Không quy định Tòa án có quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại tòa

PHẠM ĐÔNG |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, chiều 18.9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Nếu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sau đó lại xét xử vụ án do mình khởi tố sẽ không vô tư

Thừa ủy quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Ông Nguyễn Văn Tiến cho biết, dự thảo luật sửa đổi theo hướng bỏ quy định Tòa án có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa.

Nếu tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

"Toà án là cơ quan xét xử nếu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sau đó lại xét xử vụ án do mình khởi tố sẽ không vô tư, khách quan, làm thay cơ quan hành pháp, không phù hợp với nguyên tắc tranh tụng và trên thực tế là không hiệu quả", ông Tiến cho hay.

Thẩm phán được bổ nhiệm phải có kinh nghiệm sống, tầm hiểu biết

Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, lần sửa đổi này bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán TAND tối cao, bao gồm độ tuổi, thâm niên giữ ngạch, phẩm chất đạo đức và tín nhiệm, chất lượng công việc đã hoàn thành.

“Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm nguồn bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán TAND tối cao không chỉ có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thông thạo chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm sống, có tầm hiểu biết rộng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”, ông Tiến nêu.

Về thẩm tra viên, sẽ bổ sung tiêu chuẩn “đã được đào tạo nghiệp vụ thẩm tra viên hoặc nghiệp vụ xét xử”; đồng thời quy định người muốn được bổ nhiệm thẩm tra viên phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn thẩm tra viên và thuộc một trong hai trường hợp: Đã làm thư ký tòa án từ đủ 3 năm trở lên; có thời gian công tác pháp luật từ đủ 3 năm trở lên và trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm tra viên.

Về thư ký tòa án được bổ sung quy định người có đủ các tiêu chuẩn sau thì được bổ nhiệm vào ngạch thư ký tòa án: Có trình độ cử nhân luật trở lên; được đào tạo nghiệp vụ thư ký tòa án; được tuyển dụng vào tòa án.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: VPQH
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: VPQH

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành với việc bố trí thẩm phán công tác tại TAND tối cao.

Tuy nhiên, đề nghị bổ sung nhiệm vụ cho thẩm phán này theo hướng: Thẩm phán công tác tại TAND tối cao ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thì hằng năm phải tham gia xét xử một số vụ án tại tòa án khác phù hợp ngạch, bậc của họ.

Đề xuất thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia

Phó Chánh án cũng cho biết, dự thảo luật còn quy định thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia trên cơ sở kế thừa tổ chức và hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; đồng thời, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần của Hội đồng Tư pháp quốc gia.

Hội đồng Tư pháp quốc gia có chức năng tuyển chọn, trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán, xem xét các khiếu nại liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật thẩm phán; giám sát việc phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các TAND; bảo vệ Thẩm phán… để tăng cường tính khách quan, minh bạch.

Điều này cũng góp phần phòng ngừa khả năng người lãnh đạo quản lý sử dụng công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật hoặc những biện pháp hành chính khác như một công cụ để tác động, làm ảnh hưởng đến tính độc lập của thẩm phán khi xét xử.

Theo ông Tiến, đây là bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa nhiệm vụ “Hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử” được đề ra tại Nghị quyết số 27 của Trung ương.

Thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến cho rằng, việc thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia là một vấn đề rất lớn, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nghị quyết 27 và Hiến pháp 2013 đều không quy định Hội đồng Tư pháp quốc gia.

Cơ quan thẩm tra đề nghị không thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia, mà giữ quy định về Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Rà soát bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu, việc sửa đổi dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân cần rà soát lại bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân nhằm tránh cồng kềnh về bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân.

Sửa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Đề xuất đổi tên gọi các tòa án

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện tổ chức bộ máy của toà án. Trong đó, dự thảo luật quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.

Phấn đấu đến 2030, 50% tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.

Interactive: Giải phóng thủ đô 10.10.1954 - Mốc son lịch sử

VŨ LINH |

Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân, dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước kiên cường đấu tranh, bền bỉ lao động, sáng tạo, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời. Trong tiến trình lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10.10.1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Bộ Y tế đề xuất bảo hiểm y tế bổ sung, người bị bệnh vẫn được mua

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang đề xuất các quy định về bảo hiểm y tế (BHYT) bổ sung. Dự kiến gói BHYT bổ sung này là BHYT tự nguyện, người dân có mong muốn tham gia, trên cơ sở đã tham gia BHYT bắt buộc.

Cận cảnh công viên trăm tỉ sắp được đưa vào hoạt động tại Long Biên

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau nhiều năm bị bỏ hoang, xuống cấp, Công viên Long Biên (trước là Công viên Khu đô thị mới Việt Hưng) đã khoác lên mình một chiếc áo mới.

249 đại biểu chính thức dự Đại hội Công đoàn Công an nhân dân lần thứ VI

LƯƠNG HẠNH |

Chiều ngày 10.10, Đại hội Công đoàn Công an nhân dân lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tiếp tục diễn ra với phiên thứ 2.

Thành lập tổ xác minh đơn tố cáo cắt xén tiền của cầu thủ Bình Thuận

Thanh Vũ |

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã thành lập tổ xác minh và triệu tập những cá nhân liên quan để làm rõ đơn tố cáo của 18 thành viên câu lạc bộ Bình Thuận.

Rà soát bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Theo các đại biểu, việc sửa đổi dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân cần rà soát lại bộ máy, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân nhằm tránh cồng kềnh về bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân.

Sửa Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Đề xuất đổi tên gọi các tòa án

PHẠM ĐÔNG |

Điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định để hoàn thiện tổ chức bộ máy của toà án. Trong đó, dự thảo luật quy định Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.

Phấn đấu đến 2030, 50% tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.