Luật lao động

Bốn nhóm vấn đề công nhân ngành xây dựng quan tâm nhất

Xuân Trường |

Mới đây, tại cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Hiểu về pháp luật lao động để được đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ”, các nhóm vấn đề được người lao động (NLĐ) ngành xây dựng Hà Nội quan tâm nhiều nhất liên quan đến quy định công việc nặng nhọc, độc hại, việc nghỉ hưu trước tuổi; việc thực hiện BHXH, BHYT; tai nạn lao động (TNLĐ)…

Người lao động có hiểu pháp luật lao động mới tự bảo vệ được quyền lợi

Xuân Trường |

Ngày 3.6, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với CĐ ngành xây dựng Hà Nội và Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Hiểu về pháp luật lao động để được đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ”. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Tháng công nhân năm 2017 và Đại hội CĐ các cấp. Buổi giao lưu cũng nhằm giúp NLĐ, người sử dụng LĐ, CB, đoàn viên CĐ hiểu biết và nắm rõ hơn về pháp luật lao động.

Tổng thống Pháp đối thoại với công đoàn về cải cách Luật Lao động

HÀ LIÊN |

Ngày 23.5, tức là chỉ 16 ngày sau khi đắc cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt đầu thảo luận với công đoàn về cải cách Luật Lao động như đã cam kết trong chiến dịch tranh cử.

Sửa Luật Lao động không làm giảm quyền lợi người lao động

QUẾ CHI - HÀ ANH |

Không làm suy giảm hoặc mất đi quyền lợi của người lao động (NLĐ) đã được pháp luật khẳng định trong thực tế cuộc sống và bảo vệ được nhóm yếu thế trong quan hệ lao động, nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động là hai nguyên tắc Tổng LĐLĐVN đề nghị Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội ủng hộ trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động, tại buổi làm việc về một số vấn đề lao động và công đoàn giữa hai bên chiều 13.4.

Không nên cắt bỏ các điều khoản có lợi cho lao động nữ

|

Dự thảo Bộ luật Lao động 2017 (dự kiến nếu được thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2018 và thay thế Bộ luật Lao động 2012) sẽ bỏ các điều khoản có lợi cho lao động nữ được quy định trong Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể là các điều khoản: Lao động nữ được nghỉ 30 phút mỗi ngày khi hành kinh, được nghỉ 60 phút khi nuôi con nhỏ và vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động. Đáng nói, đây được xem là quy định nhân văn, một bước tiến của Bộ luật Lao động 2012 thì lại đang bị đề xuất xóa bỏ.

Quy định về kỷ luật lao động và trợ cấp mất việc làm

Nam Dương |

Vi phạm nội quy lao động hôm trước, hôm sau đã bị xử lý kỷ luật sa thải có đúng? Cty đóng cửa, trợ cấp việc làm 1 tháng là đúng hay không? Đây là nội dung chính một số câu hỏi bạn đọc gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật (TVPL) của Báo Lao Động 0961360559 thời gian qua.

Ngân hàng Hợp tác Sóc Trăng mời người lao động trở lại làm việc

NHẬT HỒ |

Ngày 24.11 bà Phạm Thị Hồng Khanh - nhân viên kiểm ngân Phòng Kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Sóc Trăng - cho biết lãnh đạo ngân hàng này đã có quyết định hủy bỏ quyết định chấm dứt HĐLĐ đồng thời có thông báo mời bà vào làm việc từ ngày 1.12.2016.

5 tháng không trả lương người lao động

NAM DƯƠNG |

Báo Lao Động số ra ngày 21.4 đã có bài phản ánh Đại học Hoa Sen (HSU) sau khi thương lượng để thay đổi công việc với người lao động là bà Huỳnh Thị Thu Hà, phụ trách bộ phận mua sắm tài sản thiết bị (BPMSTSTB), không được, thay vì phải thỏa thuận để chấm dứt HĐLĐ hoặc tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã ký kết như luật định, HSU lại đơn phương ra các quyết định miễn nhiệm công tác và phân công nhiệm vụ mới mà không được sự đồng ý của bà Hà. Dù bà Hà vẫn hằng ngày đi làm tại BPMSTBTS, nhưng HSU đã tiến hành các bước để xử lý kỷ luật bà. Mới đây, bà Hà tiếp tục có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng về việc đã 5 tháng qua, bà không được HSU trả lương.

Giám đốc Xí nghiệp xe buýt Hà Nội có vi phạm Luật Lao động?

Hà Anh |

Ông Nguyễn Thành Trung – Công nhân lái xe buýt, XN xe buýt Hà Nội (TCty Vận tải Hà Nội) có đơn phản ánh đến Báo Lao Động việc ông Trần Việt Hùng – GĐ XN xe buýt HN đã vi phạm Luật Lao động(LĐ) khi chỉ thanh toán lương đi làm thêm ngày lễ, Tết cho (người lao động)NLĐ là 200% lương, trong khi theo đúng quy định NLĐ được hưởng 300% lương; yêu cầu nhân viên thử việc đóng thế chấp 2.000.000 đồng; bớt xén tiền ăn ca của NLĐ… Để làm rõ đơn thư của bạn đọc, PV Báo Lao Động đã tiến hành xác minh vụ việc.

Phớt lờ pháp luật lao động

NAM DƯƠNG - ĐĂNG HẢI |

Thương lượng để thay đổi công việc không được, thay vì phải thỏa thuận để chấm dứt HĐLĐ hoặc tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã ký kết như luật định, người sử dụng lao động lại đang tiến hành các bước để xử lý kỷ luật NLĐ. Chuyện tưởng chừng như bịa nói trên lại đang xảy ra tại Đại học Hoa Sen (HSU).