Việt Nam đã tạo được ý chí và đoàn kết dân tộc để chống dịch COVID-19

Khánh Minh |

Việt Nam dường như là một trong số ít ngoại lệ trên thế giới gần như kiềm chế hiệu quả dịch COVID-19, trừ khi mọi thứ thay đổi rất nhanh (điều này hoàn toàn có thể) - cây viết Carlos Ottery nhận định trên trang chaohanoi.com.

Carlos Ottery là chủ bút trang Chào Hà Nội - website cung cấp thông tin hữu ích cho người nước ngoài ở Việt Nam. Ottery đã có 10 năm kinh nghiệm viết và làm việc ở Châu Á.

“Điều đáng chú ý là một quốc gia đang phát triển còn tương đối nghèo, với hệ thống chăm sóc sức khỏe thô sơ nhưng đã đạt được rất nhiều, như những bài khen ngợi trên báo chí thế giới như Financial Times hay Al Jazeera” - Ottery viết và cho rằng, nếu các quốc gia khác trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam, họ có thể rút ra một số bài học cho tương lai sau này, bởi COVID-19 chắc chắn không phải là đại dịch cuối cùng của thế giới.

Vậy làm thế nào và tại sao Việt Nam đã rất hiệu quả trong việc đối phó với COVID-19?

Kinh nghiệm từ dịch SARS

Quay trở lại cuối tháng 2.2003 khi SARS bùng phát, bác sĩ Italia Carlo Urbani, người điều trị cho một doanh nhân Mỹ bị triệu chứng giống như cúm ở Việt Nam, chính là người đầu tiên nhận ra SARS là một căn bệnh lây nhiễm mới và nguy hiểm. Chính bác sĩ Urbani, người đã qua đời vì SARS chỉ một tháng sau đó tại Bangkok, đã thông báo cho WHO về căn bệnh mới này và sau đó tư vấn cho Bộ Y tế Việt Nam về tầm quan trọng của việc sàng lọc khách du lịch, tìm kiếm người tiếp xúc và thực hiện kiểm dịch, cách ly nghiêm ngặt. Những biện pháp này đã giúp Việt Nam làm giảm lây lan nhanh chóng SARS.

Ngoài việc phát hiện SARS kịp thời, Việt Nam cũng trở thành quốc gia đầu tiên trên toàn thế giới ngăn chặn sự lây lan của SARS trong biên giới của mình, tất cả trong vòng 2 tháng.

Vào thời điểm đó, WHO cho biết Việt Nam đã “thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát hiện chủ động bao gồm: Xác định kịp thời những người mắc SARS, lịch sử đi lại và tiếp xúc của họ; cách ly hiệu quả bệnh nhân SARS trong bệnh viện; bảo vệ nhân viên y tế điều trị bệnh nhân SARS; xác định toàn diện và cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS; sàng lọc du khách quốc tế xuất cảnh; báo cáo, chia sẻ thông tin kịp thời và chính xác với các cơ quan chức năng và/hoặc chính phủ các nước khác”.

Trong đại dịch COVID-19 lần này, Việt Nam cũng đang thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt để ngăn chặn sự bùng phát nghiêm trọng.

Theo tác giả, một lý do mà phần lớn phản ứng của Châu Á đối với dịch COVID-19 có vẻ chủ động và chuẩn bị hơn so với các nước, chẳng hạn như Italia, Tây Ban Nha hoặc Mỹ, là do kinh nghiệm sâu rộng của họ đối phó với SARS.

Do đó, không có gì khó hiểu khi Việt Nam, nước đầu tiên đối phó với SARS hiệu quả sẽ là một trong những quốc gia ngăn chặn đại dịch tiếp theo hiệu quả nhất, đặc biệt là COVID-19.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh (nhất là khi chưa có thuốc)

Từ ngày 1.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội ở Việt Nam, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực hay các nhu cầu thiết yếu.

Nhưng từ trước đó, các trường học đã bị đóng cửa kể từ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (tức là ngày 23.1, khi Vũ Hán phong toả). Các chuyến bay nội địa bị hạn chế. Không công dân nước ngoài nào được phép vào Việt Nam kể từ ngày 22.3.

Phần lớn thế giới hiện nay đang phong toả tương tự, nhưng có một sự khác biệt quan trọng tại Việt Nam. Đó là, trong khi Việt Nam đã áp dụng các biện pháp cách ly, hạn chế từ rất sớm để ngăn chặn COVID-19 bùng phát nghiêm trọng, thì hầu hết các quốc gia khác đã không chú ý đến nhiều dấu hiệu cảnh báo.

