Biến đổi khí hậu và COVID-19: Gia tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới

Bảo Châu |

Dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 75.000 người bị lây nhiễm trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên và lần cuối cùng thế giới đối phó với sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu, biến đổi khí hậu và những hệ luỵ của nó sẽ còn gây ra nhiều mối đe doạ trầm trọng hơn đối với cuộc sống con người.

Các dịch bệnh toàn cầu từng xảy ra như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) vào năm 2003, virus Zika năm 2015-2016 và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) được chẩn đoán lần đầu tiên vào năm 2012 – căn bệnh gây ra do chủng virus Corona này dường như không phải là lần cuối cùng, theo thông tin từ tờ SCMP.

Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng cảnh báo rằng các bệnh truyền nhiễm mới đang trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với con người trong bối cảnh đô thị hóa gia tăng, kháng kháng sinh và biến đổi khí hậu.

Tuy rằng mối quan hệ giữa chủng virus Corona mới (COVID-19) và biến đổi khí hậu chưa có nhiều liên quan, nhưng khí hậu ấm lên sẽ khiến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm mới lạ khác trong tương lai trở nên trầm trọng hơn.

Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho mùa đông ngắn hơn, là điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và sốt rét phát triển tốt hơn.

Mùa đông bớt lạnh hơn và ngắn hơn cũng có lợi cho các tác nhân mang mầm bệnh tiềm ẩn, như muỗi và chuột, vì chúng có thể hoạt động và sinh sản lâu hơn và sớm hơn trong mùa này. Khí hậu ấm hơn cũng cho phép con người đi xa hơn về phía bắc và đến độ cao cao hơn, vượt qua các biên giới và mang theo mầm bệnh tới những vùng đất mới.

Kết hợp với khí hậu ấm lên là sự thay đổi của vòng tuần hoàn nước. Mưa lớn và lũ lụt sẽ có nguy cơ nhiều hơn và dữ dội hơn. Lượng mưa lớn tạo thành những vũng nước tù đọng, là nơi sinh sản của muỗi.

Cuối cùng, biến đổi khí hậu cũng có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật hoang dã thông qua nhiệt độ ấm lên và mực nước biển dâng. Cùng với các xáo trộn sinh thái khác, như đô thị hóa và nạn phá rừng, động vật hoang dã có thể bị buộc phải tìm nơi ẩn náu ở gần các khu vực đô thị do mất đi môi trường sống, gây ra nguy cơ tiềm ẩn lây lan bệnh truyền nhiễm mới từ động vật hoang dã trong quá trình tiếp xúc gần hơn với động vật nuôi và con người.

Đây là một vấn đề đặc biệt vì thiên nhiên là nơi chứa các căn bệnh truyền nhiễm tiềm tàng đối với con người: 60% trong số tất cả các bệnh ở người và 75% các bệnh truyền nhiễm mới hoành hành trong vài thập kỷ qua là bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Vì vậy, khi con người sống tập trung đông đúc và du lịch toàn cầu ngày càng phổ biến, dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự xuất hiện và tái phát của các bệnh truyền nhiễm chỉ là một trong nhiều rủi ro sức khỏe mà biến đổi khí hậu có thể mang lại.

Biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm, các bệnh không lây nhiễm như căng thẳng do làm việc ở môi trường nhiệt độ quá cao, các bệnh lây truyền qua đường nước như dịch tả và nhiều bệnh khác. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Còn hàng trăm tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc "bặt vô âm tín"

Thanh Hà |

Nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) ở Daegu, Hàn Quốc đã nộp toàn bộ danh sách các tín đồ nhưng vẫn còn 253 người vẫn chưa liên lạc được.

Hàn Quốc công bố thời điểm quan trọng để chống COVID-19

HỒNG HẠNH |

Ngày 23.2, Hàn Quốc công bố thời điểm quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại COVID-19 là 7 hoặc 10 ngày tới.

Số ca COVID-19 tại Italia tăng 9 lần chỉ sau 2 ngày, thêm 1 ca tử vong

Phương Linh |

Bệnh nhân thứ hai dương tính với COVID-19 tại Italia đã xác nhận tử vong. Tổng số 30 ca nhiễm virus được ghi nhận trên toàn nước Italia, tính tới thời điểm hiện tại.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Còn hàng trăm tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc "bặt vô âm tín"

Thanh Hà |

Nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) ở Daegu, Hàn Quốc đã nộp toàn bộ danh sách các tín đồ nhưng vẫn còn 253 người vẫn chưa liên lạc được.

Hàn Quốc công bố thời điểm quan trọng để chống COVID-19

HỒNG HẠNH |

Ngày 23.2, Hàn Quốc công bố thời điểm quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại COVID-19 là 7 hoặc 10 ngày tới.

Số ca COVID-19 tại Italia tăng 9 lần chỉ sau 2 ngày, thêm 1 ca tử vong

Phương Linh |

Bệnh nhân thứ hai dương tính với COVID-19 tại Italia đã xác nhận tử vong. Tổng số 30 ca nhiễm virus được ghi nhận trên toàn nước Italia, tính tới thời điểm hiện tại.