Hiệp định Paris 1973: Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai

Thanh Hà |

Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là sự kiện lịch sử, một chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, ngày 13.1, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức chương trình "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai". 

Thắng lợi to lớn về chính trị và ngoại giao 

Trong thông điệp chúc mừng qua video ghi hình trước gửi tới cuộc gặp gỡ, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: "Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn về chính trị và ngoại giao của nhân dân Việt Nam, là bước ngoặt lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Đồng thời là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam".
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris, ngày 27.1.1973. Ảnh: Tư liệu
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris, ngày 27.1.1973. Ảnh: Tư liệu 

Theo bà Nguyễn Thị Bình, cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân Việt Nam được sự ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của thế giới to lớn chưa từng có đã buộc chính quyền Mỹ đi vào đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam. "Chúng tôi còn ghi nhớ những bạn Mỹ tự thiêu để phản đối chiến tranh, chúng tôi cũng không bao giờ quên hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới đã bất chấp đàn áp, tù tội, tuần hành và biểu tình để đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh. Tất cả sự đoàn kết và ủng hộ của các bạn là sức mạnh giúp chúng tôi trên chiến trường cũng như trên bàn hội nghị trong những ngày đấu tranh gay go, khốc liệt" - bà Nguyễn Thị Bình khẳng định.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Anh Sơn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam - nhận định, Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là sự kiện lịch sử, một chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam. Theo ông, 50 năm qua kể từ ngày Hiệp định Paris chính thức được ký kết, các nhân chứng lịch sử, bạn bè quốc tế, những người tham gia ủng hộ Việt Nam đã dần rời xa do tuổi cao, sức yếu. "Những hình ảnh của họ, tình đoàn kết, sự ủng hộ của họ với nhân dân Việt Nam sẽ mãi là ngọn lửa soi sáng con đường chúng ta đi, mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ của Việt Nam noi theo" - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nói.

Những ký ức còn nguyên vẹn

Tại cuộc gặp gỡ, bà Helen Luc - nguyên Thượng nghị sĩ, nguyên Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Đảng Cộng sản Pháp tại Thượng viện Pháp, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp - Việt - xúc động nhớ lại khoảng thời gian hỗ trợ đoàn Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Paris.

Bà cho biết, khi tới Paris, ban đầu, đoàn đàm phán Việt Nam dự định ở khách Lutetia một tuần. Lúc đó, khách sạn rất đắt nên Đảng Cộng sản Pháp đứng ra thu xếp, bố trí chỗ ở cho đoàn tại trường Đảng ở thành phố Choisy le Roi. Thị trưởng thành phố Choisy le Roi cùng phó thị trưởng lúc đó là chồng bà Luc đã trực tiếp đón đoàn đàm phán của Việt Nam. Bà Luc khi đó là ủy viên hội đồng thành phố, là đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp tại Đảng bộ của thành phố Choisy le Roi.

"Khi đoàn đến, chúng tôi đã dành những tình cảm hết sức hữu nghị và đoàn kết. Chúng tôi cũng huy động rất nhiều người đến hỗ trợ và tổ chức nhiều cuộc biểu tình để cho phía Mỹ thấy rằng Đoàn đại biểu của Việt Nam có được sự ủng hộ" - bà nói.

Người bạn lớn của Việt Nam nói chung và của Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris nói riêng chia sẻ thêm: "Tại Choisy le Roi, chúng tôi đã huy động tất cả 80 tình nguyện viên để giúp đỡ đoàn đàm phán của các bạn, để đoàn không thiếu gì về mặt vật chất và đặc biệt là để đảm bảo an ninh cho đoàn. Chúng tôi cũng đã sắp xếp các phương tiện liên lạc để đoàn có thể trực tiếp điện đàm và liên lạc bằng điện tín từ Choisy le Roi về Hà Nội".

Bà kể lại, tướng Charles de Gaulle lúc đó hỗ trợ Việt Nam và quyết định chọn Paris để đàm phán hòa bình về Việt Nam. Được biết, vào thời điểm đó, nhiều người đề xuất địa điểm đàm phán là Vienna hoặc Geneva. Tuy nhiên, tướng Charles de Gaulle nói rằng, đàm phán phải diễn ra ở Paris bởi vì sẽ có sự ủng hộ lớn hơn, "bởi nhân dân Pháp từ lâu cũng đã ủng hộ đấu tranh cho hòa bình tại Việt Nam".

Theo bà Hellen, các thành viên đoàn đàm phán Việt Nam đến Paris rất vất vả, đều đến một mình trong khi người thân đang ở lại Việt Nam, như chồng của bà Nguyễn Thị Bình vẫn đang chiến đấu trên chiến trường. Trong thời gian đó, "chúng tôi cũng đã tổ chức Tết, cho con em của chúng tôi đến chơi với các thành viên đoàn đàm phán tại Choisy le Roi".

Bà Hellen cũng nhớ lại nhiều kỷ niệm, trong đó có chuyện xe của bà Nguyễn Thị Bình treo cờ của Mặt trận dân tộc Giải Phóng bị gió thổi bay đi trên đường cao tốc của Pháp. "Thế là ngay trên đường, lái xe đã dừng lại để đi tìm lại lá cờ. Bởi vì đây là một biểu tượng rất quan trọng. Dừng xe giữa đường cao tốc là hành động hết sức dũng cảm bởi vì rất nguy hiểm nhưng với những người lái xe của Đảng Cộng sản Pháp lúc đó, đó là điều rất quan trọng" - bà Hellen Luc khẳng định.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam

Thanh Hà |

Theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Đồng thời là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hiệp định Paris: Thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam

Thanh Hà |

Theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, việc ký kết Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị, ngoại giao của nhân dân Việt Nam. Đồng thời là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam.