Vụ chuyến bay giải cứu: Cục lãnh sự cấp phép cùng ngày bay gây khó khăn cho doanh nghiệp

Việt Dũng |

Hà Nội - Viện Kiểm sát phản bác quan điểm của các bị cáo ở Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho rằng, không gây khó khăn, sách nhiễu doanh nghiệp để cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Ngày 21.7, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) TP Hà Nội đưa ra những đối đáp với các quan điểm bào chữa, tự bào chữa của các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Theo kiểm sát viên (KSV), tại phiên tòa, một số luật sư và bị cáo tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) nêu quan điểm cho rằng, quá trình cấp phép các chuyến bay chưa bao giờ gây khó khăn, sách nhiễu cho doanh nghiệp, đặt lợi ích nhân dân lên hàng đầu...

Đối đáp lại những quan điểm này, KSV dẫn chứng lời khai của một số bị cáo ở nhóm doanh nghiệp có trong hồ sơ vụ án và lời khai tại phiên tòa để phản bác.

Theo KSV, bị cáo Hoàng Diệu Mơ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH và thương mại dịch vụ Hàng không An Bình - khai: Việc doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện chuyến bay và được phê duyệt chuyến bay không dựa vào điều kiện, tiêu chí và quy định nào. Cụ thể, để được xét duyệt chuyến bay, doanh nghiệp có năng lực, uy tín thì chưa đủ mà phải nhờ vào mối quan hệ hoặc trực tiếp đi quan hệ với các cá nhân có thẩm quyền quyết định thực hiện chuyến bay.

“Nếu không gặp chị Lan (bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự) để xin chuyến bay và cảm ơn quà, tiền cho chị Lan thì công ty của tôi chắc chắn không được duyệt cấp phép các chuyến bay.

Tại thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp tham gia thực hiện chuyến bay đều thông qua các mối quan hệ để gặp chị Lan. Khi chị Lan nhận lời, nhận quà thì chắc chắn được duyệt.

Công ty An Bình được duyệt nhiều hơn là do tôi có mối quan hệ thân thiết với chị Lan từ trước và cũng thường xuyên gặp gỡ, quan tâm và cảm ơn chu đáo” - KSV dẫn lại lời khai của bị cáo Mơ.

Bị cáo Tào Đức Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và dịch vụ Công đoàn Đường sắt - khai nhận, quá trình tổ chức thực hiện chuyến bay combo, công ty của Hiệp thực hiện 3 chuyến.

Chuyến đầu tiên do công ty không được tạo điều kiện của Cục Lãnh sự nên đã gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian xin các văn bản và cục này ra thông báo rất sát ngày bay, không kịp thông tin đến khách hàng để họ chuẩn bị nên bán được rất ít vé, lỗ 1,7 tỉ đồng.

“Với mong muốn được Cục Lãnh sự tạo điều kiện giúp công ty, tránh bị lỗ như chuyến đầu, tôi phải nhờ người tìm mối quan hệ để gặp các cán bộ Cục Lãnh sự nhờ giúp đỡ trong việc cấp phép” - KSV dẫn lại lời khai của Tào Đức Hiệp.

Bị cáo Vũ Minh Thắng - Giám đốc Công ty Đầu tư và thương mại Thuận An - khai rằng, đã nhiều lần gửi hồ sơ lên Cục Lãnh sự để xin cấp phép chuyến bay từ đầu năm 2021, mỗi tháng một lần nhưng đều không được trả lời.

“Tháng 7.2021, trong một lần tình cờ gặp Lan đi ăn cùng bạn, tôi nhờ tạo điều kiện cấp phép chuyến bay cho công ty mình. Tháng 9.2021, tôi tiếp tục nhờ và từ tháng 10.2021 đến tháng 1.2022, công ty tôi được cấp phép 6 chuyến bay. Nên tháng 10 và 11.2021, tôi đưa Lan 2 lần, mỗi lần 300 triệu đồng” - KSV dẫn chứng lời khai của bị cáo Thắng. Và VKS cho hay, tại phiên tòa “chuyến bay giải cứu”, bị cáo Lan cũng thừa nhận đã nhận số tiền này của bị cáo Thắng.

Theo KSV, lời khai của đại diện 1 số doanh nghiệp khác cũng tương tự. KSV cho biết, qua nghiên cứu hồ sơ chuyến bay của một số doanh nghiệp, nhiều công văn cấp phép chuyến bay của Cục Lãnh sự phát hành sát ngày bay, cách ngày bay chỉ 1 - 2 ngày, thậm chí có chuyến cấp cùng ngày bay.

Ngoài ra, còn có trường hợp chuyến bay của doanh nghiệp đề nghị đã có văn bản đồng ý cấp phép của 4 bộ (Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng) trước đó rất lâu nhưng Cục Lãnh sự lại trì hoãn việc cấp phép, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

KSV dẫn chứng, công văn số 173 ngày 11.1.2022 của Cục Lãnh sự cấp phép cho Công ty Cổ phần VijaSun chuyến bay ngày 13.1.2022 đưa 275 người từ Australia về. Trong công văn thể hiện, 4 bộ đã đồng ý từ tháng 11 và 12.2021, nhưng hơn 1 tháng sau, Cục Lãnh sự mới có văn bản cấp phép, sát ngày bay chỉ 2 ngày.

