Cận cảnh những bệnh viện nghìn tỉ bỏ hoang giữa lòng Hà Nội

Khương Duy |

Dù được xây dựng với tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỉ đồng, không ít bệnh viện tại Hà Nội vẫn rơi vào cảnh "chết yểu", bỏ hoang hóa sau nhiều năm triển khai.

Bệnh viện 50 triệu USD "đóng băng" sau hơn 2 thập kỷ

Được cấp phép vào năm 1997 với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD và tọa lạc tại trung tâm quận Cầu Giấy, Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ được xây dựng có tổng diện tích 27.000m2 với 300 giường, mục đích chuyên điều trị các bệnh hiểm nghèo như tim, não, tim mạch...
Được cấp phép vào năm 1997 với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD và tọa lạc tại trung tâm quận Cầu Giấy, Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ được xây dựng có tổng diện tích 27.000m2 với 300 giường, mục đích chuyên điều trị các bệnh hiểm nghèo như tim, não, tim mạch... Ảnh: Khương Duy
Năm 2001, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi 9.998 m2 đất tại phường Nghĩa Tân, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và cho phép bệnh viện thuê 8.540m2, quản lý 1.458m2 trong thời hạn 40 năm.
Năm 2001, UBND TP.Hà Nội đã ra quyết định thu hồi 9.998 m2 đất tại phường Nghĩa Tân, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và cho phép bệnh viện thuê 8.540m2, quản lý 1.458m2 trong thời hạn 40 năm. Ảnh: Khương Duy
Thế nhưng đến nay, công trình này lại trở thành “đống bêtông” bị bỏ hoang giữa lòng Thủ đô. Nhiều hạng mục đang dang dở càng thêm nham nhở sau gần 25 năm để không.
Thế nhưng đến nay, công trình này lại trở thành “đống bêtông” bị bỏ hoang giữa lòng Thủ đô. Nhiều hạng mục đang dang dở càng thêm nham nhở sau nhiều năm để không. Ảnh: Khương Duy
Hình ảnh công trình to lớn nhưng bị bỏ hoang, nhếch nhác, xuống cấp làm mất mỹ quan khu vực nói chung và người dân sinh sống nói riêng.
Hình ảnh công trình to lớn nhưng bị bỏ hoang, nhếch nhác, xuống cấp làm mất mỹ quan khu vực nói chung và người dân sinh sống nói riêng.
Hình ảnh công trình to lớn nhưng bị bỏ hoang, nhếch nhác, xuống cấp làm mất mỹ quan khu vực. Ảnh: Khương Duy
Trả lời với báo chí, đại diện chủ đầu tư từng kể về quá trình lận đận trong việc cấp phép, giải phóng mặt bằng. Theo đó, đơn vị này đã đầu tư gần 700 tỉ đồng, “nhưng lối vào bệnh viện đi qua phần đất người dân lấn chiếm, bệnh viện không lối vào nên đành đóng cửa để đó“, đại diện đơn vị này cho biết.
Trả lời với báo chí, đại diện chủ đầu tư từng kể về quá trình lận đận trong việc cấp phép, giải phóng mặt bằng. Theo đó, đơn vị này đã đầu tư gần 700 tỉ đồng, “nhưng lối vào bệnh viện đi qua phần đất bị người dân lấn chiếm, bệnh viện không lối vào nên đành đóng cửa để đó“. Ảnh: Khương Duy
Xây dựng lên với kỳ vọng trở thành bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn nhưng dự án nghìn tỉ này vẫn tiếp tục “đóng băng” giữa khu đất “vàng” Thủ đô.
Được xây dựng lên với kỳ vọng trở thành bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn nhưng dự án nghìn tỉ này vẫn tiếp tục “đóng băng” giữa khu đất “vàng” Thủ đô. Ảnh: Khương Duy

