Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong giao dịch nhà ở xã hội

Sáng 5.6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, dự thảo luật bổ sung quy định về: Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Hình thức phát triển nhà ở xã hội; Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; Đất để xây dựng nhà ở xã hội...

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Phạm Đông
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Phạm Đông

Ngoài ra, bổ sung mới một số quy định như: Nguồn vốn của nhà nước để phục vụ cho phát triển nhà ở; Hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở.

So với Luật Nhà ở năm 2014, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong giao dịch nhà ở xã hội trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở và bổ sung thêm quy định của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28.1.2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Dự thảo luật nêu rõ, Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Doanh nghiệp, hợp tác xã bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, để bán cho các đối tượng quy định.

Đặc biệt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội thông qua hình thức đầu tư vốn hoặc thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở hoặc liên doanh/hợp tác đầu tư cùng doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước để cùng thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

"Chung cư nguy cơ sập mà dân chưa đi thì hậu quả ai chịu trách nhiệm?"

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, một trong những vướng mắc lớn hiện nay cần phải khắc phục khi sửa đổi Luật Nhà ở là tình trạng khó khăn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, đã bị xuống cấp, hư hỏng.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật trình Quốc hội đã bỏ phương án về thời hạn sở hữu nhà chung cư.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, các nội dung bổ sung trong dự thảo chưa đáp ứng yêu cầu nêu ra về tính cụ thể, khả thi về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời cư dân, phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không còn an toàn, cần phải được tiếp tục rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Đông

Ủy ban Pháp luật cho rằng, các quy định của dự thảo luật về vấn đề này cần phải tháo gỡ được 4 điểm nghẽn.

Thứ nhất không di dời được người dân ra khỏi các nhà chung cư nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ. Hiện dự thảo chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời, biện pháp cưỡng chế, dẫn đến khó khăn trong công tác triển khai.

“Nếu chung cư cũ, hư hỏng, có nguy cơ sập đổ mà chưa di dời được người dân, hậu quả xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm?” - Ủy ban Pháp luật đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ nghiên cứu, quy định cụ thể và bổ sung giải pháp quyết liệt hơn, trong đó có các biện pháp cưỡng chế cần thiết, phù hợp để khắc phục tình trạng này.

“Ví dụ, hiện nay chưa có quy định biện pháp cắt điện, nước để buộc thực hiện nghĩa vụ di dời vì nhiều quan điểm cho rằng, cung cấp điện, nước là giao dịch dân sự độc lập với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu xác định việc cung cấp điện, nước cho các căn hộ nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, buộc phải di dời là giao dịch bị cấm thì có thể bổ sung quy định này vào Luật Nhà ở để tạo áp lực cho các chủ sở hữu căn hộ phải di dời theo tiến độ” - cơ quan thẩm tra gợi ý.

Thứ hai, không lựa chọn được chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong trường hợp người dân tự góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư.

Thứ ba, không thống nhất được phương án bồi thường, tái định cư sau khi đã lựa chọn được chủ đầu tư dẫn đến việc triển khai dự án kéo dài, không bảo đảm tiến độ thực hiện kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Thứ tư, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải áp dụng quy định về trình tự, thủ tục đầu tư của cả Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công gây khó khăn, kéo dài thủ tục thực hiện dự án cũng là một vướng mắc cần phải khắc phục.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Sẽ thanh tra các vi phạm mua bán nhà ở xã hội, sai sẽ thu hồi

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn; cương quyết phát hiện những trường hợp không đúng đối tượng phải thu hồi hồ sơ.

Đề nghị giám sát đối tượng mua và sống trong nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Theo đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa), nội dung giám sát cần tập trung làm rõ ai đang sinh sống trong nhà ở xã hội; thực trạng sử dụng nhà ở xã hội; cách xác định đối tượng mua nhà ở xã hội.

Kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó liên quan đến đất đai, bất động sản, nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó, phức tạp và nhạy cảm, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, giá, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở và các hoạt động giám sát… Do đó cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.

Xúc động tâm thư xin được tập bóng đá của thủ môn tuyển nữ Việt Nam

AN NGUYÊN |

8 năm về trước, thủ thành Đào Thị Kiều Oanh từng làm bản cam kết với gia đình thì mới được đi tập bóng đá.

Thanh Hương: Mẹ hốt hoảng khi tôi tàn tạ vì Luyến "lươn" ở Cuộc đời vẫn đẹp sao

Nhóm PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, diễn viên Thanh Hương chia sẻ, có lần đi quay về khuya, mẹ cô hốt hoảng khi thấy con gái tàn tạ sau một ngày lam lũ cùng Luyến "lươn" ở phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao". Nữ diễn viên cũng tiết lộ việc cô làm vợ, làm mẹ như thế nào ở đời thường.

Dự án “đất vàng giá bèo” ở Thanh Hóa bị tuýt còi vì chậm triển khai

Xuân Hùng |

Dự án Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư (nay là phường Quảng Cư) TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa từng gây nhiều lùm xùm về việc giao đất vàng cho doanh nghiệp nhưng nhà nước chỉ thu được rất ít vào ngân sách. Nhiều năm trôi qua, đến thời điểm ngày 8.7.2023, khu đất vàng dù đã được làm hạ tầng nhưng không thực hiện xây dựng theo quy định và đã bị cơ quan chức năng tuýt còi vì chậm triển khai.

Tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh rộng cửa giành vé tham dự Olympic 2024

HOÀNG HUÊ |

Với thành tích lọt vào tứ kết giải cầu lông quốc tế Canada mở rộng 2023, tay vợt cầu lông nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh sáng cửa giành vé tham dự Olympic Paris 2024.

Chứng khoán áp sát đỉnh cũ 1.140 điểm, nên hạn chế mua đuổi trong phiên tăng

Đức Mạnh |

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vẫn tiếp tục sóng hồi nhưng đang tiệm cận ngưỡng kháng cự là vùng đỉnh cũ quanh 1.140 điểm và xa hơn là kháng cự mạnh 1.150 điểm.

Sẽ thanh tra các vi phạm mua bán nhà ở xã hội, sai sẽ thu hồi

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn; cương quyết phát hiện những trường hợp không đúng đối tượng phải thu hồi hồ sơ.

Đề nghị giám sát đối tượng mua và sống trong nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Theo đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa), nội dung giám sát cần tập trung làm rõ ai đang sinh sống trong nhà ở xã hội; thực trạng sử dụng nhà ở xã hội; cách xác định đối tượng mua nhà ở xã hội.

Kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó liên quan đến đất đai, bất động sản, nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 5 có nhiều việc khó, phức tạp và nhạy cảm, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, giá, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở và các hoạt động giám sát… Do đó cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.