Việt Nam kêu gọi sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong

Song Minh |

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 ngày 5.4 tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên nước sông Mekong, duy trì hợp lý dòng chảy trên dòng chính, ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực, nhất là đối với các nước hạ nguồn.

Bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh lương thực

Tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 với chủ đề “Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò không thể thiếu của Ủy hội sông Mekong quốc tế, khẳng định giá trị lâu dài của Hiệp định Mekong năm 1995.

Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác đối thoại, các đối tác phát triển và các đối tác quốc tế khác trong khu vực luôn tạo điều kiện hỗ trợ Việt Nam cùng các nước trong khu vực bảo vệ dòng chảy chính, dòng chảy tự nhiên của dòng sông Mekong mang lại kết quả hợp tác toàn diện, bền vững.

Thủ tướng cho rằng, lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức rất lớn do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu, sức ép của yêu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng sử dụng nước nhanh chóng. Điều đó làm cho nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến nỗ lực bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh lương thực cho tất cả các quốc gia trong lưu vực, đặc biệt là hơn 60 triệu người dân trong lưu vực.

Là quốc gia nằm ở cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam đang cảm nhận rõ nét nhất những tác động nặng nề này. Dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ du và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị sụt giảm nghiêm trọng.

Đồng bằng thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán nghiêm trọng và hiện tượng xâm nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn từ 1-1,5 tháng với phạm vi và cường độ lớn hơn so với trước đây.

Năm 2020, lượng phù sa xuống Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm chỉ còn bằng 1/3 lượng phù sa của trước đó 15 năm... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hơn 20 triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nỗ lực bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh lương thực cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.

Đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Trước thực trạng nói trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải đổi mới tư duy hợp tác, có những bước đi đột phá và với tinh thần đó đưa ra những đề xuất về định hướng hợp tác của Uỷ hội trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tái khẳng định cam kết mạnh mẽ nhất, nghiêm túc tuân thủ và thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, cũng như Bộ Quy chế sử dụng nước đã được xây dựng, đồng thời tập trung thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược của Uỷ hội.

Thứ hai, mọi chính sách và hành động cần lấy con người làm trung tâm, với cách tiếp cận toàn dân, toàn diện và toàn lưu vực, nhằm bảo đảm sinh kế bền vững của người dân, tăng cường khả năng thích ứng, tự cường của mỗi cộng đồng trước những biến đổi nhanh chóng hiện nay; đồng thời tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở tiểu vùng sông Mekong.

Thứ ba, tăng cường sự phối kết hợp giữa Ủy hội và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng khác, trong đó phát huy vai trò là một trung tâm tri thức, cung cấp thông tin, dữ liệu, tư vấn cho các cơ chế hợp tác.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời, kết nối và nâng cấp mạng lưới điện của vùng, qua đó góp phần phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giao thông thủy để tăng cường kết nối các nền kinh tế, thúc đẩy giao thương, đồng thời bảo đảm vận tải an toàn và có hiệu quả, không gây hại đến nguồn nước và môi trường sinh thái.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác với các đối tác để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, gắn kết hoạt động của Uỷ hội với nỗ lực thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN và các chương trình nghị sự quốc tế lớn khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên, vì mục tiêu xây dựng lưu vực sông Mekong thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN.

Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã thông qua Tuyên bố chung - Tuyên bố Vientiane nhằm tiếp tục khẳng định cam kết chính trị cao nhất của 4 quốc gia thành viên (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan), các mục đích và nguyên tắc hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong, cũng như xác định các trọng tâm hợp tác của Ủy hội trong thời gian tới.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nước Ủy hội sông Mekong họp hẹp

Song Minh |

Sáng 5.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nước thành viên Ủy hội sông Mekong họp hẹp tại Vientiane, Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong

Song Minh |

Chiều 4.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự Hội nghị Ủy hội sông Mekong tại Lào

Song Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Vientiane, Lào vào ngày 5.4.2023.

Thụy Điển công bố kịch bản chính về thủ phạm vụ nổ Nord Stream

Thanh Hà |

Về vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream, các nhà điều tra Thụy Điển tiết lộ, đã có bức tranh khá rõ ràng về kịch bản vụ án, trong đó có nhân tố nhà nước tham gia vụ việc.

Công nhân đến gần hơn với ước mơ có nhà

Lương Hạnh |

Mục tiêu mua được nhà với chị Nga đã có từ rất lâu, nhưng càng làm công nhân thì chị càng nhận ra khó đạt được. Do vậy, chị đã gần như "bác bỏ mục tiêu" cho đến khi biết được thông tin về Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vừa Thủ tướng phê duyệt.

Tìm phương án xử lý nhà máy đóng tàu lớn nhất Đông Nam Á chìm trong nợ nần

VIÊN NGUYỄN |

Dù nỗ lực khắc phục những yếu kém do lịch sử để lại, sau 13 năm được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp nhận, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất (DQS) ở Quảng Ngãi vẫn nợ hàng nghìn tỉ đồng do các khoản nợ, thua lỗ từ thời Vinashin để lại. DQS là một trong 12 đại dự án làm ăn thua lỗ nghìn tỉ của ngành công thương đang được yêu cầu rà soát, xử lý…

Góc nhìn thể thao: Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn xuất ngoại có thất bại?

NHÓM PV |

Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn là 3 cầu thủ nam xuất ngoại chưa có được bước khởi đầu như mong đợi. Góc nhìn thể thao số 105 sẽ cùng với chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú đưa quan điểm về vấn đề này.

Người dân sống trong bức bí, nguy hiểm ở phố cổ Bao Vinh

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều hộ dân tại phố cổ Bao Vinh (TP. Huế) đang sống trong cảnh bức bí, chật chội và nguy hiểm vì những căn nhà của họ thuộc dạng nhà cổ, cần được bảo tồn nhưng không có nguồn vốn, muốn sửa chữa, cải tạo mất nhiều thủ tục, thời gian.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nước Ủy hội sông Mekong họp hẹp

Song Minh |

Sáng 5.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nước thành viên Ủy hội sông Mekong họp hẹp tại Vientiane, Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong

Song Minh |

Chiều 4.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự Hội nghị Ủy hội sông Mekong tại Lào

Song Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Vientiane, Lào vào ngày 5.4.2023.