Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Có thời điểm giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch đến khó hiểu, xuất hiện tình trạng nhập lậu vàng, trốn thuế gây thất thoát ngân sách, mạng lưới phân phối bị bóp nghẹt… Nguyên nhân là do thị trường vàng Việt Nam đang không hội nhập, liên thông với thế giới và Nghị định 24 không còn phù hợp với thị trường vàng hiện nay.

Đồ họa: BÌNH AN
Đồ họa: BÌNH AN

Từ chỗ ổn định, không còn sốt vàng...

Nhìn về quá khứ 11 năm trước, Nghị định 24 ra đời được giới chuyên gia đánh giá là cần thiết với bối cảnh kinh tế thời điểm đó. Trao đổi với PV Lao Động, ông Đinh Nho Bảng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam - cho rằng, việc Nghị định ban hành thời điểm năm 2012 đã giúp thị trường vàng ổn định, đi vào nề nếp.

"Nghị định 24 ra đời trong bối cảnh thị trường vàng lộn xộn, nhiều sàn vàng tự phát, thị trường không có sự quản lý chặt chẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ và các kênh đầu tư khác. Các ngân hàng thương mại (NHTM) thời điểm đó cũng được kinh doanh vàng và chi phối thị trường do có vốn lớn. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhận thấy cần dừng hoạt động kinh doanh vàng của NHTM, theo tôi đây là chính sách đúng. Đến nay việc kinh doanh vàng thuộc về các doanh nghiệp vàng".

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, việc NHNN không cho phép các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng nhập khẩu vàng theo giấy phép như trước góp phần bình ổn tỉ giá và hạn chế việc sản xuất vàng miếng thông qua nhập khẩu vàng để bán cho nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng miếng của người dân. Không còn tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng, tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế được ngăn chặn, vàng miếng không còn được sử dụng làm phương tiện thanh toán…

NHNN không cho phép các NHTM huy động, cho vay vàng, sử dụng vàng làm tài sản có và đưa vào bảng cân đối tài sản. Nhờ đó, giá vàng không bị chi phối hay điều khiển bởi nguồn vàng huy động của các NHTM, là nguyên nhân tạo ra những cơn sốt giá vàng ngoài vòng kiểm soát.
"Nhờ kiên định với mục tiêu chống “đôla hóa, vàng hóa” của NHNN nên giá vàng không ảnh hưởng đến giá các loại hàng hóa khác, không ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sau hơn 11 năm, một số quy định của Nghị định đã bộc lộ những bất cập, nhất là tại thời điểm này không còn phù hợp và cần phải thay đổi để cả người dân, doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế cùng hưởng lợi" - ông Long nói.

... đến một mình một chợ do chính sách quản lý vàng đã lỗi thời

Dù đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá khứ, tuy nhiên, Nghị định 24 đã bộc lộ một số bất cập trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Từ góc độ Nhà nước, Việt Nam đang quản lý thị trường vàng theo kiểu “một mình một chợ”, thiếu hội nhập và liên thông với thế giới. Chính sách đóng cửa khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất cao, đặc biệt là vàng SJC, tạo ra tình trạng đầu cơ, buôn lậu vàng.

Trong điều kiện hội nhập, thị trường mở cửa, Nhà nước không thể mãi thi hành chính sách đóng cửa với hàng hóa này. Cả trong quá khứ và hiện tại, trên thế giới chưa có một ngân hàng trung ương nào có chính sách duy trì một thương hiệu vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng.

Đồ họa: BÌNH AN
Đồ họa: BÌNH AN

"NHNN điều tiết thị trường bằng hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất của doanh nghiệp...), bỏ qua các yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc trong sản xuất lưu thông. Điều này đã tạo ra khan hiếm cung- cầu giả tạo. Giá trong nước cao hơn giá thế giới có thời điểm trên 20 triệu đồng/lượng. Trong lịch sử thế giới chưa từng có sự chênh lệch vô lý như vậy.