Viện Ung bướu nghìn tỉ bị người dân kịch liệt phản đối

Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản cũng là 1 trong những dự án “đắp chiếu” gây nhiều chú ý. Dự án nằm tại lô DDMKT1, khu Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) với quy mô 100 giường nội trú và 250 giường ngoại trú chất lượng cao.
Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản cũng là một trong những dự án “đắp chiếu” gây nhiều chú ý. Dự án nằm tại lô DDMKT1, khu Ngoại giao đoàn (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) với quy mô 100 giường nội trú và 250 giường ngoại trú chất lượng cao. Ảnh: Ngô Cường
Bệnh viện này có diện tích 4.800m2, mặt sàn xây dựng 28.000m2. Khởi công từ đầu năm 2017, dự án này được truyền thông tung hô có hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín và tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng.
Bệnh viện này có diện tích 4.800m2, mặt sàn xây dựng 28.000m2. Khởi công từ đầu năm 2017, dự án này được truyền thông tung hô có hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín và tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng. Ảnh: Ngô Cường
Đáng nói sau 4 năm, nơi đây vẫn chỉ là một khối bê tông thô kệch. Nguyên nhân là bởi trong quá trình xây dựng, người dân khu vực đã kịch liệt phản đối dự án này bởi nó được xây dựng trên khu đất vốn được quy hoạch là khu đầu mối kỹ thuật của khu đô thị.
Đáng nói, sau 4 năm, nơi đây vẫn chỉ như một khối bêtông thô kệch. Nguyên nhân là trong quá trình xây dựng, người dân khu vực đã kịch liệt phản đối dự án này, bởi nó được xây dựng trên khu đất vốn được quy hoạch là khu đầu mối kỹ thuật của khu đô thị. Ảnh: Ngô Cường
Cư dân nơi đây đặc biệt lo ngại việc xây dựng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khẳng định chưa từng được hỏi ý kiến đánh giá tác động môi trường khi bệnh viện này bắt đầu xây dựng. Đỉnh điểm của vụ việc, vào tháng 5.2019, hàng trăm cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn tập trung phản đối việc điều chỉnh quy hoạch xây bệnh viện ung bướu tại đây.
Cư dân nơi đây đặc biệt lo ngại việc xây dựng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khẳng định chưa từng được hỏi ý kiến đánh giá tác động môi trường khi bệnh viện này bắt đầu xây dựng. Đỉnh điểm của vụ việc, vào tháng 5.2019, hàng trăm cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn tập trung phản đối việc điều chỉnh quy hoạch xây bệnh viện ung bướu tại đây. Ảnh: Ngô Cường
Sau thời gian dài nằm đắp chiếu do vấp phải sự phản ứng của cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn, giữa năm 2020 chủ đầu tư Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản cho biết, bệnh viện này đã được chuyển đổi thành bệnh viện đa khoa. Dù vậy đến nay, cư dân KĐT Ngoại giao đoàn vẫn khẳng định “phản đối bệnh viện này đến cùng“.
Sau thời gian dài nằm "đắp chiếu" do vấp phải sự phản ứng gay gắt của cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn, giữa năm 2020, chủ đầu tư Bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản cho biết, bệnh viện này đã được chuyển đổi thành bệnh viện đa khoa. Dù vậy đến nay, nhiều người dân khi được hỏi vẫn khẳng định “phản đối bệnh viện này đến cùng“. Ảnh: Ngô Cường
“Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Nhà nước còn đang di dời, xây dựng cơ sở 2 cho một số bệnh viện từ nội đô ra ngoài, vậy mà họ nhất định xây ngay sát khu dân cư. Nếu họ xây viện ở đây thì khu đô thị này không còn đáng sống nữa“, bà H, một người dân KĐT Ngoại giao đoàn nói.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Nhà nước còn đang di dời, xây dựng cơ sở 2 cho một số bệnh viện từ nội đô ra ngoài, vậy mà họ nhất định xây ngay sát khu dân cư. Nếu họ xây bệnh viện ở đây thì khu đô thị này không còn đáng sống nữa“, bà H, một người dân KĐT Ngoại giao đoàn nói. Ảnh: Ngô Cường
Khối bê tông bị bỏ hoang này vô hình trung đã làm xấu hình ảnh Ngoại giao đoàn - khu đô thị được coi là “đáng sống nhất tại Thủ đô“.
Khối bêtông bị bỏ hoang này vô hình trung đã làm xấu hình ảnh Ngoại giao đoàn - khu đô thị được một số người mệnh danh là “đáng sống nhất tại Thủ đô“. Ảnh: Ngô Cường
Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

3 bệnh viện tiền tỉ thành nơi thả trâu bò: Bình Dương đốc thúc sử dụng

ĐÌNH TRỌNG |

Ba cơ sở y tế ở Bình Dương xây xong đã 2 năm nay, tuy nhiên nơi thì bỏ trống, nơi thì để người dân thả bò. Trong khi đó cơ sở chính quá tải, người dân chữa bệnh phải nằm ở hành lang lối đi.

Bệnh viện nghìn tỉ đắp chiếu: CĐT thừa nhận chưa xin ý kiến chuyển đổi đất

Phan Anh |

Liên quan đến phản ánh của người dân khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn về việc không được xin ý kiến khi chuyển đổi khu đất khu đầu mối kỹ thuật để xây bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản (nay là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản), lãnh đạo Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản (Vija Metech JSC) xác nhận việc này.

Bệnh viện nghìn tỉ bị phản đối vì lấy ý kiến "hàng xóm" khu dân cư

Phan Anh |

Cho rằng việc lấy ý kiến người dân theo quy định của pháp luật không đúng đối tượng, nhiều cư dân tại khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn đã lên tiếng phản đối xây dựng bệnh viện u bướu tại khu đất từng được quy hoạch làm khu đầu mối kỹ thuật. Tuy nhiên chủ đầu tư (CĐT) dự án này khẳng định, sẽ xây viện bất chấp phản ứng của cư dân.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Bản tin công đoàn: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc; Công ty PouYuen không tái ký HĐLĐ với 3.000 lao động; Niềm vui Mái ấm Công đoàn trước thềm 27.2 của đoàn viên ngành y tế Cần Thơ...


Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

3 bệnh viện tiền tỉ thành nơi thả trâu bò: Bình Dương đốc thúc sử dụng

ĐÌNH TRỌNG |

Ba cơ sở y tế ở Bình Dương xây xong đã 2 năm nay, tuy nhiên nơi thì bỏ trống, nơi thì để người dân thả bò. Trong khi đó cơ sở chính quá tải, người dân chữa bệnh phải nằm ở hành lang lối đi.

Bệnh viện nghìn tỉ đắp chiếu: CĐT thừa nhận chưa xin ý kiến chuyển đổi đất

Phan Anh |

Liên quan đến phản ánh của người dân khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn về việc không được xin ý kiến khi chuyển đổi khu đất khu đầu mối kỹ thuật để xây bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản (nay là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản), lãnh đạo Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Y học Việt Nam - Nhật Bản (Vija Metech JSC) xác nhận việc này.

Bệnh viện nghìn tỉ bị phản đối vì lấy ý kiến "hàng xóm" khu dân cư

Phan Anh |

Cho rằng việc lấy ý kiến người dân theo quy định của pháp luật không đúng đối tượng, nhiều cư dân tại khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn đã lên tiếng phản đối xây dựng bệnh viện u bướu tại khu đất từng được quy hoạch làm khu đầu mối kỹ thuật. Tuy nhiên chủ đầu tư (CĐT) dự án này khẳng định, sẽ xây viện bất chấp phản ứng của cư dân.