, hay bác bỏ công văn xin cấp chuyến bay giải cứu, song có quyền báo cáo về nội dung với lãnh đạo nên... được "cảm ơn".

Hai bị cáo được xác định đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Tổng Giám đốc Blue Sky cùng Lê Hồng Sơn - đưa hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, song tại toà cho rằng không nhớ.

Những khoản tiền tỉ "cảm ơn" của doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Trong khi có người cho rằng, bản thân bị ép đưa tiền để xin phép thực hiện các chuyến bay giải cứu, một số bị cáo trong tội "Đưa hối lộ" trình bày đưa tiền tỉ chỉ để "cảm ơn" cán bộ nhà nước.