Đại án Việt Á, đề nghị 20 năm tù cho Nguyễn Thanh Long, 3-4 năm cho Chu Ngọc Anh

Việt Dũng |

Trong khi cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận hối lộ, ông Chu Ngọc Anh bị xác định gây thất thoát hơn 18 tỉ đồng liên quan đến việc Việt Á biến đề tài Nhà nước thành sở hữu của công ty này.

Mức án đề nghị với 38 bị cáo

Ngày 8.1, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội (VKS) đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án với 38 bị cáo liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty Việt Á, các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, VKS đề nghị TAND Hà Nội tuyên phạt cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long 19-20 năm tù về tội "Nhận hối lộ";

Cùng tội danh trên, VKS đề nghị Nguyễn Huỳnh - cựu Thư ký của ông Long mức án 9-10 năm; Trịnh Thanh Hùng - cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) 14-15 năm; Phạm Duy Tuyến - cựu Giám đốc CDC Hải Dương 13-14 năm. Hai bị cáo còn lại mức án từ 8-9 năm.

Ở tội danh: "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", cựu Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh; Phạm Công Tạc - cựu Thứ trưởng Bộ KHCN bị đề nghị cùng mức 3-4 năm;

Bị cáo Phạm Xuân Thăng bị đề nghị 5-6 năm; Nguyễn Văn Trịnh - cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ 7-8 năm về tội: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; người còn lại 5-6 năm tù.

Bị cáo Phan Quốc Việt bị dẫn giải vào phòng xử sáng 8.1. Ảnh: Quang Việt
Bị cáo Phan Quốc Việt bị dẫn giải vào phòng xử sáng 8.1. Ảnh: Quang Việt

Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á tổng cộng 30 năm và Vũ Đình Hiệp - Phó Tổng Giám đốc Việt Á bị đề nghị tổng hợp 16-18 năm với hai tội: "Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hai nhân viên khác của Phan Quốc Việt bị đề nghị mức án cùng 4-5 năm tội "Đưa hối lộ".

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Bạch Thuỳ Linh bị đề nghị lần lượt mức án 3-4 năm và 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo tội: "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".

21 bị cáo trong nhóm tội: "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" bị đề nghị từ 24 tháng tù treo đến 7 năm tù giam.

Điển hình lợi ích nhóm

Theo đại diện VKS, vụ án sai phạm trên là điển hình của lợi ích nhóm: câu kết giữa doanh nghiệp với người có thẩm quyền, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thoái hoá phẩm chất.

Vụ án xảy ra trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Các bị cáo có chức vụ, quyền hạn đã giúp cho Công ty Việt Á tham gia thực hiện đề tài để doanh nghiệp này biến sản phẩm kit test của Nhà nước thành của mình, từ đó sản xuất thương mại, bán trên các tỉnh thành cả nước, thu lời bất chính.

Trong vụ án, bị cáo Phan Quốc Việt có vai trò chủ mưu, thông đồng với các bị cáo khác để thực hiện loạt sai phạm. Hành vi của Việt làm giảm lòng tin của người dân với Nhà nước... Song cơ quan công tố ghi nhận bị cáo thành khẩn khai báo, có đơn đề nghị được dùng toàn bộ tài sản đã bị kê biên, phong toả để khắc phục hậu quả.

Các bị cáo Nguyễn Thanh Long, Phạm Xuân Thăng, Chu Ngọc Anh... được ghi nhận thành khẩn khai báo, đã nộp lại số tiền nhận hối lộ, được cảm ơn từ Việt Á, đồng thời bản thân có nhiều Huân chương, Bằng khen, giấy khen.

Gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng

Phiên toà xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á. Ảnh: H.Nguyên
Phiên toà xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á. Ảnh: H.Nguyên

Theo đại diện VKS, khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ cùng Bộ KHCN giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng để Việt Á được Bộ KHCN phê duyệt tham gia, phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Sau đó, Phan Quốc Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh, Nguyễn Thanh Long... can thiệp, tác động, chỉ đạo để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test COVID-19.

Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit test cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.

Theo cáo buộc, Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; được thanh toán hơn 4,5 triệu kit test với tổng giá trị hơn 2.257 tỉ đồng.

Hành vi của Phan Quốc Việt và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.235 tỉ đồng, trong đó Nhà nước thiệt hại hơn 402 tỉ đồng tại 19 tỉnh, thành khi mua kit test đã bị nâng khống giá.

Trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ tổng cộng hơn 106 tỉ đồng cho các cựu quan chức.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Ba vấn đề chờ Viện Kiểm sát đưa ra khi luận tội vụ đại án Việt Á

Việt Dũng |

38 bị cáo liên quan đến đại án Việt Á đều thừa nhận hành vi sai phạm khi ra trước toà, song khi xét hỏi có những vấn đề như chuyện "cành đào Tết" cựu Thứ trưởng nhận là 50.000 USD hay 100 triệu đồng; có việc thoả thuận chi phần trăm hay không...

Ông chủ Việt Á khai chi tiền cảm ơn theo barem

Việt Dũng |

Vấn đề nhận cảm ơn 100 triệu đồng hay 50.000 USD của bị cáo Phạm Công Tạc, do ông chủ Việt Á - Phan Quốc Việt chi, tiếp tục được luật sư xét hỏi.

Đại án Việt Á: Nữ chuyên viên nức nở khai về cuộc gọi nhờ vả cựu Bộ trưởng

Việt Dũng |

Do đối tác yêu cầu cần có lãnh đạo, đại diện Chính phủ Việt Nam tham dự buổi lễ trao tặng kit test Việt Á, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã gọi điện cho ông Nguyễn Thanh Long nhờ có mặt.

Bệnh viện hơn 880 tỉ đồng ở ngoại thành Hà Nội sau gần một năm thi công

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau gần một năm xây dựng, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Quốc Oai có tổng vốn đầu tư 882 tỉ đồng đã cơ bản hoàn thiện phần thô.

Dư chấn từ “đêm trường” ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Cách thức làm phim bao cấp kéo dài đã kéo theo muôn vàn hệ lụy, trong đó có việc làm mất đi những hãng phim nhà nước như Hãng phim truyện Việt Nam, đẩy các hãng phim vào quá trình cổ phần “vật vã”, đồng thời đẩy những nhà làm phim không thể đổi mới, không thể bắt kịp xu hướng thời đại ở phòng vé.

Nhiều vấn đề phía sau việc Hà Nội muốn làm thêm 9 tuyến buýt điện

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất thí điểm thêm 9 tuyến buýt điện. Đây được xem là quyết tâm mạnh mẽ, từng bước hiện thực hóa giấc mơ giao thông xanh, nâng cao chất lượng xe buýt, vận hải hành khách công cộng của thành phố.

Lý do gần 50.000 người Hà Nội không đăng ký được tài khoản an sinh

Cẩm Hà |

Các báo cáo khảo sát nhanh của 30/30 quận, huyện, thị xã cho thấy Hà Nội có khoảng 47.860 người không đăng ký được tài khoản an sinh.

Sự nghiệp của Franz Beckenbauer dưới góc nhìn của những huyền thoại khác

VIỆT HÙNG |

Franz Beckenbauer là một trong những huyền thoại bóng đã vĩ đại nhất. Sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều vinh quang, được hậu bối và cả các đối thủ lừng danh ngả mũ kính phục.

Ba vấn đề chờ Viện Kiểm sát đưa ra khi luận tội vụ đại án Việt Á

Việt Dũng |

38 bị cáo liên quan đến đại án Việt Á đều thừa nhận hành vi sai phạm khi ra trước toà, song khi xét hỏi có những vấn đề như chuyện "cành đào Tết" cựu Thứ trưởng nhận là 50.000 USD hay 100 triệu đồng; có việc thoả thuận chi phần trăm hay không...

Ông chủ Việt Á khai chi tiền cảm ơn theo barem

Việt Dũng |

Vấn đề nhận cảm ơn 100 triệu đồng hay 50.000 USD của bị cáo Phạm Công Tạc, do ông chủ Việt Á - Phan Quốc Việt chi, tiếp tục được luật sư xét hỏi.

Đại án Việt Á: Nữ chuyên viên nức nở khai về cuộc gọi nhờ vả cựu Bộ trưởng

Việt Dũng |

Do đối tác yêu cầu cần có lãnh đạo, đại diện Chính phủ Việt Nam tham dự buổi lễ trao tặng kit test Việt Á, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã gọi điện cho ông Nguyễn Thanh Long nhờ có mặt.