Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Ánh mắt cầu cứu của “biểu tượng Đà Nẵng”

HOÀNG VĂN MINH |

Có người bảo Đà Nẵng có ba nơi nhạy cảm. Một là bờ biển thì coi như đã “xong”. Hai là bờ sông Hàn hiện cũng đã “hòm hòm”. Điểm còn lại là Sơn Trà, hiện đang “dậy sóng” bởi dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng của Cty Cổ phần Biển Tiên Sa cùng với “quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nếu đề án này thành hiện thực, Sơn Trà sẽ “nát như tương” và những đàn voọc chà vá chân nâu - biểu tượng của Đà Nẵng tại APEC 2017 tới đây sẽ không còn đất sống.

Nước mắt và nụ cười trong kỳ phát lương “vô tiền khoáng hậu”

LÊ TUYẾT |

Sau 5 năm kiên trì đeo bám, chạy ngược chạy xuôi theo đuổi vụ kiện doanh nghiệp FDI nợ lương công nhân rồi “biến mất”, vừa qua, LĐLĐ huyện Củ Chi (TPHCM) đã thắng kiện, đòi lại được hơn 4 tỉ đồng tiền lương cho 677 anh chị em. Trong buổi phát lương, những nụ cười, và nhiều nước mắt của CN đã rơi, vì thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của nhau. Có thể coi đây là kỳ phát lương “không tiền khoáng hậu”, một sự kiện đặc biệt trong lịch sử hoạt động của tổ chức công đoàn.

“Giết” suối Củn và hơn thế nữa...

LÃNG QUÂN |

Xác lợn chết trải đầy đèo Bông Lau, trải từ Lạng Sơn sang Cao Bằng, từ Phú Thọ lên Tuyên Quang, Hà Giang. Những con lợn bị cho uống thuốc an thần, nằm ngất ngư trong xe, đi hàng nghìn cây số “vượt biên” đã chết thảm. Những xác lợn chết bị vứt bừa bãi, “bức tử” môi trường...

Sau bài “Bị treo lương 5 tháng, 3.700 công nhân sống vật vờ”: 120 tỉ tạm ứng như “gió vào nhà trống”

HUYÊN NGUYỄN |

Báo Lao Động số 65 (ra ngày 23.3.2017) có phóng sự điều tra về 3.700 công nhân sống vật vờ vì chậm lương 5 tháng. Sau khi bài báo đến tay bạn đọc, Lao Động nhận được thông tin TP.Hà Nội sẽ tạm ứng 120 tỉ đồng để giải quyết khó khăn trước mắt cho các Cty thuỷ nông trên địa bàn.

Phòng mạch “15 nghìn” và 3 nỗi sợ của bác sĩ khoa nhi

KHƯƠNG QUỲNH |

“Hai mươi tám năm làm bác sĩ, tôi sợ ba điều và luôn tìm cách chế ngự nó. Sợ nhất bệnh nhân chết, sau đó là sợ bỏ sót bệnh và thứ ba là sợ bệnh nhân nghèo đi”, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM bộc bạch, ánh mắt đầy ưu tư trên vầng trán rộng, với những sợi tóc đen xoã xuống. Ông là người mở phòng mạch vô cùng độc đáo mang tên “15 nghìn”, bao gồm mọi chi phí khám, chữa bệnh và thuốc men cho trẻ em, sau đó là “phòng mạch online” mà ông dồn bao tâm huyết.

Hai “mãnh hổ” giữ rừng hương

ĐÌNH VĂN |

Từng gốc hương trong khu rừng 2.000 cây ở xã Kriêng, huyện Đức Cơ (Gia Lai), hai ông Nguyễn Hữu Mạnh (SN 1962) và Rơ Mah Kem (1966) thuộc lòng như chỉ tay. Chỉ cần ông Rơ Mah Kem hét lên một tiếng như hổ gầm, lâm tặc bị bà con bủa vây, không đường thoát. Gần 20 năm được hai “mãnh hổ” trấn giữ, khu rừng hương vô giá không mất một cành cây.

Những chiếc răng đau và nỗi khổ tâm của vị giáo sư

THÙY LINH |

Sau cuộc họp chuyên môn, còn lại một mình trong căn phòng trống, Giáo sư Trịnh Đình Hải, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt TƯ Hà Nội vò đầu, trĩu nặng ưu tư. “Tôi ám ảnh, đau lòng vì những ca tử vong thương tâm, không đáng có, bắt đầu từ...một chiếc răng sâu”, ông chia sẻ tâm tư trước ngày Ngày Sức khỏe Răng miệng thế giới (20.3).

