Cựu Vụ phó giúp sức tích cực Việt Á chiếm đoạt đề tài Nhà nước ra sao?

Việt Dũng |

Từ việc Công ty Việt Á đặt chân vào Đề tài nghiên cứu test xét nghiệm đến khi doanh nghiệp này chiếm đoạt, sản xuất bán ra thị trường, đều có dấu ấn của bị can Trịnh Thanh Hùng - cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận, đề nghị truy tố 38 bị can trong đại án Việt Á. Trong đó, bị can Trịnh Thanh Hùng - bị đề nghị truy tố tội "Nhận hối lộ".

Bị can Hùng được xác định giúp Công ty Việt Á chiếm đoạt công trình nghiên cứu của Nhà nước sau đó doanh nghiệp này nâng khống giá kit test COVID-19 rồi bán lại cho chính các Bộ, ngành địa phương.

Trịnh Thanh Hùng khai có mối quan hệ thân thiết với Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á từ khi doanh nghiệp này phối hợp Học viện Quân y thực hiện Đề tài nghiên cứu, sản xuất test xét nghiệm vi khuẩn Lao do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt năm 2012 - 2013.

Vì vậy, sau khi Học viện Quân y có văn bản gửi Bộ KH&CN đề xuất thực hiện Đề tài, với mục đích giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu, được cấp số đăng ký và sản xuất bán ra thị trường, Hùng đã thực hiện các hành vi nhằm mục đích hướng lợi ích cho Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á.

Cụ thể, bị can Hùng yêu cầu Hồ Anh Sơn - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự trong đề xuất của Học viện Quân y phải đưa Công ty Việt Á là đơn vị tham gia phối hợp nghiên cứu. Hồ Anh Sơn và Học viện Quân y không đồng ý không được vì họ phụ thuộc vào Hùng.

Sau khi nhận được văn bản của Học viện Quân y, Hùng báo cáo, tham mưu ông Chu Ngọc Anh (khi đó đang là Bộ trưởng Bộ KH&CN), Thứ trưởng Phạm Công Tạc để Bộ KH&CN có Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Hội đồng giao trực tiếp và Tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.

Trên cơ sở kết quả tham mưu, đề xuất của Hội đồng và Tổ thẩm định, Bộ KH&CN có Quyết định phê duyệt Đề tài và Quyết định phê duyệt giao Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện Đề tài, kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước.

Quá trình Công ty Việt Á tham gia nghiên cứu Đề tài, Hùng tiếp tục thông đồng với Việt và tham mưu đề xuất Phạm Công Tạc ký Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn 1 Đề tài.

Khi Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giai đoạn 1 Đề tài có Biên bản nghiệm thu, đề nghị Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm, Hùng đã cung cấp cho Vũ Đình Hiệp - Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á để công ty này sử dụng lập hồ sơ đăng ký gửi Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế.

Đồng thời, Hùng còn tác động giúp Công ty Việt Á được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm định đánh giá chất lượng test xét nghiệm; tác động Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế để Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời test xét nghiệm trái quy định của pháp luật.

Sau khi Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời test xét nghiệm, Hùng tham mưu đề xuất và dự thảo nội dung để bị can Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc tổ chức họp báo công bố kết quả nghiên cứu Đề tài; Bộ KH&CN ra thông cáo báo chí thể hiện Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng test xét nghiệm cho Công ty Việt Á, năng lực sản xuất của Công ty Việt Á;

Tham mưu, đề xuất để bị can Chu Ngọc Anh ký Quyết định khen thưởng và ký Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng cho Việt Á không đúng thẩm quyền, không đúng thành tích;

Cung cấp thông tin để các cơ quan báo chí đăng thông tin tuyên truyền không đúng sự thật trên công thông tin điện tử, tạo điều kiện quảng bá hình ảnh Công ty Việt Á và sản phẩm test xét nghiệm của Công ty Việt Á.

C03 cho rằng, Trịnh Thanh Hùng cũng như lãnh đạo Bộ KH&CN đều biết rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu Đề tài thuộc sở hữu Nhà nước cho đến khi nghiệm thu, báo cáo với cơ quan thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quản lý tài sản công và quy định của pháp luật có liên quan.

Việc Công ty Việt Á được quản lý, khai thác và sử dụng kết quả nghiên cứu Đề tài, được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, đưa vào sản xuất thương mại phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là không đúng quy định của pháp luật; xâm hại quyền sở hữu, quản lý tài sản của Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện Chủ sở hữu.

Quá trình Việt Á sản xuất, tiêu thụ test xét nghiệm, Hùng còn thỏa thuận ăn chia phần trăm doanh thu của công ty với Việt. Hùng được Việt đưa hối lộ 2 lần 350.000 USD (hơn 8 tỉ đồng) tại nhà riêng.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Việt Á có thực sự sản xuất kit xét nghiệm COVID-19?

Việt Dũng |

Ngoài đề nghị truy tố 38 bị can trong đại án Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cũng tiến hành thực nghiệm điều tra việc công ty có thực sản xuất ra kit xét nghiệm COVID-19, cũng như giá thành thực tế của mỗi kit xét nghiệm.

Đại án Việt Á: Vì sao nữ chuyên viên khiến cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nể mặt?

Việt Dũng |

Mặc dù chỉ là chuyên viên ngành xuất bản, song bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã mời ông Nguyễn Thanh Long - khi còn làm Thứ trưởng Bộ Y tế tham gia buổi trao tài trợ kit xét nghiệm và được ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt chi hoa hồng.

Vì sao giá kit xét nghiệm Việt Á cao ngất, CDC Bình Dương vẫn mua?

Việt Dũng |

Giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á là hơn 509.000 đồng, trong khi hãng Roche của Đức chỉ 176.000 đồng/kit, song Phan Quốc Việt vẫn được CDC Bình Dương ký hợp đồng 5 gói thầu.

Bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn dễ độc quyền, lũng đoạn thị trường

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 29.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

EU đặt mục tiêu mở rộng, sắp thảo luận về việc kết nạp Ukraina

Khánh Minh |

Chủ tịch Hội đồng châu Âu tuyên bố EU nên đặt mục tiêu mở rộng vào năm 2030, kết nạp Ukraina và một số nước khác.

Phụ huynh TPHCM vất vả tìm mua sách giáo khoa cho con

Chân Phúc |

Năm học mới đang đến gần, bên cạnh sự háo hức, chờ đón của các em học sinh thì đi kèm với đó là nỗi lo của các bậc phụ huynh về chuyện học phí, sách giáo khoa, đồng phục...

Những vụ chuyển nhượng đất trái pháp luật tại Măng Đen

THANH TUẤN |

Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có khí hậu ôn hòa, trong lành, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, nhiều sai phạm về đất, đặc biệt là việc mua bán, chuyển nhượng đất trái quy định pháp luật đang gây bức xúc trong dư luận.

Vấn nạn kích điện bắt giun đất lan sang nhiều tỉnh Tây Bắc

Nhóm Phóng Viên |

Sau Hòa Bình, tại nhiều tỉnh Tây Bắc cũng xuất hiện tình trạng người dân sử dụng máy kích điện bắt giun đất để chế biến và bán cho thương lái nước ngoài. Chính quyền địa phương cảnh báo đây là hoạt động gây thiệt hại nặng cho người nông dân.

Việt Á có thực sự sản xuất kit xét nghiệm COVID-19?

Việt Dũng |

Ngoài đề nghị truy tố 38 bị can trong đại án Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cũng tiến hành thực nghiệm điều tra việc công ty có thực sản xuất ra kit xét nghiệm COVID-19, cũng như giá thành thực tế của mỗi kit xét nghiệm.

Đại án Việt Á: Vì sao nữ chuyên viên khiến cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nể mặt?

Việt Dũng |

Mặc dù chỉ là chuyên viên ngành xuất bản, song bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã mời ông Nguyễn Thanh Long - khi còn làm Thứ trưởng Bộ Y tế tham gia buổi trao tài trợ kit xét nghiệm và được ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt chi hoa hồng.

Vì sao giá kit xét nghiệm Việt Á cao ngất, CDC Bình Dương vẫn mua?

Việt Dũng |

Giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á là hơn 509.000 đồng, trong khi hãng Roche của Đức chỉ 176.000 đồng/kit, song Phan Quốc Việt vẫn được CDC Bình Dương ký hợp đồng 5 gói thầu.