Chính sách không COVID-19 của Trung Quốc kéo dài bao lâu với Omicron?

Bảo Châu |

Chính sách Zero-COVID-19 có thể giúp Trung Quốc ngăn chặn biến thể Omicron bùng nổ nhưng theo chuyên gia, nước này vẫn sẽ cần có chiến lược dài hạn khi căn bệnh trở thành đặc hữu.

SCMP đưa tin, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng bùng phát dịch bệnh tại thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây ở Tây Bắc nước này. Tổng cộng đã có gần 1.700 ca nhiễm bệnh trong 2 tuần bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi Trung Quốc khống chế được đợt dịch ở Vũ Hán hồi đầu năm 2020.

Các ca nhiễm mới ở Tây An lần đầu tiên đã giảm nhẹ xuống dưới 100 ca vào ngày 2.1 và các ngày tiếp theo nhưng cái giá phải trả là 13 triệu dân thành phố bị đặt dưới lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.

Trung Quốc là quốc gia cuối cùng trên thế giới áp dụng chiến lược không khoan nhượng COVID-19 trong khi hầu hết quốc gia đang phải chống chọi với trận bão tố do biến thể Omicron gây ra. Nhiều nước giàu có nỗ lực tập trung vào chiến dịch tiêm chủng vaccine và liều tăng cường để giảm tỉ lệ nhập viện.

Mỹ ghi nhận 2 triệu ca mắc mới trong tuần qua, vượt xa kỷ lục trước đó là 1,7 triệu ca vào ngày 3-9.1.2021, USA Today đưa tin. Dữ liệu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, biến thể Omicron chiếm khoảng 59% tổng số ca mắc mới tại Mỹ trong tuần tính đến ngày 25.12.2021.

Bất chấp tình trạng gia tăng ca bệnh mới, các quốc gia như Mỹ, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Ireland và Hy Lạp đã rút ngắn thời gian cách ly đối với những người nhiễm bệnh để giảm thiểu tác động xã hội và kinh tế.

Họ tin tưởng vào tỉ lệ tiêm chủng cao và các triệu chứng nhẹ hơn do Omicron gây ra, mặc dù các chuyên gia y tế hàng đầu như Anthony Fauci ở Mỹ đã cảnh báo rằng, các bệnh viện vẫn có thể bị quá tải bởi số lượng ca bệnh quá cao.

Mặc dù 85% dân số Trung Quốc đã được tiêm ít nhất 2 liều vaccine COVID-19, nhưng đã có thông tin cho rằng, vaccine bất hoạt được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc khó có thể bảo vệ dân số trước biến thể mới. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, vaccine này có rất ít hoặc không có phản ứng trung hòa.

Một số nghiên cứu ban đầu ở Trung Quốc chỉ ra rằng, đặc tính trung hòa của vaccine COVID-19 bất hoạt của Trung Quốc đã được cải thiện khi tiêm mũi thứ 3.

Giám đốc Huang Yanzhong của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Seton Hall ở New Jersey, Mỹ, lưu ý, ngay cả khi tiêm mũi thứ 3, lượng kháng thể trung hòa vẫn thấp hơn so với vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA.

Tuy nhiên, ông Huang cho biết, Trung Quốc vẫn tự tin với chính sách ứng phó COVID-19 ở nước này.

Ông nói: “Về cơ bản, phải thực hiện một chiến lược đến cùng, dựa vào các biện pháp phong tỏa và trải qua nhiều vòng xét nghiệm để tìm ra tất cả ca nhiễm và tiến hành cách ly''.

 
Ca nhiễm ở thành phố Tây An đã giảm nhẹ xuống dưới 100 ca. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cần một chiến lược dài hạn?

Cho đến nay, Trung Quốc chỉ báo cáo một số ít ca mắc biến thể Omicron, hầu hết đều do nhập khẩu. Thiên Tân đã báo cáo 1 ca nhập khẩu đầu tiên vào tháng 12, tiếp theo là 1 ca khác ở Quảng Châu và 2 ca ở Trường Sa, thuộc trung tâm tỉnh Hồ Nam.

David Heymann - Giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London - cho biết, bất chấp khả năng lây truyền cao của biến thể Omicron mới, cách tiếp cận nghiêm ngặt của Trung Quốc có thể ngăn chặn nó lây lan trong nước.

Tuy nhiên, trong khi điều đó chỉ đáp ứng được mục tiêu ngắn hạn, ông cho rằng, đất nước này sẽ cần một chiến lược dài hạn.

“Trước mắt, Trung Quốc đã chứng tỏ rằng họ có thể làm điều đó bằng cách huy động rất nhiều lực lượng khác nhau để thực hiện truy vết và các hoạt động khác. Và họ đã làm rất tốt trong việc ngăn chặn virus và giữ cho nó không lan rộng trong cộng đồng'' - giáo sư cho hay.

“Về lâu dài, tôi không biết chiến lược của Trung Quốc là gì. Và tôi hy vọng rằng, họ đã có một chiến lược sẵn sàng khi virus trở thành bệnh đặc hữu” - ông nói thêm.

Còn theo quan điểm của ông Huang Yanzhong, chính phủ Trung Quốc phải tính toán chi phí dài hạn và ngắn hạn để duy trì phương pháp tiếp cận không COVID-19. Và có lẽ chiến lược hiện nay chỉ là biện pháp câu giờ để chờ đợi các phương pháp điều trị và vaccine hiệu quả trong tương lai.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cách chức 2 quan chức ở Tây An

Thanh Hà |

Trung Quốc cách chức 2 quan chức ở Tây An trong nỗ lực đẩy mạnh chống dịch COVID-19.

Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam ngày đầu năm

Khánh Minh |

Ngay ngày đầu năm mới 2022, Trung Quốc khai trương chuyến tàu chở hàng đầu tiên đến Việt Nam khi Hiệp định RCEP có hiệu lực.

Trung Quốc hạn chế sự kiện kỷ niệm giao thừa để giảm thiểu COVID-19

Bảo Châu |

Khắp Trung Quốc đang hủy bỏ các lễ kỷ niệm đêm giao thừa nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan COVID-19, không khuyến khích người dân đi du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Trung Quốc cách chức 2 quan chức ở Tây An

Thanh Hà |

Trung Quốc cách chức 2 quan chức ở Tây An trong nỗ lực đẩy mạnh chống dịch COVID-19.

Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam ngày đầu năm

Khánh Minh |

Ngay ngày đầu năm mới 2022, Trung Quốc khai trương chuyến tàu chở hàng đầu tiên đến Việt Nam khi Hiệp định RCEP có hiệu lực.

Trung Quốc hạn chế sự kiện kỷ niệm giao thừa để giảm thiểu COVID-19

Bảo Châu |

Khắp Trung Quốc đang hủy bỏ các lễ kỷ niệm đêm giao thừa nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan COVID-19, không khuyến khích người dân đi du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.