Bên cạnh đó, trong khi thế giới đang chuyển hướng sang thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn thì Việt Nam vẫn chỉ tập trung quản lý sản xuất và kinh doanh vàng vật chất truyền thống. Đồng thời việc Nhà nước cấm hoàn toàn giao dịch của sàn vàng, các sàn vàng mở trái phép, gây khó khăn cho việc quản lý" - chuyên gia Ngô Trí Long nhìn nhận.

Từ góc độ tổ chức, doanh nghiệp, từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24, NHNN là đơn vị được giao tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia, tức trên thị trường chỉ còn duy nhất thương hiệu này. Điều này khiến các doanh nghiệp không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ gặp khó khăn khi họ không được cấp phép nhập khẩu vàng mà nhu cầu ngày càng tăng, nên phải mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mua hàng nhập lậu vừa rủi ro cho doanh nghiệp vừa tạo điều kiện cho thị trường ngoại tệ “chợ đen” phát triển.

Từ góc độ người tiêu dùng, việc độc quyền một thương hiệu khiến người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ lâu với giá rẻ hơn SJC, có những thời điểm gần 15 triệu đồng/lượng (mặc dù chất lượng như nhau). Người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài mua, bán, tích lũy bằng vàng miếng SJC. Chính sách cho độc quyền vàng đã làm cho thị trường vàng bị đẩy lên cực điểm, gây bất lợi cho người tiêu dùng và nền kinh tế.

Một chính sách mà những năm gần đây bắt đầu bộc lộ bất cập, người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đều chịu thiệt, thì đã đến lúc cần xem xét để sửa đổi cho phù hợp. Đặc biệt, khi giá vàng trong nước và thế giới chênh quá cao, một khoảng trống về lợi nhuận đã được tạo ra. Điều này khuyến khích nhập khẩu lậu vàng vào Việt Nam. Hệ quả chung là, thị trường vàng Việt Nam đang đi thụt lùi so với thế giới vì thiếu những giải pháp căn cơ và mang tính chiến lược.

Ông Đinh Nho Bảng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng can thiệp thị trường bằng chính sách chứ không phải bằng hàng hóa

Ông Đinh Nho Bảng (ảnh) cho rằng, Nghị định 24 không tách bạch giữa quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh. Một nghị định về quản lý Nhà nước nhưng lại giao cho cơ quan quản lý Nhà nước tham gia thị trường. Nghị định quy định NHNN nhập khẩu vàng về, dập ra vàng miếng SJC và bán ra thị trường. Tuy nhiên, không có ngân hàng Trung ương nào đi sản xuất vàng để bán ra thị trường.

“NHNN không nên làm việc đó. Nếu NHNN nhập hàng về bán, đã bán thì phải có mua. Khi đó cơ quan Nhà nước trở thành doanh nghiệp, "vừa đá bóng vừa thổi còi". Điều này trái thông lệ quốc tế. Cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng can thiệp thị trường bằng chính sách chứ không phải bằng hàng hóa.

Mặc dù Nghị định 24 có quy định quản lý chặt chẽ vàng miếng, phát triển thị trường vàng trang sức, nhưng các điều trong Nghị định này không thực hiện trọn vẹn. Thêm vào đó, Nghị định 24 quy định nguyên tắc, thủ tục, điều kiện để NHNN cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, tuy nhiên 11 năm qua thực tế không cấp.

“Không có Nghị định nào áp dụng 11 năm như vậy, Nghị định thông thường từ 2-5 năm là cần xem xét, chỉnh sửa để phù hợp với biến động của thị trường. Chính sách phải định hướng dẫn dắt thị trường, chứ không phải ngược lại" - ông Bảng cho hay.

Độc quyền vàng miếng, SJC thu về hàng chục nghìn tỉ đồng doanh thu

Là doanh nghiệp độc quyền vàng miếng trong nước, không quá bất ngờ khi doanh thu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, lợi nhuận doanh nghiệp này đưa về lại khá khiêm tốn.

