Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Bổ sung quy định xử lý khi tổ chức tín dụng có sự cố rút tiền hàng loạt

Sáng 5.6, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, việc xây dựng dự thảo luật nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về TCTD; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD; Xây dựng công cụ để quản lý các TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD.

Việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) để bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; Xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Với mục tiêu tạo điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, trong đó đơn giản hóa thủ tục cho các khoản cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống.

Đồng thời, tạo lập hành lang pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử.

Bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát và triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng; quy định về yêu cầu bảo đảm an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng...

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia, trong đó có trường hợp xử lý khủng hoảng của Silicon Valley Bank, Signature Bank, First Republic Bank (Mỹ), hoặc trường hợp Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ). Chính vì vậy, để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt.

Dự thảo Luật cũng kế thừa quy định về áp dụng can thiệp sớm tại Luật hiện hành và có sửa đổi, bổ sung để giải quyết những bất cập thời gian qua.

Theo đó, dự thảo Luật xây dựng mới quy trình can thiệp sớm, bổ sung thẩm quyền của NHNN tại giai đoạn can thiệp sớm, quy định một số biện pháp đang áp dụng tại giai đoạn kiểm soát đặc biệt lên giai đoạn can thiệp sớm cho phép xử lý từ sớm, từ xa khi tình trạng yếu kém của TCTD chưa đến mức nghiêm trọng.

Dự thảo Luật đã luật hóa một số quy định tại Nghị quyết số 42 như bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án.

Cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng để xác định rõ mức độ, nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo để đề xuất giải pháp căn cơ, triệt để và xử lý được tình trạng sở hữu chéo hiện nay.

Có ý kiến đề nghị quy định tại Dự thảo Luật lộ trình phù hợp để các cổ đông hiện hữu thực hiện thoái vốn hoặc quy định không áp dụng hồi tố để bảo đảm lợi ích nhà đầu tư.

Về ngân hàng chính sách, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như mục tiêu, mô hình hoạt động, quản trị, điều hành, cơ chế quản lý tài chính, các chỉ tiêu an toàn vốn, tổ chức lại, giải thể...; Rà soát các quy định tại các luật có liên quan, bảo đảm không vướng mắc và đủ căn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện.

Đồng thời, Ủy ban Kinh tế cho rằng, cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước; việc xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc gặp khó khăn về thanh khoản. Trong dài hạn, cần nghiên cứu xây dựng luật riêng điều chỉnh loại hình ngân hàng chính sách.

Về giới hạn cấp tín dụng, Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng. Bởi việc giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng sẽ tác động ngay đến nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự là kênh huy động vốn ổn định cho nền kinh tế và còn nhiều rủi ro; có thể tác động tiêu cực đến thu hút FDI của Việt Nam do giảm khả năng vay trong nước…

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng, siết tổng mức dư nợ cấp tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), sau đó, chiều cùng ngày tiến hành thảo luận tại tổ.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói về gói tín dụng 1 triệu tỉ đồng gửi ngân hàng

NHÓM PV |

Về gói 1 triệu tỉ đồng gửi trong ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, số tiền này đã gắn với các nhiệm vụ chi cụ thể. Đây là một nguồn nhàn rỗi tạm thời đã có trong dự toán được Quốc hội phê chuẩn như các dự án đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia…

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không phải để giải cứu thị trường bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Đề nghị cơ quan Công an điều tra việc trốn đóng bảo hiểm

NHÓM PV |

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

Khuyến khích chủ xe được gia hạn đăng kiểm nhường lịch cho xe đã hết hạn

LÂM ANH |

TP Hồ Chí Minh hiện còn nhiều xe ôtô đã hết hạn đăng kiểm từ mấy tháng nay nhưng vẫn chưa được đăng kiểm. Trong số đó, có nhiều phương tiện không nằm trong nhóm được giãn chu kì đăng kiểm nên chủ xe vẫn phải tiếp tục đặt lịch để kiểm định.

Hàng loạt cây xanh bị “tỉa trụi” giữa thời tiết nắng nóng

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 100 cây xanh từ nhỏ đến lớn dọc 2 bên đường Phạm Văn Đồng (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) đã bị “tỉa trụi” phơi mình giữa thời tiết nắng nóng gay gắt.

Bà Rịa - Vũng Tàu chi 3,8 tỉ đồng xúc tiến du lịch dịp hè

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hàng loạt sự kiện sôi động hấp dẫn được ngành du lịch tỉnh lên kế hoạch tổ chức trong tháng 7.2023 để thu hút, phục vụ du khách.

Lộ nguyên nhân khiến Quốc lộ 37 đoạn qua Yên Bái nâng cấp mãi không xong

Nhóm PV |

Không chỉ bị đội vốn, dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn qua địa bàn tỉnh Yên Bái (dù bị Bộ Giao thông Vận tải cho vào diện theo dõi đặc biệt) còn phát sinh nhiều vấn đề trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, Phó Chủ tịch huyện Trấn Yên - ông Nguyễn Đức Mầu - còn bị người dân tố cáo đích danh đến các cấp chức năng.

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng, siết tổng mức dư nợ cấp tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), sau đó, chiều cùng ngày tiến hành thảo luận tại tổ.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói về gói tín dụng 1 triệu tỉ đồng gửi ngân hàng

NHÓM PV |

Về gói 1 triệu tỉ đồng gửi trong ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, số tiền này đã gắn với các nhiệm vụ chi cụ thể. Đây là một nguồn nhàn rỗi tạm thời đã có trong dự toán được Quốc hội phê chuẩn như các dự án đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia…

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không phải để giải cứu thị trường bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".