Quốc hội thảo luận về Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc hôm nay (2.11), Quốc hội sẽ nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 2.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thảo luận tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.

Trong đó có kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024.

Ngoài ra còn có tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2023, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2024 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương.

Cuối phiên thảo luận, thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Chiều cùng ngày, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thời gian qua, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Thường trực Ủy ban Kinh tế phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật rà soát, tiếp thu, chỉnh lý khá nhiều nội dung, qua đó hoàn thiện một bước dự thảo luật.

Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, đến nay, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 16 chương, 208 điều. So với dự thảo Luật được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ Năm, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) hiện nay đã tăng thêm 3 chương, 13 điều; sửa đổi, bổ sung 160 điều, trong đó có 90 điều sửa đổi về nội dung, 61 điều sửa về kỹ thuật văn bản để nội dung rõ ràng, mạch lạc hơn.

Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là đạo luật khó, có tính kỹ thuật cao, có tác động lớn đến nền kinh tế và từng tổ chức, cá nhân.

Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế xác định, sẽ tiếp thu, chỉnh lý kỹ lưỡng để bảo đảm khi luật được thông qua có sức sống lâu dài, tạo cơ sở pháp lý ổn định để các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, có điều kiện phát triển thuận lợi.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chỉ nên quy định mức trần, địa phương sẽ tự quyết học phí

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ chỉ quy định mức trần và giao thẩm quyền địa phương tự quyết mức học phí cho phù hợp với mức sống, điều kiện cụ thể của từng địa phương để đảm bảo không bị lạm thu.

Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo tình trạng dư nợ trên GDP của Việt Nam.

Tiếp cận vốn tín dụng vẫn khó khăn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21.10.2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Thanh khoản cải thiện, chứng khoán tiếp đà hồi phục

Gia Miêu |

Thanh khoản thị trường chứng khoán gia tăng cho thấy, lực cầu áp đảo lan tỏa đến hầu hết nhóm ngành, đưa thị trường vào trạng thái tích cực hơn.

HLV Vũ Ngọc Lợi điểm tên người thay thế Nguyễn Thị Huyền ở tuyển điền kinh

NHÓM PV |

Sau khi vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Huyền giải nghệ, câu hỏi được đặt ra, liệu ai sẽ đủ sức thay thế chân chạy người Nam Định? Góc nhìn thể thao số 135 trò chuyện với ông Vũ Ngọc Lợi – người đã huấn luyện Nguyễn Thị Huyền suốt 15 năm qua, đồng thời là thành viên của ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam để tìm câu trả lời.

Phương án thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp giảm áp lực

Thanh Hằng |

Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được giáo viên, học sinh và chuyên gia trên cả nước tranh luận sôi nổi bởi mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng. Hiện nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án 2+2 - tức thí sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Gian nan chống buôn lậu ở các tuyến biên giới phía Bắc

Tân Văn |

Theo thống kê của lực lượng chức năng, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng con giống gia cầm có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh...

Lý do tiếng Anh nên là môn lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thanh Hằng |

Trong thời gian chờ đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, phương án 2+2 (thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn) nhận được sự ủng hộ của đa số học sinh và giáo viên.

Chỉ nên quy định mức trần, địa phương sẽ tự quyết học phí

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ chỉ quy định mức trần và giao thẩm quyền địa phương tự quyết mức học phí cho phù hợp với mức sống, điều kiện cụ thể của từng địa phương để đảm bảo không bị lạm thu.

Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo tình trạng dư nợ trên GDP của Việt Nam.

Tiếp cận vốn tín dụng vẫn khó khăn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21.10.2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023.