Đơn cử, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán được - SJC công bố, kết thúc năm 2022, doanh thu công ty đạt 27.154 tỉ đồng, tăng khoảng 9.465 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn neo cao ở mức 26.903 tỉ đồng, nên doanh nghiệp chỉ thu về hơn 250 tỉ đồng lợi nhuận gộp, tăng 89% so với năm trước đó. Trong năm 2022, doanh thu hoạt động tài chính Vàng SJC đạt 4 tỉ đồng, giảm 50% so với năm 2021. Chi phí tài chính hơn 40 tỉ đồng. Chi phí bán hàng hơn 54 tỉ đồng, tăng 74%. Chi phí quản lý doanh nghiệp 90 tỉ đồng, tăng 34%.

Kết quả, SJC báo lãi trước thuế năm 2022 gần 69 tỉ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 49 tỉ đồng, tăng 14%. Điều này đồng nghĩa với tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của SJC là 0,18%. Như vậy, trong năm 2022, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty làm ra 0,18 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng hôm nay trong nước và thế giới 25.12

Bảo Bình |

Cập nhật giá vàng hôm nay 25.12: Trong ngày thị trường vàng quốc tế nghỉ lễ Giáng sinh, giá vàng trong nước của SJC bất ngờ tăng mạnh 1,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng hôm nay 25.12: Giữ vững đà tăng, neo cao chót vót

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 25.12 tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Kim loại quý đang neo ở ngưỡng cao, nhưng vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ.

Giá vàng và ngoại tệ 25.12: Vàng SJC cao chót vót, vượt 77 triệu đồng/lượng

Nhóm PV |

Giá vàng và ngoại tệ 25.12: Phía trong nước, các cơ sở kinh doanh đang điều chỉnh tăng giá bán với vàng SJC chính thức vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.

Gia đình bị hại cùng nhau rời khỏi tòa sau khi nghe cáo trạng

TRUNG DU |

Thái Bình - Ngay sau khi nghe đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Thái Bình công bố bản cáo trạng truy tố 3 bị cáo phạm tội “Dùng nhục hình” xảy ra tại Công an huyện Vũ Thư do VKSND tối cao ban hành; toàn bộ những người trong gia đình, họ hàng bị hại trong vụ án này đã lập tức phản ứng, rời khỏi phiên tòa.

Giá vàng tăng phi mã: "Bay" 3 tháng lương để mua vàng mừng cưới bạn thân

Diệp Trang |

Giá vàng tăng cao từng ngày khiến cho nhiều người lo ngay ngáy khi có kế hoạch mua vàng làm quà cưới tặng cho bạn thân.

Cao Bằng có cửa khẩu Quốc tế đầu tiên

Tân Văn |

Sáng 28.12, lễ công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế bao gồm lối thông quan Nà Đoỏng - Nà Ráy.

CEO Vietnam Airlines lên tiếng về nguy cơ hủy niêm yết

Xuyên Đông |

Trước nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán do lỗ 3 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu, lãnh đạo của Vietnam Airlines lên tiếng.

Hình ảnh bất ngờ tại Ngã Tư Sở giờ cao điểm sáng

Tô Thế |

Ngã Tư Sở vẫn có lưu lượng phương tiện rất lớn trong giờ cao điểm sáng, tuy nhiên không xảy ra ùn tắc kéo dài như trước.

Cập nhật giá vàng hôm nay trong nước và thế giới 25.12

Bảo Bình |

Cập nhật giá vàng hôm nay 25.12: Trong ngày thị trường vàng quốc tế nghỉ lễ Giáng sinh, giá vàng trong nước của SJC bất ngờ tăng mạnh 1,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng hôm nay 25.12: Giữ vững đà tăng, neo cao chót vót

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 25.12 tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Kim loại quý đang neo ở ngưỡng cao, nhưng vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ.

Giá vàng và ngoại tệ 25.12: Vàng SJC cao chót vót, vượt 77 triệu đồng/lượng

Nhóm PV |

Giá vàng và ngoại tệ 25.12: Phía trong nước, các cơ sở kinh doanh đang điều chỉnh tăng giá bán với vàng SJC chính thức vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.