36 thiên hà lùn đồng loạt bùng nổ sao mới, thách thức hiểu biết về vũ trụ

Thanh Hà |

Hiện tượng bùng nổ các ngôi sao mới xảy ra đồng thời ở 36 thiên hà lùn cách xa nhau trong vũ trụ.

Mạng xã hội ngoài thiên hà bí ẩn

Các thiên hà cách nhau hơn 1 triệu năm ánh sáng nên hoàn toàn độc lập về thời điểm sinh ra những ngôi sao mới. Nhưng các thiên hà cách nhau tới 13 triệu năm ánh sáng cùng chậm lại và sau đó đồng thời tăng tốc độ sinh ra các ngôi sao mới, theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers-New Brunswick, Mỹ, công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn.

Phát hiện bất ngờ về các thiên hà lùn này đang thách thức những lý thuyết hiện tại về sự phát triển của các thiên hà và có thể tăng thêm hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.

"Dường như những thiên hà này đang phản ứng với một sự thay đổi quy mô lớn trong môi trường của chúng giống như cách một nền kinh tế tốt có thể thúc đẩy sự bùng nổ trẻ sơ sinh (baby boom)" - tác giả chính của nghiên cứu Charlotte Olsen - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Vật lý và Thiên văn của trường Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Rutgers-New Brunswick - cho biết.

Hơn 30 thiên hà lùn cách xa nhau đồng thời bùng nổ các ngôi sao mới. Ảnh: Đại học Rutgers-New Brunswick.
Hơn 30 thiên hà lùn cách xa nhau đồng thời bùng nổ các ngôi sao mới. Ảnh: Đại học Rutgers-New Brunswick.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng bất kể những thiên hà này có ở ngay bên cạnh hay không, chúng đều dừng lại và sau đó bắt đầu hình thành các ngôi sao mới cùng một lúc, như thể tất cả chúng đều ảnh hưởng lẫn nhau thông qua một mạng xã hội ngoài thiên hà nào đó" - đồng tác giả Eric Gawiser, giáo sư tại Khoa Vật lý và Thiên văn học, chia sẻ.

Kỳ vọng vào kính thiên văn thế hệ mới của NASA

Tỉ lệ sinh sao giảm đồng thời ở 36 thiên hà lùn này bắt đầu từ 6 tỉ năm trước và sự gia tăng bắt đầu từ 3 tỉ năm trước.

Để hiểu cách các thiên hà phát triển đòi hỏi tìm hiểu nhiều quá trình ảnh hưởng tới thiên hà trong vòng hàng tỉ năm. Sự hình thành sao là một trong những quá trình cơ bản nhất. Tỉ lệ sinh sao có thể tăng lên khi các thiên hà va chạm hoặc tương tác, và các thiên hà có thể ngừng hình thành sao mới nếu khí (chủ yếu là hydro) tạo ra các sao bị mất đi.

Lịch sử hình thành sao có thể vẽ nên một hồ sơ phong phú về điều kiện môi trường khi một thiên hà "lớn lên". Các thiên hà lùn là loại thiên hà phổ biến nhất nhưng ít loại thiên hà cỡ lớn nhất trong vũ trụ đồng thời đặc biệt nhạy cảm với các tác động của môi trường xung quanh.

36 thiên hà lùn bùng nổ sao mới đồng thời có vị trí trải dài ở các môi trường ở khoảng cách xa tới 13 triệu năm ánh sáng từ Dải Ngân hà. Sự thay đổi môi trường mà các thiên hà rõ ràng có phản ứng phải là thứ gì đó phân phối nhiên liệu cho các thiên hà vốn ở rất xa nhau. Theo nhà nghiên cứu Olsen, điều đó có thể là có một đám mây khí khổng lồ hoặc một hiện tượng trong vũ trụ mà chúng ta chưa biết đến.

Các nhà khoa học đã sử dụng hai phương pháp để so sánh lịch sử hình thành sao. Một phương pháp sử dụng ánh sáng từ các ngôi sao riêng lẻ trong các thiên hà. Phương pháp còn lại dùng ánh sáng của cả thiên hà.

“Tác động đầy đủ của khám phá vẫn chưa được biết rõ vì vẫn còn phải xem các mô hình phát triển hiện tại của thiên hà cần được sửa đổi như thế nào để hiểu được điều bất ngờ này" - Gawiser nói.

"Kính viễn vọng không gian James Webb, dự kiến ​​được NASA phóng vào tháng 10 này, sẽ là cách lý tưởng để bổ sung dữ liệu mới để tìm hiểu xem "bùng nổ trẻ sơ sinh" này đã trải dài bao xa" - nhà nghiên cứu Olsen nói thêm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất

Hải Anh |

Phát hiện thiên hà xoắn ốc hình thành 1,4 tỉ năm sau Vụ nổ Lớn (Big Bang) khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ giao thoa kế thiên văn ALMA.

Khám phá của Trung Quốc đảo lộn hiểu biết về thiên hà

Hải Anh |

Giới khoa học Trung Quốc phát hiện các máy gia tốc vũ trụ năng lượng cực cao trong Dải Ngân hà.

Hình ảnh sững sờ về thiên hà đang hấp hối

Hải Anh |

Kính viễn vọng Hubble ghi lại hình ảnh ấn tượng về một thiên hà đang chết.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất

Hải Anh |

Phát hiện thiên hà xoắn ốc hình thành 1,4 tỉ năm sau Vụ nổ Lớn (Big Bang) khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ giao thoa kế thiên văn ALMA.

Khám phá của Trung Quốc đảo lộn hiểu biết về thiên hà

Hải Anh |

Giới khoa học Trung Quốc phát hiện các máy gia tốc vũ trụ năng lượng cực cao trong Dải Ngân hà.

Hình ảnh sững sờ về thiên hà đang hấp hối

Hải Anh |

Kính viễn vọng Hubble ghi lại hình ảnh ấn tượng về một thiên hà đang chết.