Người “thuyền trưởng” của ngành đào tạo hàng hải Việt Nam

HOÀNG HOAN |

Ấn tượng đầu tiên về GS.TS Lương Công Nhớ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (ảnh) - là sự cởi mở, dễ gần. Cả buổi ông say sưa nói về những điều tâm huyết của mình đối với sự phát triển của nhà trường, với ngành hàng hải và khát vọng của người Việt trong việc ghi dấu ấn trên bản đồ hàng hải thế giới.
Và mong muốn tạo ra đội ngũ cán bộ giảng viên có khát vọng thay đổi, áp dụng chuẩn quốc tế đầu ra cho sinh viên, đưa trường ĐH Hàng hải trở thành ngôi trường có vị trí dẫn đầu trên thế giới là điều ông tâm huyết nhất.

Tiên phong đổi mới

Cả quá trình 37 năm công tác tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam của GS.TS Lương Công Nhớ là quá trình chứng kiến sự phát triển của ngôi trường này cũng như những thăng trầm của ngành hàng hải.

Chia sẻ về những ngày đầu chập chững, lúc đó chàng thanh niên quê ở xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam theo học trường hàng hải rồi gắn bó cho đến bây giờ là cả một quá trình dài, từ lúc ngành hàng hải của nước ta còn thô sơ, cho đến nay đã vươn lên, làm chủ được công nghệ hiện đại của thế giới. “Tôi cùng với anh em luôn trăn trở với câu hỏi, vì sao người ta làm được mà mình không làm được?” - GS.TS Lương Công Nhớ nhớ lại.

Từ trăn trở này, mà ngay từ khi còn làm giảng viên khoa Máy tàu biển, sau đó là Chủ nhiệm Khoa máy tàu biển, Phó hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng nhà trường (năm 2012) đến nay, GS-TS Lương Công Nhớ đã có nhiều đóng góp cho nhà trường ở nhiều lĩnh vực: Trong nghiên cứu, ông có các đề tài khoa học ở các lĩnh vực như khai thác, bảo trì tàu thuỷ, nhiên liệu dùng cho tàu thuỷ, nội địa hoá thiết bị, sản phẩm dùng cho tàu thuỷ…. Và đặc biệt, ông là người có công đưa Trường ĐH Hàng hải Việt Nam trở thành trường đứng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có uy tín cao trên thế giới về đào tạo hàng hải.

Đề làm được điều này, từ khi lên làm Hiệu trưởng, GS.TS Lương Công Nhớ đã xây dựng chuẩn giảng viên và chuẩn sinh viên, hướng tới những thay đổi căn bản trong dạy và học tại trường.

Theo ông Nhớ: Hiện nay, ĐH Hàng hải là trường duy nhất, đầu tiên trong cả nước có chuẩn giáo viên quốc tế: Tất cả giảng viên dưới 45 tuổi phải có bằng tiến sĩ. Giáo viên dưới 35 tuổi phải đạt cấp độ 6 IELTS Tiếng Anh. Để làm được điều đó, trường đã cử 300 cán bộ giảng viên ra nước ngoài học tập, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn bộ giảng viên của trường có bằng tiến sĩ mới được giảng dạy.

Ngoài ra, Trường ĐH Hàng hải cũng áp dụng chuẩn quốc tế đầu ra đối với sinh viên. Khi tốt nghiệp, sinh viên phải đạt 450 điểm kỳ thi Toefl tiếng Anh. Theo ông Nhớ: Khi mới áp dụng chuẩn đầu ra, năm 2012, trường chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn. Rất nhiều người lúc đó lo lắng, áp lực, nhưng tôi kiên quyết phải khẳng định thương hiệu sinh viên tốt nghiệp của trường. “Tốt nghiệp xong, sinh viên phải giao tiếp được bằng tiếng Anh, trình độ chuyên môn phải đáp ứng được công việc. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp của trường đều làm chủ được công nghệ hiện đại trên thế giới, có được việc làm”- ông Nhớ nói.

Chia sẻ về việc thực hiện việc chuẩn hoá giảng viên, sinh viên, theo GS-TS Lương Công Nhớ: Khi tôi lên làm hiệu trưởng, xác định đội ngũ cán bộ là nòng cốt để thay đổi chất lượng đào tạo của nhà trường, nên yêu cầu tất cả phải học lên, phải đào tạo lại và tiếp nhận công nghệ mới. 

Nhưng với những anh em đã trên 45 tuổi, sức ỳ lớn nên ngại thay đổi. Họ cũng không tin mức chuẩn cho sinh viên được thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu phải thực hiện mức chuẩn mới, đã có nhiều ý kiến phản đối. “Những ý kiến phản đối ngay tại cuộc họp và cả bên ngoài cuộc họp. Ngay cả những lãnh đạo nhà trường, nhiều người cũng không nghĩ sẽ thực hiện thành công việc chuẩn hoá giáo viên và chuẩn hoá sinh viên. Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng tôi phải “xin” trong cuộc họp Ban thương vụ của trường: “Nếu 3 năm không thành công, tôi sẽ xin nghỉ làm” - ông Nhớ cho biết.

