Vỉa hè dành cho người khiếm thị "có như không"

Hải Danh - Việt Dũng |

Nhiều năm qua, TP Hà Nội đã triển khai xây dựng các vỉa hè có lối đi riêng dành cho người khiếm thị. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến phố như Minh Khai, Đại La, Nguyễn Đình Chiểu,... các lối đi này không những không phát huy được hiệu quả mà còn tạo ra những cái "bẫy" cho người khiếm thị.

 
Theo quy định, phần đường của người khiếm thị phải xây tránh các nắp cống, cây xanh, tủ cáp quang, trụ điện,… Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, tại Phố Minh Khai, nhiều cột đèn, cột biển báo xe buýt, nắp cống, cây xanh,... nằm ngay trên lối đi dành cho người khiếm thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng.
 
 
 
Nhiều cột đèn "mọc" giữa lối đi dành cho người đi bộ, các ốc vít nhô cao tiềm ẩn nhiều nguy hiểm dành cho người khiếm thị.
 
 
 
Các cột biển báo cũng nằm ngay trên lối đi dành cho người khiếm thị. Ông Kiều Thế Vinh (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Theo tôi, chính những cột đèn, cột biển báo nằm ngay trên lối đi như vậy đã khiến phần đường dành cho người khiếm thị trở nên vô dụng. Người bình thường nếu không để ý còn va phải nói gì đến người khiếm thị, làm vậy khác nào bẫy người ta".
 
 
 
 
Hàng loạt nắp cống "thò lên thụt xuống" xuất hiện liên tục trên phần đường dành cho người khiếm thị.
 
Nhiều người dân còn ngang nhiên đi cả xe lên phần đường dành cho người khiếm thị.
 
 
Theo ghi nhận, tại Phố Đại La, bãi tập kết rác bốc mùi hôi thối
Tại Phố Đại La, bãi tập kết rác bốc mùi hôi thối, các xe rác để ngổn ngang, đè lên phần đường dành cho người khiếm thị.
 
Tại đây, nhiều người dân bày bán hàng quán ngay trên vỉa hè, chắn ngang lối đi của người khiếm thị.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Người dân họ chiếm cả vỉa hè chứ nói gì đến phần đường của người khiếm thị. Ban đầu, tôi cứ nghĩ rằng làn đường này sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực, tuy nhiên đến nay có cũng như không, chẳng mấy người khiếm thị sử dụng. Mong rằng các cơ quan chức năng có phương án giải quyết để giành lại phần đường dành cho người khiếm thị".
 
 
 
 
Tại Phố Nguyễn Đình Chiểu, người dân lấn chiếm làn đường dành cho người khiếm thị làm nơi dừng, đỗ xe.
 
Trao đổi với Báo Lao Động, TS. Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết: "Cơ quan chức năng cần có điều chỉnh về vị trí bốt điện, cột đèn, cột biển báo, bồn cây,... sao cho phù hợp để thuận tiện hơn cho người khiếm thị. Thành phố cũng cần có những chính sách cụ thể, hợp lý để giành lại vỉa hè nói chung và phần đường dành cho người khiếm thị nói riêng".
Hải Danh - Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Giành lại vỉa hè bằng cách cũ, khó có kết quả mới

Nhóm PV |

Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác của cả nước đã từng tổ chức nhiều đợt ra quân, cao điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Nhưng sau một thời gian thì “đâu lại vào đấy”. Theo KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội qua nhiều lần ra quân cho thấy khi lực lượng chức năng vừa rời đi, vỉa hè lại bị lấn chiếm. Nếu cứ ra quân giành lại vỉa hè theo cách cũ thì khó có thể có kết quả mới.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Phạt răn đe, quy trách nhiệm hiệu quả hơn "ra quân"

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm qua, Hà Nội đã loay hoay với bài toán dẹp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Tình trạng lấn chiếm hè phố vẫn diễn ra tràn lan, có nơi khi vắng bóng lực lượng công an thì vỉa hè lập tức tái phạm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Giành lại vỉa hè bằng cách cũ, khó có kết quả mới

Nhóm PV |

Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác của cả nước đã từng tổ chức nhiều đợt ra quân, cao điểm giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Nhưng sau một thời gian thì “đâu lại vào đấy”. Theo KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội qua nhiều lần ra quân cho thấy khi lực lượng chức năng vừa rời đi, vỉa hè lại bị lấn chiếm. Nếu cứ ra quân giành lại vỉa hè theo cách cũ thì khó có thể có kết quả mới.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Phạt răn đe, quy trách nhiệm hiệu quả hơn "ra quân"

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm qua, Hà Nội đã loay hoay với bài toán dẹp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Tình trạng lấn chiếm hè phố vẫn diễn ra tràn lan, có nơi khi vắng bóng lực lượng công an thì vỉa hè lập tức tái phạm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.