Kết hợp nhiều biện pháp

Về cơ bản, Việt Nam đang phát huy thế mạnh của mình: Đoàn kết công chúng, có lực lượng lao động lớn dễ dàng huy động và truyền thông mạnh mẽ.

Tuần trước, tôi nhận được tin nhắn từ các nhà chức trách Việt Nam - Carlos Ottery viết. “Xin Chào. Tôi từ trung tâm y tế. Tôi xin hỏi bạn vài điều, lần cuối bạn từ nước ngoài đến Việt Nam là khi nào?”. Tôi đã gửi một tờ khai cùng bản chụp hộ chiếu để chứng minh nơi tôi đã ở. Bất cứ ai đến Việt Nam kể từ ngày 2.3 được yêu cầu cách ly tại nhà trong ít nhất 2 tuần. Những người trốn cách ly nhanh chóng bị phát hiện, và bị phạt...

Các lực lượng y tế, công an và thậm chí cả quân đội đã phối hợp để phát hiện càng nhanh càng tốt những ca nghi ngờ nhiễm bệnh, đồng thời lập tức xét nghiệm và cách ly những người có thể mắc bệnh. Giới chức chính phủ đến tận nhà những người nhiễm COVID-19 để khử trùng.

“Tôi nghĩ các nước nên xem xét cách tiếp cận của Việt Nam. Có một chút bất tiện, nhưng đó chính xác là những gì cần thiết. Tôi hoan nghênh họ” - Carlos Ottery viết. Những biện pháp này có vẻ hà khắc với một số người, thà như thế còn hơn là để hàng trăm, có lẽ hàng ngàn người chết vì không cảnh giác - Carlos Ottery viết.

Những phản ứng của Việt Nam cho đến nay là hợp lý, nhanh chóng và đồng bộ. Những bài học mà các nước có thể học của Việt Nam rất đơn giản, đó là: Học từ những kinh nghiệm trong quá khứ, hành động quyết đoán trước khi mọi thứ vượt tầm kiểm soát; Đưa ra thông điệp rõ ràng dựa trên khoa học; Tạo ý chí và đoàn kết dân tộc, không lãng phí sức lực đổ lỗi cho bất kỳ nhóm cụ thể nào gây lây lan virus - Carlos Ottery nhấn mạnh.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Nấu 640 suất ăn mỗi ngày gửi đến các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19

Trần Kiều |

Bằng tình cảm và tấm lòng sẻ chia, nhiều cư dân sinh sống tại chung cư Ciputra (Hà Nội) và những người bạn đã quyên góp tiền để nấu 640 suất ăn mỗi ngày gửi đến các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Gói thực phẩm miễn phí mùa dịch COVID-19: Để không ai bị bỏ lại phía sau

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Hàng trăm gói thực phẩm miễn phí đang được phát ra hàng ngày với mong muốn ai cũng được đủ đầy trong mùa dịch COVID-19 và không ai bị bỏ lại phía sau.

Xét nghiệm của bác sĩ Mỹ gây xôn xao về khởi nguồn COVID-19

Khánh Minh |

Bác sĩ Mỹ tiết lộ có kháng thể với SARS-CoV-2 đã khuấy động các cuộc thảo luận về khởi nguồn COVID-19 vài ngày qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nấu 640 suất ăn mỗi ngày gửi đến các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19

Trần Kiều |

Bằng tình cảm và tấm lòng sẻ chia, nhiều cư dân sinh sống tại chung cư Ciputra (Hà Nội) và những người bạn đã quyên góp tiền để nấu 640 suất ăn mỗi ngày gửi đến các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Gói thực phẩm miễn phí mùa dịch COVID-19: Để không ai bị bỏ lại phía sau

HOÀI ANH - TÔ THẾ |

Hàng trăm gói thực phẩm miễn phí đang được phát ra hàng ngày với mong muốn ai cũng được đủ đầy trong mùa dịch COVID-19 và không ai bị bỏ lại phía sau.

Xét nghiệm của bác sĩ Mỹ gây xôn xao về khởi nguồn COVID-19

Khánh Minh |

Bác sĩ Mỹ tiết lộ có kháng thể với SARS-CoV-2 đã khuấy động các cuộc thảo luận về khởi nguồn COVID-19 vài ngày qua.