Giải mã bí mật giúp loài chim sống sót qua thời kỳ khủng long tuyệt chủng

Phương Linh |

Bí mật giúp tổ tiên loài chim vượt qua cuộc đại tuyệt chủng khủng long đã được các nhà khoa học dần làm sáng tỏ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học đã so sánh hộp sọ hóa thạch của chim Ichthyornis từ kỷ Phấn trắng với hộp sọ của hàng chục loài chim là họ hàng gần của nó còn sống sót cho tới ngày nay và phát hiện ra có sự khác biệt rõ rệt. Phần não trước mở rộng hơn ở các loài chim còn sống ngày nay đã giúp chúng thích nghi với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Christopher Torres, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Ohio, Mỹ, và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Hình dạng não độc đáo, đặc biệt là bán cầu đại não thực sự lớn, là yếu tố chính giải thích tại sao các loài chim ngày nay lại có thể sống sót trong khi tất cả các loài khủng long đều tuyệt chủng”.

Khi một tiểu hành tinh khổng lồ lao xuống khu vực bán đảo Yucatan của Mexico 66 triệu năm trước, nó đã gây ra sóng thần, hỏa hoạn, đồng thời tạo ra đám mây bụi và lưu huỳnh dày đặc che khuất cả Mặt trời, đảo lộn hoàn toàn điều kiện khí hậu trên Trái đất. Thảm họa này kéo theo sự tuyệt chủng của tất cả khủng long, cùng nhiều động thực vật khác.

Tuy nhiên, một số loài chim cổ đại vẫn có thể sống sót. Lý giải, điều này, các nhà khoa học cho rằng, có một khả năng là do những con chim có kích thước nhỏ hơn, do đó chúng dễ thích nghi hơn những loài động vật to lớn cùng với chiếc mỏ linh hoạt, có thể ăn đa dạng nhiều loại thức ăn, từ thịt cho đến hạt.

Các loài chim ngày nay cũng có bộ não rất phức tạp, chúng là những sinh vật cực kỳ thông minh, có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân góp phần vào khả năng sống sót thần kỳ của loài này.

Tuy nhiên, khoa học không biết nhiều về bộ não của tổ tiên loài chim. Nhưng loài Archaeopteryx - một chi chuyển tiếp giữa khủng long và chim hiện đại - sống cách đây 150 triệu năm lại là một ngoại lệ. Các nhà khoa học xác định được rằng não trước của nó nhỏ hơn rất nhiều so với loài chim ngày nay.

Hộp sọ chim Ichthyornis 70 triệu năm tuổi mà Torres và các đồng nghiệp của ông đang nghiên cứu có thể lấp đầy một số khoảng trống giữa Archaeopteryx và các loài chim hiện đại. Ichthyornis là loài chim mòng biển nhỏ cỡ chim bồ câu với chiếc mỏ có răng. Nó là một trong những họ hàng gần nhất với những loài chim còn sống ngày nay, đồng nghĩa với việc có thể giúp các nhà khoa học thu hẹp những đặc điểm mấu chốt giúp các loài chim sống sót sau thảm họa va chạm tiểu hành tinh.

Theo đó, các loài chim còn sống ngày nay như hồng hạc, gõ kiến, chim cánh cụt, đà điểu và sơn ca... có vùng đại não kích thước lớn hơn các phần não còn lại - đây là vùng thực hiện chức năng nhận thức, xử lý các giác quan và trí nhớ...

Trong khi đó, Ichthyornis mặc dù tiến hóa gần giống chim hiện đại, nhưng có bộ não giống Archaeopteryx hơn nhiều với đại não khá nhỏ.

Nhà cổ sinh vật học Torres cho biết, không rõ chính xác những lợi thế mà phần đại não có kích thước lớn hơn mang lại cho loài chim. Tuy nhiên, khi môi trường sống bị tác động bởi thảm họa, ông nói, "khả năng của chúng để xử lý những thay đổi đó và phản ứng nhanh nhạy có thể đã tạo ra tất cả sự khác biệt giúp chúng sống sót sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt này".

Tất nhiên, kích thước não không phải yếu tố duy nhất, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, còn rất nhiều yếu tố khác giúp cho loài chim thoát được nạn tuyệt chủng. Họ hy vọng trong tương lai sẽ khai quật được nhiều hóa thạch được bảo quản tốt của các loài chim thời kỳ đầu, giúp hoàn thiện bức tranh tổng thể về các loài sinh vật trong lịch sử tiến hóa.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Tìm ra nguồn gốc tiểu hành tinh lao vào Trái đất xóa sổ khủng long

Thanh Hà |

Tiểu hành tinh lao vào Trái đất tiêu diệt loài khủng long được cho là đến từ khu vực "an toàn" của vành đai tiểu hành tinh chính.

Giải oan cho người sơ khai gây tuyệt chủng voi tiền sử

Song Minh |

Một nghiên cứu mới đã giải oan cho người sơ khai về việc gây tuyệt chủng thú có vòi như voi ma mút, voi răng mấu... hàng thiên niên kỷ.

Dực long kỷ Jura mang đặc điểm làm đảo lộn hiểu biết nhân loại về động vật

Hải Anh |

Các nhà khoa học công bố tìm thấy loài động vật sống cách đây 160 triệu năm ở hệ sinh thái rừng cổ ở Trung Quốc trong kỷ Jura.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Tìm ra nguồn gốc tiểu hành tinh lao vào Trái đất xóa sổ khủng long

Thanh Hà |

Tiểu hành tinh lao vào Trái đất tiêu diệt loài khủng long được cho là đến từ khu vực "an toàn" của vành đai tiểu hành tinh chính.

Giải oan cho người sơ khai gây tuyệt chủng voi tiền sử

Song Minh |

Một nghiên cứu mới đã giải oan cho người sơ khai về việc gây tuyệt chủng thú có vòi như voi ma mút, voi răng mấu... hàng thiên niên kỷ.

Dực long kỷ Jura mang đặc điểm làm đảo lộn hiểu biết nhân loại về động vật

Hải Anh |

Các nhà khoa học công bố tìm thấy loài động vật sống cách đây 160 triệu năm ở hệ sinh thái rừng cổ ở Trung Quốc trong kỷ Jura.