Ấm áp trái tim Việt nơi đất khách

QUANG ĐẠI |

Là một cô dâu Việt, chị Trần Thị Hoa (được mọi người biết đến rộng rãi qua nick FB Quán Ngọc Hoa) đã thành lập Hội Cô dâu Việt tại Đài Loan (Trung Quốc), thường xuyên giúp đỡ các cô dâu Việt gặp khó khăn. Không những thế, các chị em còn trở thành chỗ dựa ấm áp, tin cậy của những lao động người Việt không may bị thương, hay tử nạn trên đất khách.

Ngân hàng Sữa mẹ - Hành trình yêu thương

THÙY TRANG |

Giữa tháng 2.2017, Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) đầu tiên của Việt Nam khai trương tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Khoảng 3.000 trẻ nhỏ dễ bị tổn thương mỗi năm sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn sữa mẹ. “Đó không chỉ là những giọt sữa mà còn là cơ hội hội sống kì diệu đối với hàng nghìn đứa trẻ không may mắn”, bác sĩ Trần Thị Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng chia sẻ.

Xin đừng “quay mặt” với “người quay lưng”!

LỤC TÙNG |

Với việc “quay lưng” lại cú đá phạt đền trên sân Thống Nhất ngày 19.2, thủ môn Nguyễn Minh Nhựt (CLB Long An) đã bị cấm thi đấu 2 năm. Án phạt này, người cho là “quá nặng” với cầu thủ đã ở tuổi “xế chiều” và là trụ cột trong gia đình nghèo có mẹ già phải chạy thận từng ngày... Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, không nên lấy đó làm “cảm thông” vì thủ môn quê An Giang này rất giàu với cuộc sống theo công thức “1 vợ - 2 con - nhà 3 tầng - xe 4 bánh”...

Tiêu điều vì... điều!

NHIỆT BĂNG - K’LIỆP |

Thay vì già trẻ kéo nhau ra vườn thu hoạch điều, thu về hàng trăm triệu đồng như mọi năm, người trồng điều ở 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng là Đạ Huoai, Đạ Terh và Cát Tiên... chỉ biết ở nhà đi vào đi ra, hoặc vào rừng bứt mây... kiếm sống. Chưa bao giờ, làng trên xóm dưới đều cùng chung nỗi buồn điều không kết trái, cháy lá hàng loạt như vậy.

“Hoa hồng” và “lá chắn thép” trên mặt trận chống ma túy

HOÀNG VĂN MINH - LÊ TUYẾT |

Ma túy đã cướp mất của bà Lê Thị Kim Chung người con trai, dù bà đã dùng hết cách. Từ nỗi đau đó, bà đã phát tâm, làm một “lá chắn thép” ngăn chặn những “cái chết trắng”, để những bà mẹ khác không lâm vào cảnh mất con như mình. Với những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến chống ma túy và giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng, các “cựu con nghiện” và những mảnh đời khó khăn ở khu phố 6 (phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM) đã dành cho bà tên gọi thân mật “Má Chung”.

Tam thập lục kế... giết rừng

NHÓM PV THỜI SỰ |

Theo tìm hiểu, điều tra của chúng tôi trong dăm năm qua, khắp các vương quốc nghiến lừng danh từ VQG Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Cạn), cho đến Na Hang (Tuyên Quang), sang khu bảo tồn, rừng đặc dụng ở Bắc Mê, Phong Quang, Bát Đại Sơn (Hà Giang), sang các huyện Thông Nông và Nguyên Bình của Cao Bằng, tiếp mãi đến vùng Tủa Chùa, Điện Biên... - tất cả các vựa nghiến được xếp vào hàng báu vật thiên nhiên đều bị khai thác trái phép.

“Vương quốc” nghiến khổng lồ cuối cùng bị tàn phá

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Vào tháng 3.2017, chúng tôi có mặt tại những cánh rừng nghiến của Tuyên Quang và Hà Giang, mọc trên những vùng núi đá rộng nhiều nghìn hécta, cao vời, vô cùng hiểm trở; xếp hàng, nối vòng tay đi quanh gốc nghiến, như những con chuột nắm đuôi nhau bên cây cột đình sừng sững. Dễ phải mất cả nghìn năm gạn chắt, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, mới có được “vương quốc” nghiến này. Vậy mà, kho báu đó vẫn từng ngày bị rút ruột, làm vơi đi, với trăm phương ngàn kế, vừa tinh vi, vừa ngang ngược.

Vị đại tá an ninh và “Hò khoan Lệ Thủy”

VŨ TOÀN |

Khác với phòng truyền thống huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là vỏ bom, vỏ đạn, tranh ảnh thời chiến thì thư viện huyện này hiếm hoi những cuốn sách viết về hò khoan Lệ Thủy. Chị Võ Thị Chung, Giám đốc thư viện lấy cho tôi xem cuốn “Hò khoan Lệ Thủy” của tác giả Đặng Ngọc Tuân, nói: “Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về hò khoan Lệ Thủy nhưng bây giờ chỉ còn một cuốn”.