Khi chủ trương được thông qua, nhiều cán bộ giảng viên nhìn tôi như “từ trên trời rơi xuống”, họ lo ngại không biết tôi sẽ dẫn trường đi đến đâu, nhiều người không tin cậy. Nhưng với quyết tâm, Ban giám hiệu nhà trường sau một năm rưỡi đã có những thay đổi căn bản trong môi trường giảng dạy, học tập.

Khẳng định vị trí ngôi trường hàng đầu

GS.TS Lương Công Nhớ khẳng định: Cho đến nay, số sinh viên tốt nghiệp đúng hạn của trường cũng chỉ đạt 60 - 70% - một con số rất khiêm tốn so với các trường Đại học khác. Tuy nhiên, theo ông Nhớ, chất lượng sinh viên phải thực sự đạt yêu cầu thì mới được tốt nghiệp, trường khẳng định giá trị cốt lõi là “học thật thi thật”, không bằng mọi giá để có chỉ số tốt nghiệp cao. Bù lại, lượng sinh viên ra trường xin được việc làm khá cao.

Hiện tại, bằng cấp tốt nghiêp của trường được thế giới công nhận. Nhiều nước trên thế giới sử dụng nguồn nhân lực từ sinh viên của trường trong lĩnh vực cung ứng thuyền viên quốc tế. Trung bình mỗi năm, có 1.200 lượt thuyền viên cung cấp cho các nước. Ngoài ra, Công ty chuyên thiết kế đóng tàu cũng sử dụng nhiều nhân lực từ trường. Có sinh viên xuất sắc ra trường được hưởng lương 6.000USD/tháng. Những nước có nền hàng hải phát triển trên thế giới như Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản sang tận trường đặt vấn đề được lựa chọn nhân lực phục vụ cho ngành hàng hải nước họ.

Về vấn đề hội nhập quốc tế, theo GS-TS Lương Công Nhớ, Hiệp hội hàng hải quốc tế đã bầu Việt Nam làm trưởng vùng Châu Á - Thái Bình Dương trong Hiệp hội các trường hàng hải Quốc tế trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (với sự tham sự của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Triều Tiên…).

Hiện tại, nhà trường đã áp dụng chương trình học của Mỹ vào hai ngành học là kinh tế hàng hải, toàn cầu hoá logistics và chuỗi cung ứng. “Trường tập trung mũi nhọn đào tạo khoa học công nghệ cho lĩnh vực kinh tế biển và hàng hải, nhằm thực hiện chiến lược quốc gia phát triển hướng ra biển. Vì vậy, mong muốn đưa trường trở thành đơn vị đi đầu trong giáo dục đào tạo nước nhà, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đóng tàu” - ông Nhớ nói.

Ngoài việc xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn hoá và sinh viên chuẩn, nhà trường cũng thay đổi mô hình quản trị trường Đại học theo chuẩn quốc tế. Chương trình, nội dung học, cơ sở vật chất được đầu tư, cập nhật công nghệ mới. Nhà trường cũng kết nối sinh viên với DN và người sử dụng lao động để tham gia quá trình đào tạo, với mong muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng toàn cầu.

“Vì vậy, khát vọng của chúng tôi là xây dựng và đưa thương hiệu của trường Hàng hải Việt Nam trở thành ngôi trường có giá trị toàn cầu về lĩnh vực hàng hải, khẳng định vị trí đi đầu trong đổi mới giáo dục đào tạo nước nhà” - GS.TS Lương Công Nhớ nói.
Với cương vị là Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, GS.TS Lương Công Nhớ đã đóng góp đưa trường thành trường ĐH trọng điểm quốc gia, đi đầu trong đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đại học nước nhà; ông thay đổi cách thức quản trị trường theo tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức, nhân sự, đào tạo về nghiên cứu khoa học. Cá nhân ông là chuyên gia đầu ngành, chủ trì đổi mới chương trình đào tạo ngành hàng hải nước ta đáp ứng yêu cầu công ước quốc tế về đào tạo, đưa bằng cấp của ĐH Hàng hải VN được thế giới công nhận; chủ trì nhiều hội nghị trong nước, quốc tế về hàng hải, viết nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, đào tạo nhiều cán bộ quản lý chuyên gia giỏi cho đất nước… Ông được tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, 5 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều bằng khen của Bộ GTVT, TP. Hải Phòng, các bộ ngành, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

HOÀNG HOAN
TIN LIÊN QUAN

Vinh quang Việt Nam 2017: 30 tập thể, cá nhân được chọn để vinh danh

NGUYỄN HÀ - THANH HUYỀN - VĂN THẮNG |

Tổng LĐLĐVN vừa tổ chức họp Hội đồng bình chọn Chương trình “Vinh Quang Việt Nam 2017 - Dấu ấn 30 năm đổi mới”, theo đó đã lựa đề cử 30 tập thể và cá nhân xuất sắc nhất trên nhiều lĩnh vực để vinh danh.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Vinh quang Việt Nam 2017: 30 tập thể, cá nhân được chọn để vinh danh

NGUYỄN HÀ - THANH HUYỀN - VĂN THẮNG |

Tổng LĐLĐVN vừa tổ chức họp Hội đồng bình chọn Chương trình “Vinh Quang Việt Nam 2017 - Dấu ấn 30 năm đổi mới”, theo đó đã lựa đề cử 30 tập thể và cá nhân xuất sắc nhất trên nhiều lĩnh vực để vinh danh.