Báo quốc tế: Việt Nam đang bắt đầu phục hồi kinh tế

Ngọc Vân |

Việt Nam đã làm phẳng đường cong COVID-19 bằng các biện pháp quyết liệt và sau một số thành công ban đầu, giờ đây nước này bắt đầu mở cửa kinh tế trở lại - tờ Bloomberg viết.

Khi hai du khách đến từ Trung Quốc trở thành những bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam vào cuối tháng 1, chính phủ Việt Nam bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Trong những tuần tiếp theo, Việt Nam đã cấm hầu như tất cả các chuyến bay trong nước và quốc tế, đồng thời cách ly hơn 100.000 người trong các doanh trại quân đội.

Nguyễn Đức Hiếu, một sinh viên 22 tuổi, nói với Bloomberg rằng, anh phải cách ly khi trở về từ London vào cuối tháng Ba. Trên đường bay về thành phố Hồ Chí Minh, phi công thông báo máy bay chuyển hướng đến Đồng bằng sông Cửu Long vì tất cả các cơ sở cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh đã hết chỗ. Hành khách sau đó được đưa lên xe của quân đội tới một trường quân sự đã được chuyển đổi thành một cơ sở cách ly và ở đó trong hơn hai tuần. “Chúng tôi ở trong phòng cùng 6-7 người, ngủ giường tầng, chăn gối, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng đầy đủ. Mặc dù có bất tiện nhưng tôi nghĩ cách ly là cần thiết” - Hiếu nói.

Không ca tử vong

Những biện pháp ngăn chặn quyết liệt đã được đền đáp - Bloomberg viết. Chỉ với 270 ca mắc COVID-19 và không có trường hợp tử vong nào, Việt Nam đang nới lỏng các hạn chế ở hầu hết các tỉnh thành, cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Cách tiếp cận của Việt Nam trong ứng phó dịch COVID-19 đã giành được sự khen ngợi từ các cơ quan như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới, và sự bùng phát dịch ở Việt Nam trái ngược với Singapore và Indonesia, nơi các hạn chế đang được mở rộng khi các trường hợp nhiễm tiếp tục tăng đột biến.

“Việt Nam đã phải đối phó với SARS, cúm gia cầm và các cuộc khủng hoảng tài chính khác nhau. Họ đã học được rằng họ cần phải hành động nhanh chóng và kỹ lưỡng” - Bloomberg dẫn lời ông Fred Burke, đối tác quản lý tại Công ty luật Baker McKenzie tại Thành phố Hồ Chí Minh, cố vấn cho chính phủ về đầu tư nước ngoài.

Hưởng lợi về thương mại

Việt Nam đã là một địa điểm ưa thích cho các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc sau căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Bloomberg viết, mục tiêu của chính phủ Việt Nam bây giờ là xây dựng trên đà đó. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 7,2% trong năm ngoái, với 24,6 tỉ USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Điều đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên tới 7,02%, mức tăng nhanh thứ hai kể từ năm 2007.

Tác động của dịch COVID-19 đối với Trung Quốc - nước mà nhiều công ty nước ngoài coi là đắt đỏ hơn với dân số già - khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các doanh nghiệp, ông Vũ Tú Thành, đại diện cao cấp của Việt Nam tại Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-ASEAN cho biết. Một cuộc khảo sát của một số thành viên trong hội đồng cho thấy họ vẫn đang đánh giá lại vị trí của họ ở Trung Quốc, ông Thành nói.

Nhật Bản, nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam trong quý I với 848 triệu USD, đã tuyên bố hồi đầu tháng rằng họ đã dành 2,2 tỉ USD của gói kích thích kinh tế để khuyến khích các nhà sản xuất chuyển ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi, ông Burke dự báo. Thành viên nhóm tư vấn chính phủ về cải cách thủ tục hành chính đầu tư nước ngoài này cho biết, chính phủ đã cho phép một số công ty tiếp tục hoạt động nếu họ thực hiện đúng các quy tắc giãn cách xã hội. Các quan chức cũng tăng cường nỗ lực để thực hiện các quy trình thủ tục chẳng hạn như cấp giấy phép đầu tư dễ dàng hơn - ông Burke nói.

Samsung Electronics được phép đưa đến Việt Nam hơn 1.000 kỹ sư từ Hàn Quốc. Samsung là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, sản xuất khoảng một nửa số điện thoại thông minh tại các nhà máy ở phía Bắc Hà Nội. Hầu hết số kỹ sư sang Việt Nam đã thực hiện cách ly bắt buộc 14 ngày.

Thận trọng

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong phòng chống dịch, song Phó Thủ tướng Vũ Đức Dam - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống và kiểm soát COVID-19 - đã cảnh báo hôm 24.4 rằng Việt Nam vẫn có nguy cơ bùng phát lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải chuẩn bị cho sự sụt giảm kéo dài về nhu cầu toàn cầu. Phải mất nhiều tháng trước khi các nhà máy có thể bắt đầu tăng cường các đơn đặt hàng cho tất cả các mặt hàng, từ giày Nike đến các thiết bị gia dụng của LG Electronics.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, tăng trưởng đã chịu một cú sốc trong quý đầu tiên, giảm xuống mức 3,82%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến ​​tăng trưởng có thể giảm xuống 2,7% trong cả năm.

Tuy nhiên, chính phủ tin rằng những động thái quyết liệt để ngăn chặn COVID-19 cuối cùng đã cứu nền kinh tế khỏi nhiều tổn thất hơn. “Việt Nam đã cho thấy sự tinh tế sâu sắc trong cách xử lý các vấn đề” - Bloomberg dẫn lời ông Adam McCarty - nhà kinh tế trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội - cho biết.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Công Thương nhìn nhận trạng thái bình thường mới của nền kinh tế

Phạm Dung |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, dịch bệnh COVID-19 mang đến nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội cho nền kinh tế, nếu chúng ta biết tận dụng thời cơ và có những giải pháp kịp thời, đúng đắn.

Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát hiệu quả, khi cả nước 16 ngày nay không có ca mắc mới. Cả xã hội đang bắt tay vào tái khởi động nền kinh tế sau 2 tháng bị đình trệ vì dịch bệnh.

Khơi dậy nội lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Ngô Cường thực hiện |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh nói chung, không phải không có cơ hội. Đây là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, khả năng chống và thích ứng với các biến động nhiều hơn.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Bộ trưởng Công Thương nhìn nhận trạng thái bình thường mới của nền kinh tế

Phạm Dung |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, dịch bệnh COVID-19 mang đến nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội cho nền kinh tế, nếu chúng ta biết tận dụng thời cơ và có những giải pháp kịp thời, đúng đắn.

Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát hiệu quả, khi cả nước 16 ngày nay không có ca mắc mới. Cả xã hội đang bắt tay vào tái khởi động nền kinh tế sau 2 tháng bị đình trệ vì dịch bệnh.

Khơi dậy nội lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Ngô Cường thực hiện |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh nói chung, không phải không có cơ hội. Đây là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ, ít phụ thuộc hơn, khả năng chống và thích ứng với các biến động nhiều hơn.