Điều tra mộ tập thể thời chiến tranh nghi chôn giấu dưới bãi cỏ ở Singapore

Song Minh |

Các nhà khảo cổ đang điều tra mộ tập thể của khoảng 200 nạn nhân có thể được chôn giấu dưới một bãi cỏ ở Singapore.

Các nhà khảo cổ học đang điều tra một bãi cỏ được cho là bao phủ ngôi mộ tập thể các nạn nhân của một vụ thảm sát thời chiến ở Singapore, trước khi mở rộng bệnh viện tại địa điểm này.

Khu vực mở phía sau các tòa nhà chính của Bệnh viện Alexandra được cho là nơi chôn giấu hài cốt của khoảng 200 nạn nhân thiệt mạng sau khi quân đội Nhật Bản tràn qua bệnh viện vào ngày 14 và 15.2.1942. Theo website Singapore Infopedia của chính phủ Singapore, vụ thảm sát bệnh viện Alexandra là một phần trong cuộc xâm lược của Nhật Bản.

Vào thời điểm đó, bệnh viện Alexandra được gọi là bệnh viện Quân đội Anh và được một đơn vị quân y Anh điều hành; Singapore hồi đó là một phần của Malaysia - thuộc địa của Anh.

Bệnh viện trở thành một cơ sở dân sự thuộc sở hữu của chính phủ sau khi Anh rút khỏi Singapore vào năm 1971; và khu vực được cho là có ngôi mộ tập thể sẽ là địa điểm mở rộng bệnh viện - dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2030.

Do tính chất lịch sử của bệnh viện, các nhà chức trách sẽ "tiến hành nghiên cứu và đánh giá khảo cổ học, cũng như lập hồ sơ về di sản của khu vực này trước khi tái phát triển theo kế hoạch" - phát ngôn viên của Hội đồng Di sản Quốc gia Singapore (NHB) và Viện ISEAS-Yusof Ishak - một tổ chức giáo dục do chính phủ điều hành, nói với tờ Live Science.

Cuộc xâm lược Singapore của Nhật Bản từ bán đảo Malay bị chiếm đóng là một trong những thất bại tồi tệ nhất đối với người Anh trong Thế chiến 2. Nhật Bản xâm lược Malay vào tháng 12.1941, và lính Nhật đã đánh đuổi quân đội Anh khỏi bán đảo chỉ sau 70 ngày chiến đấu.

Với sự yểm trợ rộng rãi của máy bay chiến đấu và pháo binh, quân tấn công Nhật Bản đã vượt qua eo biển Johor, nơi ngăn cách mũi phía nam của bán đảo Malay với Singapore vào ngày 8.2.1942 và chiếm đảo.

Bệnh viện Alexandra ngày nay. Ảnh: Singapore Mothership
Bệnh viện Alexandra ngày nay. Ảnh: Alexandra Hospital

Vụ thảm sát tại bệnh viện Alexandra bắt đầu vào ngày 14.2 và kết thúc vào sáng ngày 15.2, chỉ vài giờ trước khi lực lượng Anh ở Singapore đầu hàng quân Nhật.

Bệnh viện một thời nằm trên chiến tuyến giữa quân Nhật xâm lược và quân Anh đang rút lui. Nhân chứng Arthur Haines - một binh lính Anh điều trị bệnh sốt rét tại bệnh viện đã được cứu sống trong vụ thảm sát - nói rằng, quân Nhật tràn qua bệnh viện và dùng lưỡi lê hoặc bắn chết hơn 200 bệnh nhân và nhân viên.

Những người khác bị đưa ra bên ngoài và bị giết một cách có hệ thống - Haines viết trong một bức thư dài bốn trang mô tả vụ thảm sát. Bức thư đã được con gái ông mang bán đấu giá vào năm 2008.

Thi thể của những người chết được cho là đã được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể phía sau tòa nhà bệnh viện, địa điểm nơi các nhà khảo cổ đang điều tra từ tháng 12.2020.

Người phát ngôn của các cơ quan chính phủ Singapore cho biết, các nhà khảo cổ bắt đầu điều tra địa điểm này vào tháng 12 năm 2020.

Nhà khảo cổ học John Miksic của Đại học Quốc gia Singapore nói với Straits Times rằng, cuộc khảo sát có thể đóng góp vào kiến ​​thức về thời kỳ thuộc địa ở Singapore bằng cách tiết lộ thêm về mối quan hệ giữa quân đội Anh và xã hội địa phương của Singapore.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện sửng sốt khi khai quật khảo cổ mộ khổng lồ 4.300 năm tuổi

Song Minh |

Khai quật khảo cổ mộ khổng lồ chứa 30 hài cốt cho thấy đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Cơ hội di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại nâng tầm thế giới

Ngọc Vân |

Di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại Tam Tinh Đôi đang nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Khai quật khảo cổ phát hiện lăng mộ Hoàng đế Trung Quốc nghi bị sát hại

Khánh Minh |

Trong khi khai quật một lăng mộ ở Lạc Dương, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện hiện vật cho thấy ngôi mộ bí ẩn này là mộ Hoàng đế Lưu Chí của Hán triều.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Phát hiện sửng sốt khi khai quật khảo cổ mộ khổng lồ 4.300 năm tuổi

Song Minh |

Khai quật khảo cổ mộ khổng lồ chứa 30 hài cốt cho thấy đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Cơ hội di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại nâng tầm thế giới

Ngọc Vân |

Di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại Tam Tinh Đôi đang nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Khai quật khảo cổ phát hiện lăng mộ Hoàng đế Trung Quốc nghi bị sát hại

Khánh Minh |

Trong khi khai quật một lăng mộ ở Lạc Dương, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện hiện vật cho thấy ngôi mộ bí ẩn này là mộ Hoàng đế Lưu Chí của Hán triều.