Hiểm họa từ siêu núi lửa lớn nhất Trái đất sáng tỏ sau nghiên cứu mới

Hải Anh |

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, một trận động đất lớn có thể khiến núi lửa Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, núi lửa lớn nhất Trái đất, phun trào.

Những chuyển động chưa từng thấy

Các nhà khoa học trường Rosenstiel về Khoa học Khí quyển và Hàng hải thuộc Đại học Miami, Mỹ, đã nghiên cứu núi lửa Mauna Loa bằng cách phân tích các chuyển động trên mặt đất được đo bằng dữ liệu vệ tinh InSAR và các trạm GPS để lập mô hình chính xác nơi magma xâm nhập và dòng magma thay đổi như thế nào theo thời gian, cũng như nơi mà các đứt gãy dưới sườn núi lửa di chuyển mà không tạo ra động đất đáng kể.

Mạng lưới GPS do Đài quan sát núi lửa Hawaii của cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ vận hành.

Bhuvan Varugu, học giả tại tại trường Rosenstiel, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Một trận động đất có cường độ từ 6 độ richter trở lên sẽ làm giảm sức ép do dòng magma chảy dọc theo một đứt gãy nằm ngang dưới sườn phía tây của núi lửa. Trận động đất này có thể kích hoạt một vụ phun trào".

Dòng dung nham núi lửa Mauna Loa trong vụ phun trào năm 1984. Ảnh: National Park Service, Hawai'i Volcanoes National Park.
Dòng dung nham núi lửa Mauna Loa trong vụ phun trào năm 1984. Ảnh: National Park Service, Hawai'i Volcanoes National Park

Các nhà nghiên cứu phát hiện trong giai đoạn 2014-2020, tổng cộng 0,11km3 magma mới đã xâm nhập vào một thể magma giống như đê nằm dưới và phía nam hõm chảo đỉnh núi lửa, với rìa phía trên ở độ sâu 2,5 - 3km dưới đỉnh.

Các nhà nghiên cứu xác định, năm 2015, magma bắt đầu mở rộng về phía nam, nơi độ cao địa hình thấp hơn và magma ít phải chống lại sức ép địa hình.

Sau khi dòng magma suy yếu năm 2017, trung tâm nạp trở lại vị trí nằm ngang trước đó của năm 2014-2015. Những thay đổi như vậy của một khối magma là điều chưa được quan sát thấy trước đây.

“Tại Mauna Loa, chuyển động sườn và phun trào vốn có liên quan đến nhau. Sau hơn 4 năm chuyển động hướng biển của sườn phía đông, dòng magma mới bắt đầu năm 2014. Điều này đã mở ra không gian trong vùng nứt cho magma xâm nhập" - nhà nghiên cứu Varugu nói.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra có sự chuyển động không liên quan đến một trận động đất dọc theo một đứt gãy gần nằm ngang dưới sườn phía đông. Tuy nhiên, không có chuyển động nào được phát hiện dưới sườn phía tây. Điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng phải có một trận động đất dưới sườn phía tây. Các chuyển động dọc theo các đứt gãy gần nằm ngang dưới sườn là đặc điểm cơ bản của sự phát triển núi lửa về lâu dài.

Yếu tố kích hoạt một vụ phun trào

Liệu núi lửa lớn nhất Trái đất có phun trào trong thời gian tới? Trả lời cho câu hỏi này, nhà nghiên cứu Varugu lưu ý: “Nếu dòng magma tiếp tục thì có thể xảy ra, nhưng không bắt buộc. Tải trọng địa hình khá nặng, magma cũng có thể lan truyền theo phương ngang qua vùng nứt".

Falk Amelung, giáo sư Khoa Khoa học Địa chất Biển của trường Rosenstiel, tác giả cao cấp của nghiên cứu, chia sẻ: “Một trận động đất có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Nó sẽ giải phóng các khí từ magma như việc lắc một chai soda, tạo ra áp suất bổ sung và lực nổi đủ để phá vỡ đá phía trên magma".

Cao 9km từ bề mặt đại dương, Mauna Loa là ngọn núi lửa lớn nhất trên Trái đất. Trong vụ phun trào năm 1950, dung nham từ núi lửa này kéo đến bờ biển Kona chỉ trong ba giờ. Do đó, mọi người trên đường di chuyển của dung nham núi lửa có rất ít thời gian để sơ tán. Một vụ phun trào lớn khác của Mauna Loa xảy ra năm 1984.

Nhà địa chất mặc đồ bảo hộ trong vụ phun trào của núi lửa lớn nhất thế giới năm 1984
Nhà địa chất mặc đồ bảo hộ trong vụ phun trào của núi lửa lớn nhất thế giới năm 1984. Ảnh: National Park Service, Hawai'i Volcanoes National Park

Sự kết hợp của động đất và phun trào núi lửa không có gì bất thường. Vụ phun trào năm 1950 diễn ra trước một trận động đất 6,3 độ richter ba ngày trước đó. Vụ phun trào năm 1984 diễn ra trước một trận động đất mạnh 6,6 độ richter năm tháng trước đó.

Ngoài siêu núi lửa Mauna Loa, một số cơ quan vũ trụ cũng đã sử dụng các nguồn tài nguyên vệ tinh để thực hiện các nghiên cứu mới về núi lửa nguy hiểm. Các siêu núi lửa khác được nghiên cứu bao gồm núi lửa ở Iceland, Ecuador và New Zealand cũng như núi Etna của Italia.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Thử nghiệm công nghệ bay trên sao Hỏa thế hệ tiếp theo ở núi lửa Iceland

Hải Anh |

Nhà nghiên cứu núi lửa hành tinh Christopher Hamilton thử nghiệm máy bay không người lái có thể bay trên sao Hỏa ở núi lửa phun trào của Iceland.

NASA phát hiện miệng núi lửa mới toanh trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Một tảng đá không gian nhỏ đâm vào bề mặt sao Hỏa, tạo ra một miệng núi lửa mới tinh mà các nhà nghiên cứu ước tính rộng từ 15 đến 16 mét.

Mãn nhãn ảnh núi lửa ảo diệu của các hành tinh trong hệ mặt trời

Thanh Hà |

Núi lửa phun trào là cửa sổ để hiểu các hoạt động bên trong và cả nguồn gốc của các hành tinh trong hệ mặt trời cũng như các mặt trăng của những hành tinh đó.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thử nghiệm công nghệ bay trên sao Hỏa thế hệ tiếp theo ở núi lửa Iceland

Hải Anh |

Nhà nghiên cứu núi lửa hành tinh Christopher Hamilton thử nghiệm máy bay không người lái có thể bay trên sao Hỏa ở núi lửa phun trào của Iceland.

NASA phát hiện miệng núi lửa mới toanh trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Một tảng đá không gian nhỏ đâm vào bề mặt sao Hỏa, tạo ra một miệng núi lửa mới tinh mà các nhà nghiên cứu ước tính rộng từ 15 đến 16 mét.

Mãn nhãn ảnh núi lửa ảo diệu của các hành tinh trong hệ mặt trời

Thanh Hà |

Núi lửa phun trào là cửa sổ để hiểu các hoạt động bên trong và cả nguồn gốc của các hành tinh trong hệ mặt trời cũng như các mặt trăng của những hành tinh đó.