Tòa án thu thập chứng cứ rồi xét xử có thể không khách quan

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Tòa án thu thập chứng cứ rồi sau đó xét xử theo chứng cứ tự mình thu thập có thể sẽ không khách quan, không đánh giá đầy đủ các nguồn chứng cứ khác do các bên thu thập.

Chính thức đề xuất đổi tên tòa án cấp tỉnh, cấp huyện

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 9.11, Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày tờ trình về dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, dự thảo luật quy định tổ chức lại bộ máy giúp việc của TAND cấp cao; đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử; thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt.

Đổi mới tổ chức bộ máy của TAND cấp cao để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với quy trình tố tụng và tương đương với bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) cấp cao;

Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của tòa án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, loại ý kiến thứ nhất cho rằng tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự là phù hợp và cần thiết với các lý do như sau:

Trong vụ án hình sự, tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện KSND thu thập, làm rõ tại phiên tòa và kết quả tranh tụng để xét xử.

Trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà các bên đã thu thập, giao nộp cho tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng và kết quả tranh tụng để xét xử.

Tòa án thu thập chứng cứ rồi sau đó xét xử theo chứng cứ tự mình thu thập có thể sẽ không khách quan, không đánh giá đầy đủ các nguồn chứng cứ khác do các bên thu thập.

Việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của tòa án nhằm bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, để tòa án luôn giữ vai trò là trọng tài và phán xử trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra, thực sự tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để tạo thuận lợi cho đương sự, người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết, xét xử vụ việc dân sự, vụ án hành chính, tòa án sẽ hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc. Tòa án hỗ trợ các đương sự là người yếu thế thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc kỹ quy định này vì có thể khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Việc quy định tòa án thu thập chứng cứ vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

Chỉ thu thập chứng cứ nếu đương sự không thu thập được, có yêu cầu

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết Ủy ban cơ bản tán thành với dự thảo luật. Theo đó, đối với vụ án hình sự: việc khởi tố, điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra (CQĐT) và Viện KSND.

Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do CQĐT và Viện KSND thu thập trong hồ sơ vụ án, sau khi đã kiểm tra, làm rõ tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để ra phán quyết về vụ án; nếu thiếu chứng cứ hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính: nghĩa vụ thu thập chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự. Tòa án không có trách nhiệm thu thập chứng cứ mà chỉ hướng dẫn, yêu cầu các đương sự thu thập chứng cứ; nếu đương sự là người yếu thế trong xã hội, tòa án sẽ hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ.

Cũng theo bà Lê Thị Nga, có ý kiến không tán thành với dự thảo luật. Theo đó, đối với vụ án hình sự nếu tại phiên tòa phát sinh vấn đề cần xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ thì tòa án tạm ngừng phiên tòa để thực hiện. Vụ việc dân sự, vụ án hành chính thì tòa án chỉ thu thập chứng cứ nếu đương sự không thu thập được và có yêu cầu.

Việc thu thập chứng cứ ở nước ngoài thì tòa án thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thu thập.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Không quy định Tòa án có quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại tòa

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, chiều 18.9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Rà soát bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu, việc sửa đổi dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân cần rà soát lại bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân nhằm tránh cồng kềnh về bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân.

Sửa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Đề xuất đổi tên gọi các tòa án

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện tổ chức bộ máy của toà án. Trong đó, dự thảo luật quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.

Đề xuất nghiên cứu mức nồng độ cồn phù hợp với từng loại phương tiện

Thùy Linh - Cường Ngô |

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề nghiên cứu mức nồng độ cồn với từng loại phương tiện.

Làm rõ nguồn kinh phí để chi tăng tiền lương cho công chức, viên chức Thủ đô

Vương Trần - Thùy Linh |

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật nêu rõ, có ý kiến đề nghị làm rõ nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm để bảo đảm tính khả thi vì phạm vi đối tượng thụ hưởng rất lớn.

Phụ huynh tố trường chèn ép học sinh khi không tham gia ngoại khóa

Chân Phúc |

TPHCM - Phụ huynh Trường THPT Nguyễn Trung Trực (quận Gò Vấp) phản ánh, con họ đang bị trường phân biệt đối xử, chèn ép khi không tham gia hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức.

Cháy cửa hàng ở TPHCM, nhiều người dân ôm tài sản tháo chạy

Anh Tú |

Đến hơn 13h00 trưa 10.11, Công an quận Tân Phú, TPHCM cùng các đơn vị nghiệp vụ vẫn đang khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy xảy ra trên đường Nguyễn Sơn, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú.

Phát hiện 3 cá thể chuột túi tại Cao Bằng

Tân Văn |

Trong 2 ngày, người dân tại huyện Thạch An liên tiếp phát hiện 3 cá thể chuột túi chạy nhảy ngoài tự nhiên.

Không quy định Tòa án có quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại tòa

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, chiều 18.9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Rà soát bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu, việc sửa đổi dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân cần rà soát lại bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân nhằm tránh cồng kềnh về bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân.

Sửa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Đề xuất đổi tên gọi các tòa án

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện tổ chức bộ máy của toà án. Trong đó, dự thảo luật quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.