Đổi mới cách nghĩ, cách làm khi cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Phạm Đông |

Cho ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đưa các nội dung đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Cần sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Chiều 12.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua đánh giá cho thấy có 17/22 mục tiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành, 5 nhóm nhiệm vụ đã được tập trung triển khai. Kết quả thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã góp phần quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,79% cao hơn mức 4,27% giai đoạn 2011-2015; đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt bình quân 45,42% cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 30-35%.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Chính phủ cũng nhận định thời gian tới khó khăn, thách thức nhiều hơn. Đặc biệt, dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp và còn có thể kéo dài, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Theo ông Dũng trước bối cảnh đó, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện quyết liệt hơn nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi của nền kinh tế, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Chính vì vậy, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025 đặt ra 5 quan điểm; 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cũng như xác định 135 nhiệm vụ phân công cho các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu, phát tính huy chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phối hợp đi đôi với tăng cường đánh giá, kiểm tra, giám sát.

Phiên họp thứ 4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 12.10.
Phiên họp thứ 4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 12.10.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc không hoàn thành 5/22 mục tiêu, chiếm 22,73% tổng số mục tiêu đề ra tại kế hoạch cần phải được đánh giá làm rõ nguyên nhân. Đây đều là những mục tiêu quan trọng chủ yếu liên quan đến khu vực công như cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại đầu tư công, phát triển doanh nghiệp và đào tạo lao động.

Cơ cấu lại đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, hiệu quả đầu tư công chưa cao, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao.

Một số dự án đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài chậm được xử lý dứt điểm, yếu kém trong công tác định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa gây thất thoát vốn, tài sản công. Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế...

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến cho rằng, việc xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của giai đoạn trước. Đồng thời đưa các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

“Cần có biện pháp quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đổi mới hơn nữa trong cách nghĩ, cách làm để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao” – ông Vũ Hồng Thanh nói.

Ông Vũ Hồng Thanh cũng đề nghị rà soát, thu gọn tập trung vào các chương trình, đề án thực sự quan trọng, cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở cân đối nguồn lực thực hiện.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022

Phạm Đông |

Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có các chỉ tiêu chủ yếu về lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Đề xuất phát triển Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do tại Hải Phòng khi xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển thành phố.

Xem xét nâng mệnh giá bảo hiểm y tế phù hợp mức chi trả của nhân dân

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội gợi ý, có thể nâng mệnh giá bảo hiểm y tế cho phù hợp với mức chi trả của nhân dân và điều kiện của ngân sách.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022

Phạm Đông |

Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có các chỉ tiêu chủ yếu về lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Đề xuất phát triển Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất xây dựng Khu thương mại tự do tại Hải Phòng khi xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển thành phố.

Xem xét nâng mệnh giá bảo hiểm y tế phù hợp mức chi trả của nhân dân

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội gợi ý, có thể nâng mệnh giá bảo hiểm y tế cho phù hợp với mức chi trả của nhân dân và điều kiện của ngân sách.