Cân nhắc thêm việc đổi tên tòa án, không chỉ là bình mới - rượu cũ

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm việc đổi tên Tòa án. Nếu cần phải thay đổi thì phải đổi mới một cách toàn diện và thực chất, còn nếu chưa đủ điều kiện, tính khả thi thì nên giữ như quy định của luật hiện hành.

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi).

Phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Đoàn ĐBQH Bến Tre) cho biết, tại Khoản 1, Điều 4 dự thảo Luật quy định: Tổ chức của Tòa án nhân dân (TAND) bao gồm: TAND Tối cao, TAND Cấp cao, TAND phúc thẩm; TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt và Toà án quân sự.

Như vậy TAND cấp huyện, cấp tỉnh hiện nay sẽ được thay bằng TAND sơ thẩm và phúc thẩm. Qua tờ trình của TAND Tối cao, sự thay đổi này nhằm mục đích bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre phát biểu. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre phát biểu. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại các điều luật cho thấy vẫn không khác gì nhiều so với luật hiện hành. Các tòa án này vẫn được tổ chức và có thẩm quyền theo địa hạt tương ứng với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Nhìn chung, sự thay đổi này chỉ là ở tên gọi, còn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong, cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng, giám sát của cơ quan dân cử địa phương, quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan... vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành. Hơn nữa, toà án cấp phúc thẩm nhưng vẫn xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền.

Đại biểu cho rằng, sự thay đổi này chỉ là bình mới - rượu cũ, vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm, nếu cần phải đổi mới một cách toàn diện và thực chất, còn nếu chưa đủ điều kiện, tính khả thi thì nên giữ như quy định của luật hiện hành.

Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu thảo luận. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu thảo luận. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Cùng quan điểm, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) cho rằng, cần cân nhắc thêm việc đổi tên TAND tỉnh, TAND huyện thành tòa án phúc thẩm, tòa án sơ thẩm, cũng như là việc thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt.

Đại biểu cũng cho rằng, cần đánh giá kỹ tác động khi thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt. Trên thực tế những vụ việc khó, phức tạp trong lĩnh vực liên quan phá sản, thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ… cũng không nhiều, bình quân 8 năm thi hành luật, mỗi năm có khoảng 200 vụ việc cả nước.

Do đó, đề nghị nên nghiên cứu, nếu thành lập thì nên quy định cụ thể việc thành lập toà sơ thẩm chuyên biệt có thể theo lãnh thổ tùy tình hình và nhu cầu thực tế.

Về lựa chọn ngẫu nhiên thẩm phán, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị làm rõ cơ chế để thực hiện phân công ngẫu nhiên như thế nào? Phương thức, cách thức thực hiện phân công ngẫu nhiên? Yêu cầu nào để đảm bảo được thực hiện nguyên tắc vô tư, khách quan trong phân công xét xử.

Nếu phân công ngẫu nhiên sẽ xảy ra có trường hợp vụ án khó mà giao cho thẩm phán, hội thẩm năng lực hạn chế thì sẽ không thể có chất lượng xét xử tốt được.

Đại biểu đề nghị nên quy định căn cứ vào tính chất vụ án, năng lực của thẩm phán, hội thẩm để Chánh án phân công cho phù hợp.

Về phương thức tổ chức xét xử tại toà án, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị cần đánh giá lại việc tổ chức phiên toà trực tuyến theo Nghị quyết 33/2021/QH15 của Quốc hội.

Trên cơ sở đó cần cụ thể hoá hơn nữa điều kiện tổ chức phiên toà trực tuyến và cũng chỉ nên quy định đối với những vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, không liên quan đến bí mật nhà nước.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tòa án thu thập chứng cứ rồi xét xử có thể không khách quan

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Tòa án thu thập chứng cứ rồi sau đó xét xử theo chứng cứ tự mình thu thập có thể sẽ không khách quan, không đánh giá đầy đủ các nguồn chứng cứ khác do các bên thu thập.

Không quy định Tòa án có quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại tòa

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, chiều 18.9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Sửa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Đề xuất đổi tên gọi các tòa án

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện tổ chức bộ máy của toà án. Trong đó, dự thảo luật quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.

Xem xét, chưa thông qua Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi tại kỳ họp thứ 6

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc Quốc hội xem xét, chưa thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 là hết sức cần thiết để các cơ quan có đủ thời gian nghiên cứu rà soát, kỹ lưỡng, thận trọng dự thảo luật.

Nghi ngờ kẻ gian tẩm thuốc mê, bắt cóc học sinh trước cổng trường ở TPHCM

Thanh Chân |

Một phụ nữ bịt kín mặt, đội nón bảo hiểm, mặc áo khoác xuất hiện trước cổng trường ở Quận 12, TPHCM và dúi tiền vào tay học sinh. Đáng chú ý, cô giáo khi cầm tiền từ học sinh thì bị chóng mặt, đau đầu và buồn ngủ.

Phó Chủ tịch huyện vận động, hàng chục hộ dân bàn giao mặt bằng

QUANG ĐẠI |

Hàng chục hộ dân xã Diễn Phúc (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 sau khi được lãnh đạo huyện, xã trực tiếp tuyên truyền vận động.

Sẽ giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, tiệm cận tuổi nghỉ hưu

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trước mắt Chính phủ đề xuất với Quốc hội giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 và sẽ tiếp tục giảm dần, tiến tới tiệm cận tuổi nghỉ hưu.

Loay hoay xử lý tài sản công trị giá 516 tỉ đồng bỏ hoang sau sáp nhập

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), hàng loạt trụ sở làm việc được Nhà nước đầu tư xây dựng trị giá khoảng 516 tỉ đồng bị bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn. Gần 4 năm nay, Quảng Ngãi đã nỗ lực để xử lý, tháo gỡ nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Tòa án thu thập chứng cứ rồi xét xử có thể không khách quan

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Tòa án thu thập chứng cứ rồi sau đó xét xử theo chứng cứ tự mình thu thập có thể sẽ không khách quan, không đánh giá đầy đủ các nguồn chứng cứ khác do các bên thu thập.

Không quy định Tòa án có quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại tòa

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, chiều 18.9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Sửa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Đề xuất đổi tên gọi các tòa án

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện tổ chức bộ máy của toà án. Trong đó, dự thảo luật quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.