Đại biểu Quốc hội đề nghị khắc phục việc lãng phí, tàn phá nguồn nước

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, từ trước tới nay, góc độ tài nguyên của nước ít được khai thác, nước chưa thực sự được coi là một tài sản công, nên chưa có ý thức, biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

Cần thay đổi cách thức tiếp cận tư duy quản lý tài nguyên nước

Chiều 5.6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) nêu rõ, hai nguyên lý cơ bản trong quản lý tài nguyên nước là quản lý tổng hợp và quản lý theo lưu vực sông, tức là không theo địa giới hành chính.

Theo đại biểu, đây là lĩnh vực liên ngành, liên vùng, liên địa phương nên trong lần sửa đổi này, việc bảo đảm quán triệt các nguyên tắc quản lý được thể hiện khá sâu sắc.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi luật đã có sự tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, khi mà vấn đề tài nguyên nước hiện nay trên thế giới cũng có sự thay đổi về tư duy quản lý.

Đại biểu Tạ Đình Thi cho biết, 3/4 nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài với các lưu vực sông chủ yếu như sông Mekong và sông Hồng đều bắt nguồn từ các quốc gia khác.

Tình trạng biến đổi khí hậu cũng tác động rất lớn, có vùng luôn khô cạn, thiếu nước, có vùng thì mưa thường xuyên, do đó cần thay đổi cách thức tiếp cận tư duy quản lý tài nguyên nước.

Đại biểu đánh giá, các nội dung sửa đổi lần này khá toàn diện. Tuy nhiên, để thực hiện quản lý tài nguyên nước cần phải có các công cụ quản lý, trong đó bên cạnh hệ thống cơ quan quản lý nhà nước thì trong dự thảo Luật có đề cập đến tổ chức lưu vực sông.

Đại biểu đoàn Hà Nội cho biết, tổ chức lưu vực sông là một trong những công cụ tổ chức quản lý rất quan trọng, đã được quy định trong Luật năm 1998 và 2012, tuy nhiên thời gian qua thực tế chưa phát huy tác dụng.

Cả nước có 35 lưu vực sông liên tỉnh, chiếm khoảng 92,6% diện tích và 91% số lượng sông, suối. Hiện nay có 3 mô hình tổ chức quản lý lưu vực sông, gồm: ban quản lý quy hoạch lưu vực sông, hội đồng quản lý lưu vực sông, ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Đại biểu đánh giá, kết quả hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền các tổ chức lưu vực sông này rất hạn chế, nguồn lực dành cho các hoạt động của nó rất khiêm tốn. Do đó, việc kiện toàn bộ máy và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách.

“Gần như các nước có lưu vực sông liên quốc gia, liên tỉnh đều hình thành các tổ chức này, và thẩm quyền nhà nước giao cho các tổ chức này cũng rất lớn. Ví dụ, ở Pháp, các tổ chức này có thể quy định các mức thu phí đối với những hộ sử dụng nước trên lưu vực sông”, đại biểu Tạ Đình Thi nói.

Đại biểu Tạ Đình Thi. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Tạ Đình Thi. Ảnh: Phạm Đông

Với hiện trạng nêu trên, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, bổ sung nội dung về tổ chức lưu vực sông; rà soát bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ chức lưu vực sông. Một số lưu vực sông liên tỉnh có tác động lớn đến nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, cần nghiên cứu để quy định vào trong dự thảo Luật.

Đồng thời, cũng cần quy định cụ thể nguồn lực để bố trí cho hoạt động của tổ chức lưu vực sông, bảo đảm các ủy ban lưu vực sông hoạt động hiệu quả.

Giao cấp xã quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước là chưa phù hợp

Đại biểu Hoàng Thị Đôi (đoàn Sơn La) cho rằng, việc giao UBND cấp xã quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước là chưa phù hợp, trong khi chưa phân loại các quy mô hồ chứa và mức độ quan trọng của hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa khác; chưa có tiêu chí để đánh giá việc này sẽ được thực hiện như thế nào trên thực tế.

Căn cứ trên quy mô hồ chứa, UBND cấp xã chỉ phù hợp quản lý các hồ chứa quy mô nhỏ, phối hợp thực hiện theo góc độ quản lý địa giới hành chính.

Còn với các hồ thủy điện, thủy lợi dung tích lớn liên quan đến nhiều xã, thậm chí nhiều huyện, nhiều tỉnh thì quy định như trên chưa phù hợp. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét nội dung này.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, có đến hơn 20 nội dung trong dự thảo Luật hiện đang giao Chính phủ quy định chi tiết, đề nghị rà soát, cụ thể hóa các quy định ngay trong luật để đảm bảo tính tường minh, rõ ràng của văn bản luật.

Đại biểu Nga cho rằng, từ trước tới nay, góc độ tài nguyên của nước ít được khai thác, nước chưa thực sự được coi là một tài sản công, nên chưa có ý thức, biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

"Tình trạng lãng phí nước, tàn phá nguồn nước xảy ra nhiều. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch do nhiều nguyên nhân nắng nóng kéo dài, ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Vấn đề bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước ngày càng mang ý nghĩa quan trọng", đại biểu nhấn mạnh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn bộ dự án BOT trên toàn quốc

Nhóm PV |

Những nhóm vấn đề nóng đang thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và cử tri gồm: giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; trách nhiệm quản lý Nhà nước trong hoạt động kiểm định... là những nội dung được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đăng đàn trả lời trong phiên sáng nay. 

Áp lực của tiền vệ Quang Hải

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Quang Hải đang đối mặt với không ít áp lực sau mùa giải không thành công cùng Pau FC.

Dịch chồng dịch: Bệnh nhân tăng, bệnh viện chờ thuốc

NGUYỄN LY |

Thời điểm này đang bắt đầu vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam, đây cũng là mùa dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng bùng phát. Ở các bệnh viện tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh, công tác điều trị đang vô cùng nóng do số lượng bệnh nhân đông.

Bản tin công đoàn: Lương cơ bản 2023 của NLĐ, công chức có tăng không?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung: Nguyên nhân khiến làn sóng rút BHXH 1 lần ngày càng gia tăng; Thiết kế gói hỗ trợ 23.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động; Doanh nghiệp, công nhân khổ sở vì tiết giảm tiêu thụ điện; Công ty PouYuen hỗ trợ gần 690 tỉ đồng cho công nhân chấm dứt hợp đồng; Lương cơ bản 2023 của NLĐ, công chức có tăng không?

Lý do ông trùm Thảo lụi và đàn em bị khởi tố tội Hủy hoại tài sản

PHAN THÀNH |

Bình Thuận – Ngoài Nguyễn Văn Thảo (tức Thảo lụi) bị khởi tố, bắt tạm giam, còn có 4 đối tượng được xác định đồng phạm trong vụ án đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Phan Thiết ra quyết định khởi tố, ra Lệnh bắt tạm giam và được Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) cùng cấp phê chuẩn.

Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.