Phục hồi xanh để hồi sinh nền kinh tế và giải quyết biến đổi khí hậu

Bảo Châu |

Các chương trình đầu tư công "xanh" quy mô lớn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất về chi phí để hồi sinh các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và giải quyết biến đổi khí hậu.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn một nghiên cứu được công bố ngày 5.5, được thực hiện bởi các nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ và Anh, trong đó có nhà khoa học đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz từ Đại học Columbia và chuyên gia khí hậu nổi tiếng người Anh Lord Nicholas Stern, cho biết phát hiện nêu trên có thể sẽ thúc đẩy lời kêu gọi tập trung cho các cuộc "phục hồi xanh" trên khắp thế giới.

"Cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể đánh dấu một bước tiến trong vấn đề biến đổi khí hậu", các tác giả đã viết, bổ sung thêm rằng điều đó phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn các chính sách mà các chính phủ sẽ thực hiện trong sáu tháng tới.

Các tác giả nghiên cứu đã kiểm tra hơn 700 chính sách kích thích kinh tế được đưa ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và khảo sát 231 chuyên gia từ 53 quốc gia, bao gồm các quan chức cấp cao của các Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương.

Kết quả cho thấy các dự án xanh như tăng cường năng lượng tái tạo hoặc hiệu suất năng lượng tạo ra nhiều việc làm hơn, mang lại lợi nhuận ngắn hạn cao hơn nhằm tăng tiết kiệm chi phí dài hạn so với các biện pháp kích thích truyền thống.

Tuy nhiên, lượng khí thải carbon qua theo dõi cho thấy sự sụt giảm lớn nhất trong năm nay, các chính phủ giờ đây có thể sẽ phải lựa chọn theo đuổi các mục tiêu phát thải bằng không hoặc mắc kẹt trong một hệ thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà "gần như không thể thoát ra được".

Cameron Hepburn, tác giả chính và là giám đốc của Trường Doanh nghiệp và Môi trường Smith thuộc Đại học Oxford cho biết, "việc giảm phát thải do COVID-19 khởi xướng có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể lựa chọn xây dựng lại tốt hơn, duy trì được những cải thiện môi trường gần đây: không khí trong lành hơn, và giảm khí thải nhà kính".

Cho đến nay, chính phủ các nước đã tập trung vào cứu trợ kinh tế khẩn cấp vì ước tính 81% lực lượng lao động của thế giới đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, báo cáo cho biết.

Nhưng khi các chính phủ chuyển từ chế độ "giải cứu" sang chế độ "phục hồi", các tác giả đã xác định các lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận đặc biệt mạnh cả về khởi động lại nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy các mục tiêu khí hậu.

Các nước công nghiệp nên tập trung vào việc ủng hộ "cơ sở hạ tầng vật chất sạch", như các trang trại năng lượng mặt trời hoặc gió, nâng cấp lưới điện hoặc tăng cường sử dụng hydro.

Nghiên cứu cũng đề xuất trang bị thêm để cải thiện hiệu quả xây dựng, giáo dục và đào tạo, các dự án để khôi phục hoặc bảo tồn hệ sinh thái và nghiên cứu công nghệ sạch.

Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cần hỗ trợ cho nông dân đầu tư vào nông nghiệp thân thiện với khí hậu.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Anh, Đức kêu gọi "phục hồi xanh" sau đại dịch

Bảo Châu |

Cả Đức và Anh đều cho biết những nỗ lực phục hồi nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 phải đảm bảo "phục hồi xanh" giúp thế giới giải quyết biến đổi khí hậu.

Thực hiện cách ly, môi trường được cải thiện

Bảo Châu |

Trong khi cả thế giới chật vật khống chế đại dịch COVID-19 và những hậu quả nặng nề do nó mang lại, môi trường sống trên trái đất đang chứng kiến những dấu hiệu khả quan.

Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Bảo Châu |

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Anh, Đức kêu gọi "phục hồi xanh" sau đại dịch

Bảo Châu |

Cả Đức và Anh đều cho biết những nỗ lực phục hồi nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 phải đảm bảo "phục hồi xanh" giúp thế giới giải quyết biến đổi khí hậu.

Thực hiện cách ly, môi trường được cải thiện

Bảo Châu |

Trong khi cả thế giới chật vật khống chế đại dịch COVID-19 và những hậu quả nặng nề do nó mang lại, môi trường sống trên trái đất đang chứng kiến những dấu hiệu khả quan.

Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Bảo Châu |

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.