Trong công văn số 4857 ngày 18.11.2021 của Cục Lãnh sự cấp phép cho doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Hà Nội bay ngày 18.11.2021 đưa 290 công dân từ Malaysia về nước, Cục Lãnh sự cấp phép cùng ngày bay.

Trong công văn số 3505 ngày 10.9.2021 của Cục Lãnh sự cấp phép cho Công ty TNHH Cung ứng nguồn nhân lực và thương mại Quốc tế Sao Việt tổ chức chuyến bay ngày 19.9.2021 đưa 203 người từ Đài Loan về nước. 4 bộ và UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng ý từ tháng 6.2021 nhưng gần 3 tháng sau, Cục Lãnh sự mới có văn bản cấp phép cho bay.

“Trong khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều nước trên thế giới, người dân hàng ngày, hàng giờ mong mỏi được về nước nhưng Cục Lãnh sự không cấp phép chuyến bay kịp thời để đưa nhân dân về” - KSV khẳng định.

Theo KSV, từ những căn cứ nêu trên có thể thấy, quan điểm của luật sư và các bị cáo tại Cục Lãnh sự rằng không gây khó khăn, không sách nhiễu, luôn đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử, đặt lợi ích công dân lên trên… là “không đúng sự thật”.

Mặc dù các cán bộ tại Cục Lãnh sự không yêu cầu, đòi hỏi, thỏa thuận, đặt giá với doanh nghiệp nhưng việc gây khó khăn như trên đã khiến đại điện các doanh nghiệp phải tìm mối liên hệ nhờ tác động và đưa tiền thì mới được cấp phép chuyến bay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi đưa hối lộ của các bị cáo.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Trình chiếu video cựu điều tra viên nhận chiếc cặp đựng tiền vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Để chứng minh hành vi phạm tội của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận 800.000 USD để chạy án cho bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã trình chiếu video hôm bị cáo nhận chiếc cặp đựng tiền mà cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội nhờ người mang đến.

Doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu bị ép đưa tiền như một thông lệ?

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Thị Mai Xa thấy ấm ức khi bản thân phải bán nhà, đưa người về trên những chuyến bay giải cứu song bị từ chối vì lý do "không biết doanh nghiệp là ai".

Đôi vợ chồng cùng vướng lao lý vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh nói bản thân vô tình đẩy vợ - bị cáo Vũ Thuỳ Dương vướng vào lao lý khi chỉ đạo bà này đưa tiền hối lộ cho các quan chức, nhằm được cấp phép chuyến bay giải cứu, nên mong toà khoan hồng cho "cô ấy".

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

UBND TPHCM chỉ đạo về tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Dương lịch 2024

Huyền Trân |

Ngày 26.12, UBND TPHCM có chỉ đạo về việc tổ chức bắn pháo hoa ở hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Công viên văn hoá Đầm Sen (Quận 11) mừng Tết Dương lịch 2024.

Thời tiết ngày nắng hanh đêm rét đậm, cả gia đình 5 người thay nhau ốm

AN AN - MINH HÀ |

Ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số ca bệnh hô hấp gia tăng trong điều kiện thời tiết ngày nắng hanh, đêm giảm nhiệt nhanh trời rét sâu. Đặc biệt một số gia đình nhiều thành viên cùng mắc bệnh.

Hiện trạng tuyến phố được đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Hoàn Kiếm mới đây đề xuất 10 tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Phần lớn các tuyến phố này hiện đang bị chiếm dụng để làm bãi trông giữ xe, kinh doanh buôn bán.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Phạm Trung Kiên mong xem xét tình tiết "lập công chuộc tội"

Việt Dũng |

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cho rằng, trong vụ chuyến bay giải cứu bị chỉ trích rất nhiều từ dư luận nên đã từ bỏ tham lam vật chất để khắc phục toàn bộ hậu quả.

Trình chiếu video cựu điều tra viên nhận chiếc cặp đựng tiền vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Để chứng minh hành vi phạm tội của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận 800.000 USD để chạy án cho bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã trình chiếu video hôm bị cáo nhận chiếc cặp đựng tiền mà cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội nhờ người mang đến.

Doanh nghiệp vụ chuyến bay giải cứu bị ép đưa tiền như một thông lệ?

Việt Dũng |

Hà Nội - Trần Thị Mai Xa thấy ấm ức khi bản thân phải bán nhà, đưa người về trên những chuyến bay giải cứu song bị từ chối vì lý do "không biết doanh nghiệp là ai".

Đôi vợ chồng cùng vướng lao lý vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh nói bản thân vô tình đẩy vợ - bị cáo Vũ Thuỳ Dương vướng vào lao lý khi chỉ đạo bà này đưa tiền hối lộ cho các quan chức, nhằm được cấp phép chuyến bay giải cứu, nên mong toà khoan hồng cho "cô ấy".